Archives par mot-clé : Truong Bon

Truông Bồn: Huyền thoại năm xưa hội ngộ sau 44 năm xa cách

[ndlr] Ce jour, 27 octobre 2012, était organisée au Viêt Nam une grande commémoration en hommage au sacrifice des Jeunesses de choc (TNXP) de Truong Bon. Le spectacle intitulé “Truong Bon, légende et gratitude” fut retransmis sur la chaîne VTV1. Pour la première fois depuis 44 ans, les anciens du détachement 317 des Jeunesses de choc ont pu témoigner de leur sort ce jour noir du 30 octobre 1968 lorsqu’ils furent pris sous les bombardements américains. Parmi les autorités vietnamiennes qui firent le déplacement jusque dans la province de Nghe An, se trouvaient Le Kha Phieu, ancien Secrétaire général du PCV, To Huy Rua, membre du Politburo, Nguyen Sinh Hung, président de l’Assemblée nationale de la RSVN ainsi que les responsables provinciaux du PCV. Le projet ambitieux de la construction d’un lieu de mémoire (Khu Di tích Lịch sử) à Truông Bồn, dans la commune de Mỹ Sơn (district de Đô Lương) a été officiellement présenté.

 * * *

TPO – Lần đầu sau 44 năm xa cách (từ 1968), các cựu TNXP Đại đội 317, thân nhân 13 liệt sỹ Truông Bồn, nhân chứng hội trong chương trình Truông Bồn, Huyền thoại và tri ân.

Tìm hơi ấm đồng đội

Khỏe mạnh, tráng kiện như những năm tháng chiến đấu tại tọa độ lửa Truông Bồn, Tiểu đội trưởng Tiểu đội phá bom Nguyễn Tâm Cớn ngay từ sáng sớm 27-10 phóng xe rời Liên Thành (huyện Yên Thành) ngược đường 15A về xã Mỹ Sơn viếng tượng đài TNXP và mộ 13 chiến sỹ Truông Bồn, tìm hơi ấm đồng đội nơi ông đã một thời vào sinh ra tử.

Đến dốc Kỳ Lợn, bàn chân cựu TNXP bỗng khựng lại. 44 năm về trước, tại đây diễn ra trận bom khốc liệt, cướp đi của ông 13 đồng đội. “Doãn ơi!”, ông Cớn bật khóc. Người Tiểu đội trưởng gang thép, từng một mình băng qua bãi bom từ trường, hóa giải hàng trăm quả bom nổ chậm ở Truông Bồn không nén được lòng mình khi trở lại chiến trường xưa. Tối 30-10-1968, một ngày trước khi lệnh ngừng ném bom có hiệu lực, chị Trần Thị Doãn (SN 1948, quê xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) gặp Nguyễn Tâm Cớn: “Ngày mai em sẽ ra đường san lấp hố bom một buổi nữa anh ạ!”. “Em có giấy báo đi học rồi, thôi cứ ở nhà!”. “Không! em sẽ đi một buổi cuối cùng nữa! Đi làm với các chị cho có chị có em!”. Không ngờ, đó là lần cuối cùng nữ TNXP Trần Thị Doãn xuất hiện tại Truông Bồn.

Cùng “hành quân” về Truông Bồn sáng qua, có bà Trần Thị Thông – một trong 14 người bị bom vùi, và là người duy nhất sống sót. “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ của 13 liệt sỹ Đại đội 317 là tôi lại về Mỹ Sơn thắp hương viếng các chị”, bà Thông kể. Trút bỏ trang phục thường ngày, bà khoác lên mình bộ quần áo TNXP, đội mũ tai bèo. “Anh em mình giống như ngày nào ra nơi chiến trận!”, ông Nguyễn Tâm Cớn nói vui, nhưng đôi mắt lại ngân ngấn nước.

Tổ quốc mãi mãi tri ân những người con anh dũng (VTC News)

Cuộc hội ngộ tri ân

Sáng sớm 27-10, tỉnh Nghệ An cho xe về đón thân nhân 13 liệt sỹ Đại đội 317 hy sinh tại Truông Bồn. Trong số đó, chỉ có 2 liệt sỹ còn mẹ: Cụ Nguyễn Thị Miện, mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Hoài (xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên) và mẹ chị Đinh Thị Vinh (Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu) năm nay 99 tuổi. Mẹ liệt sỹ Vinh tuổi cao sức yếu, không thể vào dự lễ kỷ niệm 44 năm chiến thắng Truông Bồn, mẹ chị Hoài có cháu ngoại cùng đi. Chị Lê Thị Hường, một trong 3 cựu TNXP cứu sống Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông cũng có mặt trong đêm giao lưu. “Nghe tin được vào Vinh gặp đồng đội, từng quá, hết cả say xe!”, chị Hường nói. Nhà báo Thanh Phong (nguyên PV báo Nghệ An, báo Nhân Dân), người từng có mặt tại Truông Bồn trong những năm lửa đạn; Nguyên Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông…là khách mời của chương trình “Truông Bồn, Huyền thoại và tri ân”.

Nhà báo Thanh Phong nhớ lại, năm 1967-1968 địch đánh phá ác liệt tại nhiều trọng điểm. Cầu Cấm tắc, quốc lộ 1A gián đoạn, bom đạn dồn xuống Truông Bồn biến nơi đây thành chảo lửa. “Đêm 30-10-1968, ai cũng hồi hộp chờ đợi giây phút Mỹ ngừng ném bom, có người đã nhận được giấy báo nhập học, các chị sửa soạn gói tem phiếu, tư trang chuẩn bị lên đường; Một đôi nam nữ TNXP yêu nhau, khấp khởi chờ ngày cưới…”. Nhưng rạng ngày 31-10, trận bom khốc liệt địch ném xuống dốc Kỳ Lợn đã cướp đi sự sống của 13 chiến sỹ TNXP Đại đội 317.

“Cuộc sống đã hồi sinh trên mảnh đất hoang tàn năm xưa, những chiến sỹ dũng cảm làm nên huyền thoại Truông Bồn đã trở thành bất tử, là biểu tượng thiêng liêng, là tấm gương dũng cảm để thế hệ hôm nay và mai sau học tập, tri ân!”, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phớc phát biểu. Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh nói, nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần kiên cường bất khuất của lực lượng TNXP phải được truyền lửa vào Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Tới dự Lễ kỷ niệm 44 năm chiến thắng Truông Bồn có đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng; Bí Thư Tỉnh ủy Nghệ An Phan Đình Trạc; anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành T.Ư và lãnh đạo tỉnh Nghệ An’’

Ảnh trong bài: Quang Long – Phan Sáng – Quang Dũng / Bài: Quang Long

Source : Tien Phong Online, 27/10/2012. (article illustré de 6 photos)

Cựu TNXP hội ngộ (TPO)

* * *

Sur cette commémoration voir également :

 

Il y a 44 ans le sacrifice des filles des Jeunesses de choc de Truong Bon

Il y a 44 ans, le 30 octobre 1968, 14 jeunes gens appartenant à la deuxième brigade de la compagnie C317 (C317 Thanh niên xung phong) du régiment 65 des Jeunesses de choc de la province de Nghe An furent pris sous les bombardements américains. Parmi ces 14 jeunes (1 homme, 13 jeunes filles), 13 trouvèrent la mort, seule Tran Thi Thong (1946-), la chef de la brigade échappa à cette tragédie. Rescapée mais oubliée pendant des décennies, elle ne fut retrouvée que 29 ans plus tard grâce à l’enquête d’un journaliste du Lao Dong.

En 1997, le sacrifice de la brigade fut redécouvert et le courage des jeunes filles pris sérieusement en compte par l’Etat-Parti. Un reportage fut alors réalisé avec les témoignages de membres d’une autre compagnie. En outre, le rôle de Tran Thi Thong le personnage principal était “joué” par une autre personne présentée comme étant la rescapée du groupe ! Il fallut attendre le 23 septembre 2008, soit onze ans plus tard, à l’occasion du 40ème anniversaire de cet événement tragique, pour que leur statut d’héroïnes de guerre soit officiellement reconnu. Le président de la RSVN de l’époque, Nguyen Minh Triet, décerna ce jour-là, le titre d’Héros des forces armées populaires aux 14 jeunes gens des TNXP sacrifiés de Truong Bon.

FG

En complément :

  • Lire l’article dans Tien Phong : “Hương khói Truông Bồn: 29 năm mất tích của Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông”, Tien Phong, 22-10-2012.
  • “Huyền thoại những thanh niên xung phong Truông Bồn”, VTC News, 23-10-2012.

* * *

  • Voir le reportage Truông BồnKhúc tráng ca (réalisé par Nguyen Thanh Tung, VTC 1 mis en ligne sur You Tube le 26-07-2011).