[ndlr] Nous avons appris récemment le décès de l’écrivain Nguyen Mong Giac survenu le 2 juillet 2012. Décédé des suites d’une longue maladie, cet auteur reste pour de nombreux Vietnamiens une grande figure de la littérature. Rédacteur en chef de la revue Van Hoc [Littérature], éditée aux Etats-Unis de 1986 à 2006, il a fortement contribué à offrir ses lettres de noblesse à la littérature vietnamienne d’outre-mer. Cette revue mensuelle, sobre et très bien faite, était d’une grande qualité intellectuelle. A titre personnel, j’attendais sa parution avec impatience pour y découvrir les grands noms de Mai Thao, Vo Phien, Ta Chi Dai Truong, Nguyen Thi Hoang Bac et tant d’autres… Chacun pouvait se la procurer à la librairie Nam A (Sudasie) à Paris XIIIe où elle était diffusée.
Nous invitons le lecteur à retrouver la courte fiche biographique de cet auteur éditée par Viet Nam Literature Project. Celle-ci est suivie de quelques hommages publiés sur la toile entre juillet et septembre 2012.
Nguyễn Mộng Giác (1940-[2012]) is a fiction writer, essayist and editor.
He was born in Bình Ðịnh in 1940, graduated from the Pedagogical University in Huế, emigrated to the US as a refugee in 1975 [ndlr : en 1982], settling in Garden Grove, California. His books include Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung, essays (Saigon: Văn Mới, 1972), Bão Rớt, short stories (Trí Ðăng, 1973), Tiếng Chim Vườn Cũ (Trí Ðăng, 1973), Qua Cầu Gió Bay, a novel (Văn Mới, 1974), Ðường Một Chiều, a novel (Saigon: Nam Giao, 1974), Ngựa Nãn Chân Bon, short stories (Người Việt, 1983), Xuôi Dòng, short stories (Văn Nghệ 1987), Mùa Biển Ðộng, a multi-volume novel (Văn Nghệ, 1984-89) and Sông Côn Mùa Lũ, a multi-volume novel (An Tiêm, 1991). He is also the editor of the long-running, highly respected journal Văn Học.
Along with Nhật Tiến, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Ngọc Ngạn and others, he has a story in To Be Made Over: Tales of Socialist Reeducation in Vietnam, translated into English by Huỳnh Sanh Thông.
Linh Dinh started this entry.
Source : Viet Nam Literature Project
- Pour compléter, voir sa fiche sur la revue Tạp chí Da Màu
Hommages à Nguyen Mong Giac (1940-2012)
[ndlr] Cet hommage de quatre textes à Nguyen Mong Giac commence par une chronique de Dang Tien, notre ancien professeur de littérature vietnamienne à l’Université Denis Diderot Paris 7, qui analyse le roman fleuve intitulé Mua Bien Dong [Mer déchainée] paru aux Etats-Unis entre 1984 et 1989. Cette chronique est suivie par un article de Dang Tien qui s’intéresse, cette fois-ci, au phénomène des romans-fleuves publiés au Viêt-Nam depuis le début du XXe siècle. Le second hommage est celui du critique littéraire Nguyen Hung Quoc paru sur son Blog. Le premier texte évoque l’émotion que suscite chez lui cette disparition, le second souligne un thème récurrent de l’oeuvre littéraire de Nguyen Mong Giac : la présence de l’eau.
Tiếc thương Nguyễn Mộng Giác, 1940-2012 – MÙA BIỂN ĐỘNG
Đặng Tiến (29 tháng giêng 1990)
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa qua đời tại Mỹ, ngày 02- 7- 2012 sau một cơn bệnh dài, là tác giả hai bộ trường thiên tiểu thuyết Mùa biển động1, tiểu thuyết thời sự, sáng tác tại Hoa Kỳ 1982- 1989, gồm năm tập, 1 800 trang, và bộ tiểu thuyết lịch sử Sông Côn Mùa Lũ, viết trong nước, 1978- 1981, 4 tập, 2000 trang , là hai bộ tác phẩm đồ sộ nhất trong ngành tiểu thuyết Việt Nam, sau Cửa biển2, của Nguyên Hồng xuất bản trong nước đã lâu.
Tác phẩm Mùa biển động đã được độc giả hải ngoại đón tiếp nồng nhiệt. Tập một, Những đợt sóng ngầm, in năm 1984, đã được tái bản nhiều lần, Bão nổi (1985) cũng vậy; tập ba mang tên toàn bộ Mùa biển động, 1986, đã tái bản. Bèo giạt in năm trước, 1988, thì năm sau tác giả cho in tập cuối, dài nhất, là Tha hương.
Tiểu thuyết Mùa biển động là một biến cố quan trọng trong nền văn chương Việt Nam ở hải ngoại, cần được chào đón xứng đáng, và cần được phân tích, thảo luận, phê phán cặn kẽ, bên ngoài cái vòng khen chê tùy hứng và lẩn thẩn, hay cuồng nộ theo những định kiến chính trị hay phe phái.
Lire la suite : Dien Dan The Ky
Tưởng niệm Nguyễn Mộng Giác: VỀ THỂ LOẠI Tiểu thuyết trường thiên
Đặng TiếnOrleans, 05 tháng hai 1990, đọc lại và cập nhật 02-7- 2012, để tưởng niệm Nguyễn mộng Giác.Trường thiên tiểu thuyết là thuật ngữ Nguyễn Mộng Giác đã dùng để gọi thể loại mà ông sử dụng khi viết Mùa biển động: một tiểu thuyết dài nhiều lần hơn mức trung bình, chia thành nhiều tập, đưa ra một tuyến nhiều nhân vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàn cảnh khác nhau.Có thể nói Nguyễn mộng Giác là « chuyên gia » về thể loại này : ông còn là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử, lấy thời kỳ Tây Sơn làm bối cảnh, bộ truyện Sông Côn Mùa Lũ, bốn cuốn, dài khoảng 2000 trang, viết tại Sài Gòn từ tháng 3 đến tháng 8- 1981, tu chính tại Hoa Kỳ 1990, và nhà An Tiêm của Thanh Tuệ xuất bản, cùng năm, tại Cachan- Paris và California. Sách được tái bản trong nước, tôi không nhớ xuất xứ, vì tôi có một bộ nhưng đã gửi tặng…tác giả ! Sách, vì ấn hành trong nước, đã gây tai tiếng và phiền hà cho người viết tại Mỹ.Như vậy, mấy chữ trường thiên tiểu thuyết đã mất nghĩa đầu tiên của nó: trước kia, nó chỉ là truyện dài, khác với trung thiên tiểu thuyết là truyện vừa, và đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn. Từ ngày báo Phong Hóa, năm 1932, đưa ra từ truyện ngắn, thì dần dần người ta chỉ còn dùng hai chữ truyện dài, truyện ngắn. Cũng cần thêm rằng, hai chữ truyện ngắn mượn của người Anh, dịch từ short story, chớ người Pháp và người Trung Quốc, thầy ta lúc ấy, không có khái niệm truyện ngắn, hiểu theo quan niệm bây giờ.Lire la suite : Dien Dan The Ky
Nhớ Nguyễn Mộng Giác
Nguyễn Hưng Quốc (04/07/2012)
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã qua đời ngày 2 tháng 7 tại Nam California, Mỹ. Nhận được hung tin, tôi không thấy bất ngờ lắm nhưng vẫn lặng người, bàng hoàng.
Không bất ngờ vì năm ngoái, cũng vào tháng 7, khi tôi và Hoàng Ngọc Tuấn ghé Cali, đến thăm Nguyễn Mộng Giác, tôi đã thấy sức khoẻ của anh đã yếu lắm. Anh vẫn đi đứng nhưng dáng đi rất chậm, có vẻ gì như chênh vênh. Anh vẫn cười nói sôi nổi, nhất là khi bàn luận chuyện văn chương, nhưng sự chuyển động của đôi môi có vẻ gì như khó khăn và các cơ bắp trên mặt có vẻ gì như đờ cứng, không linh hoạt như trước. Sau mấy tiếng đồng hồ chuyện trò xôm rả, ra về, tôi cảm thấy buồn rầu và bất an, không biết mình có còn gặp được anh lần nữa hay không.
Càng không bất ngờ khi tuần trước, lúc tôi, Hoàng Ngọc-Tuấn và Võ Quốc Linh đang chuẩn bị đi Mỹ, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, anh Nguyễn Xuân Thu, kể về chuyến Mỹ du ngắn ngủi của anh, ở đó, anh có gặp Nguyễn Mộng Giác trong bệnh viện. Khi tôi hỏi về tình hình sức khoẻ của Nguyễn Mộng Giác, anh Thu khựng lại một lát rồi mới trả lời, giọng buồn buồn: “Chắc không còn lâu đâu!” Tôi muốn hỏi thêm chi tiết, nhưng anh Thu có vẻ không muốn kể. Anh chỉ nói: “Chuyến đi Mỹ lần này buồn quá. Mình chẳng muốn đi Mỹ nữa. Bạn bè người thì đã mất, người thì sắp mất. Đi về, lòng nặng nề dễ sợ.” Tôi, một mặt, mong Nguyễn Mộng Giác được bình phục; mặt khác, hy vọng, nếu bệnh tình anh biến chuyển xấu, cái xấu cuối cùng sẽ đến chầm chậm một chút để tôi có thể đến gặp anh lần cuối.
Lire la suite : VOA – Blog Nguyễn Hưng Quốc
Một nét trong phong cách Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)
Nguyễn Hưng Quốc (11/09/2012)
Sông Côn mùa lũ mở đầu bằng hình ảnh một dòng sông, lúc gia đình giáo Hiến lếch thếch bồng bế nhau đi tị nạn, và kết thúc cũng bằng một dòng sông, sông Bến Ván, nơi dừng chân của mẹ con An. Nó mở đầu bằng dòng kinh nguyệt đầu tiên của An và kết thúc cũng bằng dòng kinh nguyệt của Thái, con gái của An. Giữa những dòng chảy ấy là dòng chảy điên cuồng của đất nước và của số mệnh từng người: những cuộc “hành kinh” của lịch sử.
Nên lưu ý là hình ảnh về những dòng chảy ấy, dưới nhiều hình thức và với nhiều mức độ khác nhau, bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác chứ không riêng gì trong Sông Côn mùa lũ. Tên các tác phẩm của ông: Nỗi băn khoăn của Kim Dung, Bão rớt, Tiếng chim vườn cũ, Qua cầu gió bay, Đường một chiều, Ngựa nản chân bon, Xuôi dòng, Mùa biển động (5 tập), và Sông Côn mùa lũ (4 tập), trong đó, trừ tập tiểu luận đầu và tập truyện thứ hai, các tựa sách khác đều sử dụng một trong ba hình tượng: gió, nước và con đường. Nhiều nhất là hình tượng nước.
Lire la suite : VOA – Blog Nguyễn Hưng Quốc
* * *
Pour en savoir plus
- Visitez le site Nguyen Mong Giac Info – Nơi lưu giữ những tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác [Nous en profitons pour remercier le professeur Nguyen The Anh pour nous avoir signalé ce site].
- L’oeuvre en 5 volumes Mua Bien Dong en ligne