Archives par mot-clé : réquisition

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

[ndlr] La dernière pagode contestataire affiliée à l’Eglise Bouddhique Unifiée du Viêt-Nam a vécu ses dernières heures. Nous reproduisons ci-dessous la lettre de protestation des organisations de la société civile et des organisations indépendantes au sujet de la réquisition arbitraire et de la destruction de la Pagode Liên Tri par le régime actuel.

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09).

Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động.

Lợi dụng việc Hòa thượng Viện chủ ngất xỉu do phẫn uất trước hành vi ngang ngược và phải đem đi cấp cứu (có sự tháp tùng của Thượng tọa Trú trì), nhà cầm quyền đã buộc các vị sư còn lại cùng chuyển các hũ tro cốt và đồ đạc lên xe đưa về Cát Lái xa xôi, tống vào ngôi nhà hẻo lánh mà họ đã xây để hoán đổi nhưng hoàn toàn không có công năng của một ngôi chùa. Nay thì chùa Liên Trì đã bị hoàn toàn phá hủy.

Như thế là một cơ sở của Phật giáo có giá trị văn hóa lâu đời (hơn 70 năm), có ảnh hưởng tâm linh quan trọng (nơi vô số Phật tử đến lễ bái kinh kệ và gởi tro cốt cầu siêu), có đóng góp nhân quyền kiến hiệu (làm chỗ tá túc cho dân oan khiếu kiện, chỗ an ủi cho thương binh VNCH, chỗ sinh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập) đã hoàn toàn bị xóa sổ sau nhiều cơ sở tôn giáo tại địa bàn Thủ Thiêm, để nhà cầm quyền tiến tới việc xây dựng một khu đô thị mới, tự hào sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, sạch bóng mọi dấu vết tôn giáo tâm linh, đúng theo tâm địa vô thần duy vật.

 

Trước sự việc đau thương và bất nhẫn này, các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên dưới đây tuyên bố :

1 – Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới.

2 – Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên… do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực.

3 – Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân – và qua đó chà đạp tự do tôn giáo – trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển.

4 – Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam.

Làm tại Việt Nam ngày 11 tháng 09 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:

1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.
2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: PGS TS Hoàng Dũng
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
5- Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên
6- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
7- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn
8- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
9- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
10- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
11- Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đại diện: Các Đồng chủ tịch: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Nhân sĩ Lê Văn Sóc, Hòa thượng Thích Không Tánh.
12- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng.
13- Hội Người dân Đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương
14- Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải
16- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên
17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
19- Nhóm Từ đảng. Đại diện: Ông Vi Đức Hồi
20- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
21- Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
22- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: ông Huỳnh Trọng Hiếu
23- Tổ chức Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân.
 

Các tổ chức chính trị đồng ký tên

1- Đại Việt Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Trần Trọng Đạt, Chủ tịch
2- Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Lê Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành TƯ

 

 

Source : Dan Lam Bao

Liêm-Khê Luguern : Les “Travailleurs Indochinois”. Etude socio-historique d’une immigration coloniale

[ndlr] Signalement d’une thèse importante sur les “Travailleurs indochinois” soutenue le 19 juin 2014 à l’EHESS (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales).

 

Les “Travailleurs Indochinois”

Etude socio-historique d’une immigration coloniale

SoLinhTho
Source : Vietdom.Blog

Thèse pour l’obtention du doctorat d’histoire présentée par

Liêm-Khê Luguern sous la direction de Gérard Noiriel

 

Jeudi 19 juin 2014, 14h30

EHESS 190 av. de France, 75013 Paris, Salle 015

 

Résumé

Cette thèse retrace l’histoire des 20 000 Indochinois requis en métropole en 1939 par le ministère du Travail dans les usines travaillant pour la Défense Nationale avant d’être pour partie rapatriés entre 1948 et 1952. Elle analyse dans une démarche socio-historique l’élaboration d’un « récit » de l’histoire des « travailleurs indochinois » de la Seconde Guerre mondiale et les obstacles méthodologiques, épistémologiques et conjoncturels qui s’y sont opposés. Elle questionne l’apparition médiatique de la figure du « travailleur indochinois », dans un contexte de réception collective travaillé par la question des identités. Pour dépasser le cadre imposé par ce « présent mémoriel », l’histoire des « travailleurs indochinois » replace les parcours de ces hommes dans le mouvement plus large des circulations en situation coloniale et impériale. Elle met ainsi en évidence le poids du déterminisme social dans l’expérience migratoire. Au-delà du discours public et de la catégorisation étatique, la déconstruction d’une domination montre l’extrême diversité de situations et de parcours sociaux que masque l’entité « travailleurs indochinois ». Elle conduit ainsi à contester la notion d’« imaginaire colonial », en montrant que les représentations et les témoignages sont ici le produit d’une lutte et d’une coproduction où l’élite lettrée des Indochinois a joué un rôle majeur. Interrogeant le glissement actuel dans les débats publics du « social » vers le « racial », mais aussi les notions de « subalterne » et de « fracture coloniale » qui réduisent les rapports sociaux à l’antagonisme colon / colonisé, cette thèse entend ainsi contribuer à déconstruire la catégorie d’immigration postcoloniale.

Mots-clés : colonisation, catégorisation, élites indigènes, Indochine, migration, mémoire, post-colonial, représentation, réquisition, Seconde Guerre mondiale, Subaltern Studies, Viêt-nam

Jury :

  • Alban BENSA, directeur d’études EHESS
  • Andrew HARDY, maître de conférences, École Française d’Extrême-Orient (EFEO)
  • Gérard NOIRIEL, directeur d’études EHESS, directeur de thèse
  • Philippe PAPIN, directeur d’études, EPHE
  • Philippe RYGIEL (Rapporteur), professeur, Université Paris - Ouest - Nanterre - La Défense
  • Emmanuelle SAADA (Rapporteur), professeure associée, Université Columbia, New York

Source : IRIS / EHESS

Notice SUDOC : http://www.sudoc.fr/180145630