[ndlr] A l’occasion de la commémoration du 30 avril, le colonel et journaliste Bui Tin revient sur la “dette” du Parti communiste envers le peuple vietnamien. Un sujet rarement évoqué.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4, Bộ Chính trị Đảng CSVN chủ trương tổ chức kỷ niệm trọng thể « Ngày toàn thắng », « Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước », với những diễn văn cao ngạo đầy mỹ từ sáo rỗng, cờ quạt màu mè, trống kèn ầm ỹ, duyệt binh lên gân, pháo bông lóe mắt.
Tất cả chỉ để phủ lấp tình trạng bi thảm của một đất nước lạc hậu về mọi mặt: giáo dục trì trệ, y tế bệ rạc, khoa học kỹ thuật chậm tiến, xã hội đầy bất công, đảng cầm quyền đầy sai lầm và tội lỗi trước dân tộc và nhân dân, với cả một lớp cường hào CS ngang nhiên ăn cắp tài sản quốc gia để trở thành tầng lớp địa chủ CS, tư sản mại bản CS vượt rất xa các đại điền chủ – tư bản lớn nhất thời Pháp thuộc.
[…]
Nếu nói đến những món nợ của Đảng CSVN với nhân dân Việt Nam trong 70 năm qua thì thật sự không sao kể ra hết được. Nợ thì phải trả. Đó là lẽ công bằng của cuộc sống. Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 chỉ xin kể thêm những món nợ cơ bản nhất.
Với hàng mấy triệu lượt chiến sỹ QĐND được đảng kêu gọi nhập ngũ để vào Nam chiến đấu, với hứa hẹn của đảng là hy sinh mạng quý của mỗi người là xứng đáng để tổ quốc hoàn toàn độc lập, xã hội sẽ ấm no, hạnh phúc. Với hy vọng ấy hàng triệu thanh niên đã lao vào khói lửa, sẵn sàng sinh Bắc tử Nam, để đến nay xã hội lạc hậu, nhân dân nghèo khổ so với các nước xung quanh đến thế này ư? Để bọn bành trướng lấn lướt láo xược đến thế này ư? Bộ Chính trị làm sao trả được món nợ cực lớn này khi vong linh của hàng triệu liệt sỹ hiện về chất vấn. Họ thường thắp hương trước đài liệt sỹ mà không hề cảm thấy có tội lỗi với hương hồn các liệt sỹ đã bị họ lừa dối.
Với nhân dân miền Nam nước ta, món nợ lớn của Đảng CSVN là ở điểm then chốt như sau. Trong Hiệp định Geneve (tháng 7-1954) và Hiệp định Paris (tháng 1-1973) chính quyền CS Hà Nội đã cùng các bên long trọng cam kết « tôn trọng quyền dân tộc tự quyết » được ghi rõ trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, cam kết « tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam », bảo đảm « nhân dân mỗi miền có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị không có sự can thiệp của bên ngoài », cam kết « không đe dọa dùng vũ lực và không dùng vũ lực ». Hiệp định Paris còn quy định « ngừng bắn tại chỗ », « các bên không nhập thêm vũ khí vào vùng đóng quân của mỗi bên », « thay thế vũ khí hư hỏng có kiểm soát quốc tế, theo tỷ lệ một đổi một ». Cam kết trên đây không những là cam kết với nhân dân miền Nam, mà còn với nhân dân cả nước, và là cam kết chung với cả cộng đồng quốc tế. Nhưng họ đã chủ trương vi phạm ngay từ trước khi ký kết.
Đảng CSVN đã phản bội lời cam kết này trước hết và và nghiêm trọng hơn hết là với nhân dân sống ở miền Nam, kể cả hàng triệu nhân dân miền bắc đã di cư vào Nam, bỏ phiếu bằng đôi chân 20 năm trước, rồi tiếp đó lại phải lao ra biển thành « thuyền nhân ». Món nợ này đối với đồng bào ta ở miền Nam là rất lớn, vì đây là nạn nhân trực tiếp của cuộc xâm lăng phi pháp, là nạn nhân bi thảm của sự cam kết giả dối tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, rồi cam kết hão về hòa hợp, hòa giải dân tộc, lại còn hứa hươu hứa vượn về thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc với 3 thành phần ngang nhau ở miền Nam, và cam kết quan hệ 2 miền Bắc – Nam sẽ « không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào ». Thảm kịch « tù cải tạo » là một món nợ cực lớn nữa đối với đồng bào ở miền Nam nước ta.
Lire l’article : VOA, 29/04/2015.
- Voir également : Hòa hợp hòa giải dân tộc?, RFA, 30/04/2013. (entretien de Mặc Lâm avec Bùi Tín il y a deux ans sur la question de la réconciliation nationale).