Archives par mot-clé : République du Viêt-Nam (Sud)

SỬ GIA NGUYỄN THẾ ANH (1936-2023): TINH HOA GỬI LẠI – Hommage de Việt Anh depuis Hanoi

SỬ GIA NGUYỄN THẾ ANH (1936-2023): TINH HOA GỬI LẠI

Việt Anh

Có một người Việt từng tự cảm thấy không thuộc riêng về một xứ sở nào. Song, một trong ước nguyện của ông, nếu một ngày trở lại quê cha đất mẹ Việt Nam, nơi đầu tiên phi cơ đáp xuống sẽ là Phú Bài – đất Huế, người tri kỷ sẽ đợi ông ở đó.

Ông là Nguyễn Thế Anh (1936-2023), sử gia về Việt Nam và châu Á, người đã gầy dựng một sử nghiệp mẫu mực trong nền học thuật Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Pháp.


Le Professeur Nguyên Thê Anh en décembre 2022 © Photo Viêt Anh

            Nguyễn Thế Anh là một người Việt gốc Bắc, năm 1936 được chào đời ở Lào; phiêu dạt ở Thái Lan; tuổi thơ từng nếm trải thế nào là Việt Minh, thuộc địa. Từng học thêu-may, từng muốn theo sở thích hóa học hơn là sử học. Học trường Pháp ở Lào và Sài Gòn. Học Latin và Pháp ngữ trong trường, học Anh ngữ trong đời.

Từng trải Tết Mậu Thân 1968, tận tai nghe tiếng loa kêu mình ra trình diện; đích thân đi nhận diện xác người…

Từng trải Tháng Tư 1975, chỉ với bộ quần áo trên người, ông đưa gia đình thêm lần xuất ngoại. Tủ sách cá nhân gom góp trong hai thập niên hoạt động học thuật tan tác. Phận tha hương. Ở Mỹ vài tháng, ông quyết chọn Pháp định cư.

Nguyễn Thế Anh chưa từng có ý định viết hồi ký. Là một người trực tính, không ngại trực ngôn, ông không muốn phô với công chúng về đời mình chỉ vì lẽ “không thiết, không để làm gì”. Dù vậy, đáp lại những mối giao hảo  thâm tình hoặc những câu hỏi tò mò đầy tính sử, đôi khi ông mở lòng nhớ lại những đoạn đời không ngớt biến thiên :

“Thời niên thiếu của tôi rất ngắn ngủi: năm 1945 tôi mới học xong lớp ba thì chiến tranh Đông Dương bùng nổ, phải tản cư qua Thái Lan sống gần 3 năm thất học, rồi trở lại Vientiane thì chỉ còn học trường Tây. Do đó, tôi đã chỉ đọc các văn sĩ thời tiền chiến, qua các sách ông cụ thân sinh mua cất trong tủ. Về sau, khi đã thành nhà giáo đại học, quen nhiều nhà văn nổi danh, thế mà không thiết đọc tác phẩm của họ, vì không cảm thấy hợp với cách hành văn của họ. Còn về nhạc thì tất nhiên thích nhạc tiền chiến và những nhạc sĩ như ban hợp ca Thăng Long hay Phạm Duy mà tôi tập đánh đàn mandoline với các bản nhạc của họ. Song thổi sáo thì toàn là nhạc cổ điển Tây phương, trừ một vài bài như “Tiếng sáo Thiên Thai” và những bản nhạc của Trịnh Công Sơn.”

“Việc tôi đến Huế có nguồn cơn từ cuộc gặp riêng với Giáo sư Cao Văn Luận khi ông sang Pháp năm 1963 và đề nghị tôi về Viện Đại học Huế làm giáo sư thỉnh giảng về sử. Tôi được bổ nhiệm tại Văn khoa thuộc Viện Đại học Huế đúng vào lúc ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, và tình trạng rối loạn nghiêm trọng sau cuộc đảo chính khiến tôi không thể lập tức trở về Việt Nam. Chỉ đến năm 1964 tôi mới đến Huế, nơi tôi bắt đầu công việc giảng dạy của mình trong bàu không khí chính trị rối ren do nhiều người bên Phật giáo gây nên. Những rắc rối này cũng là nguyên nhân khiến vị trí Viện trưởng Viện Đại học của Giáo sư Cao Văn Luận (1908-1986) bị thay thế bởi Giáo sư Bùi Tường Huân (1924-1988), người ngả theo dòng Phật tử. Một năm sau, năm 1966, Giáo sư Bùi Tường Huân ở vị thế Tổng trưởng, bổ nhiệm tôi làm Viện trưởng Viện Đại học Huế. Đó là chức trách đánh dấu một giai đoạn khó khăn nhất trong đời tôi, khi tôi phải nỗ lực để giữ cho môi trường đại học tránh xa các toan tính chính trị, và để bảo lưu quyền tự trị giáo dục đại học. Rồi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra: cộng quân chiếm đóng Huế, cùng với những thủ đoạn của một số giáo sư và sinh viên đã để lại cho Viện Đại học những tổn thất trầm trọng mà tôi phải khắc phục trước khi từ chức và được phép thuyên chuyển về Viện Đại học Sài Gòn – ở Đại học Văn khoa, rồi gầy dựng và mở mang Ban Sử học. Tháng 4 năm 1975, tôi cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam 4 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.

Ký ức sâu đậm về những năm tháng rùng rùng biến động ở miền Nam cho tôi cảm giác rằng: đời sống đại học nói chung không bị các chính phủ kế tiếp nhau gây trở ngại, và các giáo sư đại học khá tự do trong các hoạt động của mình. Đương nhiên có những vị được biết đến nhiều hơn so với đồng nghiệp, nhưng xem tổng thể thì các ấn phẩm và công việc giảng dạy của giới giáo sư đại học được chú trọng nhiều hơn so với việc họ dự vào chính trị. Tiêu biểu hàng đầu là trường hợp Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (1929-2017): ông từng là Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, song tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất qua các ấn phẩm về thực vật học miền Nam.

Về phía người học, tùy thuộc vào các môn học, sinh viên đọc nhiều sách bằng ngôn ngữ này hơn ngôn ngữ khác. Song, họ ngày càng thích sử dụng sách tiếng Việt hơn vì vốn hiểu biết về ngoại ngữ của họ còn bị hạn chế. Với các giáo sư thì thói quen bắt nguồn xuất thân của họ: thế hệ lớn tuổi quen thuộc hơn với tiếng Pháp, lứa trẻ hơn gần với tiếng Anh. Nhưng họ giảng dạy bằng tiếng Việt mặc dù thời trước, tiếng Pháp hay tiếng Anh được phép dạy cho các môn ngoài văn chương với điều kiện giáo viên là người nước ngoài. Dù sao, các giáo sư  đại học phải xuất bản bằng Việt văn nếu họ muốn bổ túc cho các bài giảng của mình: bởi vậy những ấn phẩm đầu tiên của tôi ở Việt Nam là kết quả từ những năm tôi giảng dạy ở Huế.”

Kế tiếp những ấn phẩm đã công bố ở Pháp và Việt Nam từ những năm đầu đời học thuật, trên một trăm bài khảo cứu riêng cùng hàng chục đầu sách đứng tên riêng và chung với các học giả hàng đầu về nghiên cứu sử học Á Đông và Âu châu như Alain Forest (trong Guerre et paix en Asie du Sud-Est1, Notes sur la culture et la religion en péninsule indochinoise2 ), Eric Bournazel  (trong Les féodalités3 ), Yoshiaki Ishizawa (trong Commerce et navigation en Asie du Sud-Est XIVe-XIX siècle4 ), Hartmut O. Rotermund (trong L’Asie orientale et Méridionale aux XIXe et XXe siècles5 ) đã khiến giới sử học phương Tây đánh giá Nguyễn Thế Anh là sử gia hàng đầu về Việt Nam và miền Đông Á. Theo quy luật tự nhiên trong học giới cũng như đời, sóng sau đè sóng trước. Thế nhưng, đến nay, hậu sinh vẫn khó vượt qua nhiều nghiên cứu căn bản của ông, về thư mục như Bibliographie critique sur les relations entre le Việt Nam et l’Occident (Ouvrages et articles en langues occidentales)6, về sử kinh tế-xã hội Việt Nam thời Nguyễn, về thiết chế phong kiến tồn tại ở nhiều quốc gia Đông Á nhưng chưa từng hiện hữu đúng nghĩa ở Việt Nam, về vai trò đúng mức của nhiều phong trào xã hội và những nhân vật quan trọng trong sử Việt…

Hình như, cái gánh nặng số phận của một người Việt thường cảm thấy lẻ loi ngay trên đất Việt, cô đơn giữa những quốc gia, chính là một nhân tố khiến nhãn quan sử học của Nguyễn Thế Anh luôn luôn giữ ở thế trung chính. Không dễ dàng khi chọn tư thế sống không thỏa hiệp, không thiên vị với bất kỳ phe phái nào, ông tự nhận đã “tỵ nạn trong giáo dục” – giảng dạy lịch sử, để tránh những xung đột liên tiếp có thể khiến ông kiệt sức. May sao, ông đã được đền đáp bởi nhiều học trò, nhất là những học trò trên đất Pháp nay đã thành danh vẫn giữ nguyên tấm lòng thành kính và yêu thương với thầy. Như những dòng tiễn biệt của Claire Trần Thị Liên, Francois Guillemot, Pascal Bourdeaux… đang và sẽ còn được gửi tới ông: « Là người dẫn dắt đầy khoan dung, độ lượng và nhạy cảm, Thầy luôn luôn khích lệ để hướng tới nỗ lực trong khảo cứu, để không bao giờ đánh mất nhãn quan căn cốt, để thể hiện sự tiếp thu đa chiều và phẩm cách trung chính đầy trí tuệ.

Là đồng nghiệp, Thầy mong muốn chúng tôi – một số học trò của Thầy – tự nhận thức bản thân, để mà hướng tới phẩm chất của người giảng dạy – người nghiên cứu. Vậy nên, đến tận ngày nay, lòng tôn kính vốn có dành tới Thầy mà chúng tôi luôn luôn tỏ bày cũng không làm phai nhạt mối liên hệ nền tảng và sâu đậm là tình Thầy -Trò.

Dẫu vậy, ở một khía cạnh khác, người Thầy thân yêu của chúng tôi đã thành công khi mạnh mẽ áp đặt cho chúng tôi một mối liên hệ bình đẳng, không hề kém giá trị hơn, là tình bạn. Một tình bạn có được qua thời gian. Một tình bạn kín đáo. Một tình bạn chân thành. Hẳn nhiên đây là tặng phẩm đẹp nhất ông có thể dành cho chúng tôi, học trò của Thầy.

Thầy kính yêu ơi, trò của Thầy mất đi một người Thầy, bạn của Thầy phải xa một người bạn. Tất cả chúng con chúng khẩu đồng từ xin bày tỏ lòng tri ân với sự truyền dạy nhân văn sâu sắc không ngừng nghỉ của Thầy. Chúng học trò xin giữ mãi những khoảnh khắc vui vẻ và đầy tình sẻ chia này ; chúng học trò xin giữ mãi trong trí cái chân trời đã được Thầy chỉ hướng ; và nhất là xin lưu giữ tấm chân tình của chúng con dành tới Thầy. »

Giờ này Nguyễn Thế Anh đã trút hẳn gánh đời, được về lại trong vòng tay mẹ hiền đã khuất bóng từ năm 4 tuổi, được hàn huyên với cha già đã tử biệt sinh ly đất Á trời Âu 4 thập niên, được đoàn viên với bạn đời tròn vẹn sắc tài, được tái ngộ những tiền bối liên tài như Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991), Giáo sư Léon Vandermeersch (1928-2021), Giáo sư Trần Văn Toàn (1931-2014), những bằng hữu tri kỷ như Huỳnh Kim Khánh (1936-1990), Tạ Chí Đại Trường (1938-2016)… cùng không ít học giả trời Tây đã trìu mến đón chào người đồng nghiệp Việt Nam cứng cỏi. Ở nơi chốn thật là thanh thản mà ông đang đến, như ước nguyện của những người yêu thương ông thật nhiều, đón mừng ông đã có Giáo sư Hán học Nghiêm Toản (1907-1975) – người đặt hiệu cho ông là Tử Hoa Nhân Kiệt mà ông chỉ dám nhận hiệu Tử Hoa, đã có Giáo sư Hán học Jacques Gernet (1921-2018) nhìn tên Thế Anh bằng chữ Hán, cười vui mà diễn nghĩa “la gloire du monde” – niềm vinh hiển giữa thế gian.

Gói kín buồn thương tiễn người về.

Sử học Nguyễn Thế Anh còn gửi lại.

V.A, 21/03/2023


Illustration “à la une” : Laque vietnamienne “Hoa Sen” (lotus) © DR

Notes

  1. Paris: L’Harmattan, 1998 []
  2. Paris: L’Harmattan, 1995 []
  3. Paris: Presses universitaires de France (PUF), 1998 []
  4. Tokyo: Sophia University, Paris: L’Harmattan, 1999 []
  5. Paris: Presses universitaires de France (PUF), 1999 []
  6. Paris : Maisonneuve et Larose, 1967 []

The Intellectual History of Buddhism in the Republic of Viet Nam (1955-1975)

Parution d’un important numéro spécial multilingue sur le mouvement bouddhiste sous la République du Viêt-Nam (1955-1975) sous la direction de Olga Dror (Texas A&M University) et de Wynn Gadkar-Wilcox (Western Connecticut State University). N° 35 de la Kyoto Review of Southeast Asia, accès en ligne.

Images of Buddhist protest are an enduring part of the collective memory of the Second Indochina War. Along with the most iconic image of Thích Quảng Đức’s June 1963 self-immolation in protest of Ngô Đình Diệm’s Buddhist policy, images of marches and protest meditations in Saigon abound. On the surface, the proximate reasons for these protests have been well understood since they began: in 1963, groups of politically active Buddhist monks, led by a faction from Huế were upset over the Diệm administrations heavy-handed enforcement of a restriction on sectarian flags, and over Diệm’s insensitivity to Buddhist concerns. In 1965-66, Buddhists, again led from Huế and now politically engaged on an even broader level, were calling for a swift end to military dictatorship; some went further and called for a withdrawal of US troops and a negotiated settlement to end the war.

[…]

This volume presents an exploration of this intellectual context for Buddhist political actions in Vietnam in the 1960s. Each essay focuses on exploring the motivations of key Buddhist actors. They attempt to delve into key Buddhist journals and texts to discover the connections between political actions of the 1960s and Buddhist experiences from the 1930s to 1950s. 

Lire la suite : The Intellectual History of Buddhism in the Republic of Viet Nam (1955-1975) – Kyoto Review of Southeast Asia

Sommaire :

Article 1


Article 2


Article 3


Article 4


Article 5

50 năm Hiệp định Paris: Những điều không được nói tới trong tuyên truyền của Việt Nam [VOA VN]

Long et intéressant entretien avec l’historien Pierre Asselin sur le cinquantenaire des Accords de Paris. Retour sur les points masqués par la propagande d’État en RSVN.

Pierre Asselin est l’auteur de A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (University of North Carolina Press, 2002).

Năm mươi năm trước, Chiến tranh Việt Nam đạt tới một bước ngoặt lịch sử vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi bốn bên gồm Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam), Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kí kết Hiệp định Paris với mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Theo các điều khoản, Mỹ đồng ý đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động quân sự và rút toàn bộ quân nhân còn lại trong vòng 60 ngày. Bắc Việt Nam đồng ý ngừng bắn ngay lập tức và trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày. Hơn 100.000 binh sĩ Bắc Việt Nam đang ở trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được phép ở lại. Việt Nam vẫn bị chia cắt.

Sự kiện này được chính quyền cộng sản của Việt Nam mô tả là một “chiến thắng vĩ đại” về ngoại giao mở ra cục diện mới tiến tới thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1975. Nhưng các học giả nghiên cứu Chiến tranh Việt Nam ở ngoài nước nói rằng thực tế lịch sử phức tạp hơn những gì được tuyên truyền một chiều.

VOA trò chuyện với Pierre Asselin, Giáo sư Lịch sử tại Đại học San Diego State ở Mỹ, người từng viết một cuốn sách về tiến trình dẫn tới Hiệp định Paris, để làm sáng tỏ một số vấn đề lịch sử. Nội dung cuộc phỏng vấn đã được biên tập lại cho rõ ràng và dễ theo dõi.

Lire l’entretien : https://www.voatiengviet.com/a/nam-muoi-nam-hiep-dinh-paris-chien-tranh-viet-nam/6934715.html

Commemorating the 50th Anniversary of the Paris Peace Accords [Nixon Foundation, 26/01/2023]

Une conférence en ligne à suivre sur YouTube, à partir de 19h, heure française. Présentation ci-dessous.

Commemorating the 50th Anniversary of the Paris Peace Accords

January 26, 2023  · 

Virtual Event with Livestream Beginning at 10 AM PST

The signing of the Paris Peace Accords on January 27, 1973 was a milestone in the Nixon administration’s attempts to end the war in Vietnam.   

Fifty years later,  scholars and historians of the Vietnam War will commemorate, examine and discuss the grand strategy that the Nixon administration enacted in its attempt to end the war in Vietnam, secure the peace, and repatriate the American prisoners of war, as well as the years of negotiation that led to the Paris Peace Accords. 

This live, virtual event features two panel discussions: President Nixon’s Grand Strategyfor Vietnam and Seeking Peace in Vietnam, 1969-1973, as well as keynote remarks from Dr. Mark Moyar, William P. Harris Chair of Military History at Hillsdale College. 

Programme et participants : https://www.eventleaf.com/e/50thAnniversaryParisPeaceAccords

Vietnam, une guerre civile [documentaire Arte, diffusion 2023]

A ne pas manquer. Une autre vision de la guerre du Viêt-Nam qui met fin à un tabou. Un récit en images de Bernard George.

Alors que la RSVN célèbre les Accords de Paris (1973) censés mettre un terme au conflit vietnamien depuis 1945, rappel de ce que fut cette guerre fratricide à l’appui des nouvelles recherches. On regrettera l’absence de la période 1945-1954 aux origines de la guerre civile mais la question de l’engagement des femmes n’est pas éludée et bien traitée (voir extrait vidéo).

Présentation ci-après :

De la guerre d’Indochine (1946-1954) à celle du Viêtnam (1955-1975), un retour éclairant sur trois décennies d’un conflit qui, avant tout, a dressé les Vietnamiens les uns contre les autres.

La guerre du Viêtnam (1955-1975), qui a succédé presque immédiatement à celle d’Indochine (1946-1954), est restée dans la mémoire collective comme la victoire d’un mouvement de libération nationale contre l’impérialisme américain. Un an après les accords de Genève (1954) consacrant la défaite de la puissance coloniale française et la division du pays entre le Nord communiste de Hô Chi Minh et la république nationaliste du Sud, Washington décide en effet de soutenir cette dernière, et s’investit de plus en plus lourdement, en troupes et en armements, dans le conflit. Cet engagement massif a occulté la tragique guerre civile qui a dressé les Vietnamiens les uns contre les autres pendant plus de vingt ans, soumis à deux dictatures antagonistes. 

Descente aux enfers 

Grâce notamment à de saisissantes archives et à des extraits de récits individuels, cet épisode des Coulisses de l’histoire déroule avec nuance et précision les étapes d’une descente aux enfers fratricide, qui a déchiré le pays jusque dans l’intimité des familles, y compris après la victoire du Nord communiste et la réunification du pays sous son pouvoir. Le film laisse ainsi entrevoir l’ampleur d’un traumatisme dont aucun des deux camps n’est sorti indemne, en montrant comment le mythe façonné en partie par la propagande des vainqueurs a passé sous silence l’immense souffrance de tout un peuple. 

Réalisation : Bernard George / France / 2021, diffusion 2023

Lien URL : https://www.arte.tv/fr/videos/103520-000-A/les-coulisses-de-l-histoire/

Documentaire en ligne du 10/01/2023 au 17/03/2023.


Voir également sur le sujet : LA GUERRE CIVILE AU VIÊT-NAM, APPROCHE POLÉMOLOGIQUE ET PRATIQUE RÉVOLUTIONNAIRE

Bùi Diễm (1923-2021), dernier grand témoin du Viêt-Nam libre, de la guerre à l’exil

Il y a un peu plus d’un an, le 24 octobre 2021, disparaissait Bùi Diễm à l’âge de 98 ans (99 ans pour les Vietnamiens). Figure importante de la diplomatie de guerre et de la communauté vietnamienne, cet ancien ambassadeur de la République du Viêt-Nam aux États-Unis aura été un fervent défenseur des valeurs de liberté et de démocratie pour le Viêt-Nam. Retour succinct sur une trajectoire remarquable et une vision toujours lucide.

Bui Diêm lors du 7e Congrès du parti Dai Viêt Révolutionnaire à Houston en 2011

Bùi Diễm naquit dans la province de Hà Nam au nord du Viêt-Nam le 1er octobre 1923 dans une famille de lettrés. Neveu de Trân Trong Kim, le premier ministre de Bao Dai en 1945, Bùi Diễm fut très tôt engagé dans la lutte pour l’indépendance de son pays. Membre du parti Dai Viêt dès 1944, il resta affilié à ce mouvement politique jusqu’à ces derniers jours, prenant même la tête du parti Dai Viêt Révolutionnaire (Dai Viêt Cach Mang Dang) en 2011.

Installé à Saigon après les Accords de Genève (1954), Bùi Diễm fonda le Saigon Post, premier journal anglophone édité au Sud Viêt Nam. En 1956, il réalisa le film politique Chung tôi muôn sông (Nous voulons vivre) pour dénoncer les exactions du régime communiste nord-vietnamien pendant la réforme agraire.

Bui Diem arrivant à Paris pour des négociations avec la RDVN

Bùi Diễm était surtout connu pour son rôle de diplomate pendant la guerre du Viêt-Nam. Il fut ambassadeur de la République du Viêt-Nam aux États-Unis entre 1967 et 1972 sous la présidence de Nguyên Van Thiêu. Il resta ambassadeur itinérant jusqu’en 1975.

Exilé aux États-Unis après 1975, il participa au programme HO, organisé par les États-Unis pour rapatrier les anciens prisonniers des camps de rééducation.

Très attaché à rétablir une certaine vérité historique, il a participé à de nombreux entretiens pour faire valoir la cause de la République du Viêt-Nam pendant la période la guerre en ne sous-estimant pas les tensions engendrée par l’intervention massive des Américains au Viêt-Nam.

Personnalité très abordable, il participait volontiers aux manifestations scientifiques dédiées à l’histoire de la République du Viêt-Nam comme par exemple à Cornell University en juin 2011. Lors de ce symposium organisé par l’historien Keith Weller Taylor, Bui Diêm m’avait confié se sentir comme un “dinosaure”, survivant d’une histoire vietnamienne pleine de bruit et de fureur et se souvenait encore avec émotion de sa rencontre avec Truong Tu Anh, le chef du parti nationaliste Dai Viêt disparu en décembre 1946.

Couverture de la réédition des Mémoires politiques de Bui Diêm (2019). Source : Van Viêt

Il publia ses mémoires politiques avec l’aide de David Chanoff en 1987 (réédité en vietnamien en 2000 puis 2019) et laisse derrière de multiples témoignages oraux dont les derniers en date se trouvent dans le documentaire en 10 épisodes The Vietnam War de Ken Burns et Lynn Novick (2017) mais aussi dans une série sur l’histoire orale du Viêt-Nam (Vietnam War Oral History Project) sous la direction de Alex Thai-Vo (2019).

Depuis la période révolutionnaires des années 1945-1946, Bùi Diễm incarna avec brio cet autre Viêt-Nam non communiste et démocratique qui s’éteint aujourd’hui peu à peu, acteur d’une histoire tragique prise dans les redoutables mâchoires de l’histoire.

FG, 16/12/2022.


Eté 2022 : la bibliothèque vietnamienne de l’IAO enrichit ses collections

A l’heure où la circulation internationale des ouvrages en langues asiatiques est soumise aux contraintes liées à la pandémie de coronavirus, la bibliothèque vietnamienne de l’IAO (Institut d’Asie Orientale, UMR 5062) à Lyon poursuit son développement par d’autres voies.

Depuis sa fondation en 2003, la bibliothèque en langue vietnamienne s’est enrichie chaque année de dons de chercheurs, spécialistes du Viêt Nam et de l’Asie du Sud-Est. Outre l’apport initial très important du Fonds Georges Boudarel, les collections vietnamiennes ont été régulièrement augmentées par des achats auprès de nos fournisseurs vietnamiens, français ou américains ou des dons de particuliers (Philippe Devillers, Daniel Hémery, Philippe Langlet, Paul Mus, Judy Stowe, Trân Van Ân…). L’ensemble de la collection réunit actuellement plus de 8000 ouvrages et près d’une centaine de titres de revues.

Cet été 2022 a été marqué par un don important d’ouvrages vietnamiens édités principalement aux Etats-Unis, au Canada ou en Europe. Par l’intermédiaire d’un vieil ami vietnamien, nous avons répondu présent pour réceptionner ce don situé en banlieue sud de Paris chez le Dr Phạm Hữu Thành, radiologue à la retraite. Trois chercheurs, spécialiste du Viêt-Nam, Pascal Bourdeaux (GSRL / EPHE-PSL), Laurent Gédéon (IAO / UCL) et François Guillemot (IAO / CNRS), ont pu évaluer la quantité d’ouvrages, autour d’un millier de titres, et repérer des collections importantes de revues. Quelques 85 caisses petites et grandes ont été ramenées à Lyon.

M. Pham Huu Thanh et Mme Vinh Long devant leur don pour l’IAO © FG 2022
Les chercheurs F. Guillemot, P. Bourdeaux et L. Gédéon en compagnie de M. Thành

Le fonds Phạm Hữu Thành, réceptionné en vrac doit cependant faire l’objet d’un tri conséquent car une partie des ouvrages et des revues sont abimés et de nombreux doublons sont présents dans la collection.

En effet, la particularité de ce fonds est qu’il rassemble en son sein de nombreux ouvrages ayant appartenu à l’écrivain Hồ Trường An (1938-2020), un auteur prolixe, spécialiste de la culture méridionale du Viêt Nam et ami des donateurs. Né en 1938 dans la province de Vĩnh Long et décédé en France en 2020, Hồ Trường An a consacré sa vie à l’écriture et la promotion de la culture méridionale. Parmi les quelques centaines d’ouvrages qui vont rejoindre prochainement les rayons des compactus de la collection vietnamienne de l’IAO à Lyon, une belle collection d’ouvrages rédigés par cet auteur et offerts par son ami Bernard Detrez pourra y figurer (une quarantaine d’ouvrages).

L’écrivain Hồ Trường An, décédé à Troyes en 2020. Source : Người Việt

Grâce à ce don, l’IAO va compléter ses collections en littérature, histoire et culture. Des auteurs et autrices fondamentaux pour la compréhension de la société vietnamienne des années 1990 et de l’exil seront ainsi fortement représentés. On peut compter parmi eux les écrivain-es clés du Renouveau (Đổi Mới) : Dương Thu Hương (1947-), Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021), Tô Hoài (1920-2014)… mais aussi et surtout tout la production critique et fictionnelle des écrivains de Saigon qui ont poursuivi leur art littéraire jusque dans leur exil lointain. On peut citer : Doãn Quốc Sỹ (1923-), Duyên Anh (1935-1997), Đặng Phùng Quân (1942-), Kiệt Tấn (1940-), Lê Tất Điều (1942-), Mai Thảo (1927-1998), Nguyễn Mộng Giác (1940-2012), Nguyễn Ngọc Ngạn (1945-), Nguyên Sa (1932-1998), Nhậ̣t Tiến (1936-2020), Phạm Công Thiện (1941-2011), Phạm Duy (1921-2013), Tạ Chí Đài Trường (1938-2016), Tạ Tỵ (1921-2004), Võ Đình (1933-2009), Võ Phiến (1925-2105) ou Xuân Vũ (1930-2004).

Fait notable également, grâce à la collection Hồ Trường An, des autrices souvent invisibilisées dans l’historiographie du livre et de l’édition, sont à signaler : Nguyễn Thị Chân Quynh (1931-), Nguyễn Thị Hoàng (1939-), Nhã Ca (1939-), Phạm Thị Hoài (1960-), Phương Khánh (1936-2020), Trần Thị Diệu Tâm (1946-), Thụy Khuê (1944-), Vi Khuê (1931-2018).

Une autre particularité de ce fonds est de proposer un ensemble de sources littéraires et culturelles sur la partie méridionale du pays et le delta du Mékong. On y trouvera les grands auteurs du Sud ou installé au Sud comme Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Hứa Hoành, Huỳnh Minh (1913-?), Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), Nguyễn Văn Ba, Phạm Thắng, Phan Nhật Nam (1943-), Sơn Nam (1926-2008) ou encore Vương Hồng Sển (1902-1996). Ainsi l’ensemble de la collection vietnamienne s’enrichit sur le plan des monographies culturelles et régionales dédiées au Sud du pays.

D’autres ouvrages d’écrivains célèbres ou de groupe littéraire comme le Tự Lực Văn Đoàn sont aussi présents dans la collection comme les écrits des intellectuels Hồ Hữu Tường (1910-1980), Vũ Ngọc Phan (1902-1987), ainsi que de nombreux recueils et anthologies de poésie.

Aperçu des premiers ouvrages catalogués dans le domaine littéraire.
Parmi les récits personnels vietnamiens : Xuân Vũ, Nguyễn Thụy Long, Tô Hải, Cao Xuân Huy, Hoàng Liên… Photos FG

En outre, le domaine religieux est couvert grâce aux ouvrages de référence (histoire, textes et pratiques du bouddhisme). Sur le bouddhisme, on y retrouve ainsi les ouvrages de référence de Nguyên Phong, Nhất Hạnh (1926-2022) ou Tuệ Sỹ (1943-). Des collections sur la culture chinoise classique, notamment les romans « de capes et d’épées » et les grands romans à épisodes beaucoup lus dans le Sud du pays, font également parties de ce fonds très riche.

Enfin, dans le domaine des récits à portée historique, on retrouve les mémoires et témoignages des acteurs du conflit vietnamien : récits personnels vietnamiens témoignant de la guerre vue de la République du Viêt-Nam (Sud) comme celui de Cao Xuân Huy, récemment traduit en français, ou récits retraçant des aspects de l’histoire politique dans le Sud du pays (sur les Bình Xuyên, sur les différents pouvoirs républicains de Saigon entre 1955 et 1975, sur la résistance anticommuniste post-1975, sur l’univers concentrationnaire de la RSVN).

Il est encore trop tôt pour connaître la quantité d’ouvrages qui rejoindront les collections de l’IAO mais on peut estimer quelques 500 titres repérés, dûment sélectionnés. Au 1er octobre 2022, une centaine d’ouvrages ont été catalogués et ont rejoint les rayons de la bibliothèque. Parmi cet ensemble on retrouve les œuvres de Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Dương Thu Hương, Đặng Phùng Quân, Hồ Hữu Tường, Mai Thảo, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Nhậ̣t Tiến, Phạm Thị Hoài, Võ Phiến (à venir), Xuân Vũ.

La revue littéraire Văn Học (année 1995) qui consacra des numéros spéciaux sur les 25 ans de littérature des Vietnamiens de l’étranger dont la littérature d’exil.

Sur le plan des revues, des collections quasi complètes de revues importantes éditées aux Etats-Unis entre 1980 et 2010 seront bientôt disponibles. Parmi celles-ci : Hợp Lưu, Khởi Hành, Làng Văn, Thế Kỷ 21, Văn, Văn Học… D’autres petites collections s’y ajoutent telles que Cao Thơm, Gió Văn, Hải Ngoại Nhân Văn, soit près d’une douzaine de titres. Ces revues essentiellement littéraires proposent un contenu très riche, de grande qualité, pour l’étude de la production intellectuelle en exil, les réseaux d’écrivains, le tissu associatif, les interactions et dialogues avec les écrivain-es du pays.

En provenance du Viêt-Nam, Kiến thức ngày nay, une revue de vulgarisation culturelle éditée à Hô Chi Minh-Ville et très lue dans le Sud rejoindra la collection.

En conclusion, le Fonds Phạm Hữu Thành présente la double particularité de témoigner du contenu d’une bibliothèque vietnamienne dans la communauté exilée avec de nombreux ouvrages toujours interdits de publication au Viêt-Nam et d’offrir une vue exceptionnelle sur le Sud par sa littérature, sa culture et son histoire avec ses prolongements au-delà des mers (hải ngoại).

L’IAO remercie chaleureusement le Dr Phạm Hữu Thành, Mme Lê Vĩnh Long et le regretté Hồ Trường An ainsi que son ami Bernard Detrez pour ce don de grande qualité.

FG, 03/10/2022.