Archives par mot-clé : Pham Van Lieu

Phạm Dương Đức Tùng : Chính trị là đạo cả

[ndlr] Tribune de Phạm Dương Đức Tùng à l’occasion du 31e anniversaire de la mort du résistant Trần Văn Bá. Une contribution à l’histoire des mouvements de résistance anticommunistes après la chute de Saigon.

Chính trị là đạo cả

08/01/1985 – 08/01/2016 : Giỗ thứ 31 của anh Trần Văn Bá, nhớ lại chuyện xưa.


Trong 4 ngày, từ 14 đến 18 tháng 12 năm 1984, CSVN mở phiên toà xử 21 kháng chiến quân của “Mặt Trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng VN”, còn được gọi là Tổ chức Trần Văn Bá – Lê Quốc Tuý, tại công trường Lam Sơn – nhà hát lớn Sài Gòn.

 
Không được vào bên trong phiên toà, hàng ngàn người theo dõi phiên xử từ ngoài đường qua loa phóng thanh.
 
Khi nghe án tử hình 5 người là Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh (2 ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh được giảm xuống chung thân 2 tuần sau đó), nhiều người đi tham dự đã la ó và bật khóc.

Ngày 8 tháng giêng 1985, rất đông đồng bào tụ tập trước pháp trường Chí Hoà, được thông báo là nơi nhà cầm quyền xử tử hình các anh Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân. Cũng không được vào trong, đồng bào chỉ được đứng bên ngoài, nghe loạt đạn nổ rồi ra về với một ngàn lẻ một câu hỏi “tại sao“, “những anh hùng kháng chiến quân này là ai?”.
 
Ở hải ngoại, đồng bào khắp nơi tổ chức lễ truy điệu, cầu siêu, hội thảo hay xuống đường biểu tình lên án chế độ Hà Nội, vận động đòi hủy án tử hình Trần Văn Bá và 2 kháng chiến quân đồng hành.
 
Cùng thời điểm, hai ông Hoàng Cơ MinhPhạm Văn Liễu tuyên bố họp báo tố nhau cùng một ngày, một ở Bắc, một ở Nam Cali, đưa đến sự tan vỡ của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, còn được gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, tiền thân của Việt Tân sau này.
 
Đồng bào không ai quan tâm đến hai buổi họp báo này mà còn kịch liệt lên án. Mặt Trận Trần Văn Bá âm thầm về nước hoạt động, không quyên góp, không ồn ào, nhưng làm thật. Còn Mặt Trận Hoàng Cơ Minh quyên góp kinh tài đủ chuyện, kháng chiến ma, còn chia rẽ họp báo tố nhau về vấn đề tiền bạc.
 
Sự hy sinh của Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch là một cú rất nặng đánh sập xuống Mặt Trận.
 
Hình đính kèm bài viết là Văn thư số 001/VT/TV của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đề ngày 6/1/1985 chỉ thị cho đoàn viên các cấp, từ trung ương đến các cơ sở và chi bộ của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam,

 “vì những lý do tế nhị của chính trị, các Cơ sở sẽ không phát động những sinh hoạt đấu tranh để hoặc yêu cầu bạo quyền không được khủng bố những người yêu nước, hoặc để phản đối hành động sát nhân tàn ác của chúng nếu chúng ngoan cố thi hành cái gọi là bản án đó”.


Văn thư này được ký tên bởi Vụ trưởng Vụ Tuyên vận Nguyễn Đồng Sơn (bí danh của Nguyễn Xuân Nghĩa), qua chỉ thị của Hội đồng kháng chiến toàn quốc.

 
Y lệnh, đoàn viên Mặt Trận khắp nơi đồng loạt mở một chiến dịch bêu xấu, chê bai, làm hạ giá tổ chức của Trần Văn Bá và tẩy chay không tham gia các cuộc xuống đường khắp nơi vận động cho Trần Văn Bá và các người bạn đồng hành không bị Việt cộng hành quyết.
 
Nhưng đó là câu chuyện của 31 năm về trước, khi Trần Văn Bá là cái gai tâm lý phải nhổ.

Nhưng nhổ sao được một người hùng, một người yêu nước, một người đã đi hết con đường lý tưởng vô vị lợi của mình, bằng cái giá đắt nhất phải trả là mạng sống của mình ?

Nhổ sao được một nhân cách, một tinh thần như Trần Văn Bá ?
 
Ngày nay, không hiếm khi chúng ta bắt gặp những vị chức trách của Việt Tân nghiêng mình trước di ảnh Trần Văn Bá để có mặt trên những thước phim hình ảnh.

Đã đôi lần ông Hoàng Cơ Minh cũng được làm giỗ chung với người hùng mang tên Bá.

Và gần đây nhất, sự hiện diện của Việt Tân trong một ủy ban để trao “Giải thưởng Trần Văn Bá 2016” khiến những người quan tâm không khỏi đặt nhiều nghi vấn về lòng thành thật của họ.
 
Há phải chăng Chính trị là đạo cả, là con đường lớn của bậc sĩ phu ?
Thưa không, chính trị là xôi thịt, là trí nhớ kém, là mưu đồ bất chánh, là chôm crédit, là chiếm đoạt danh nghĩa, là tinh thần bè đảng.

Trái ngược hoàn toàn với một Tinh thần như Trần Văn Bá. Bất diệt. Vĩnh cửu.
 

Phạm Dương Đức Tùng
Paris, 8/1/2016

[document joint]

VietTan_TranVanBaCliquer sur l’image pour l’agrandir

Source : Tin Paris

Image “à la une” : Manifestation de soutien à Tran Van Ba, Paris, décembre 1984. Site : dao-liège

Sáng lập viên Mặt Trận Hoàng Cơ Minh tiết lộ một số điều quan trọng [13/11/2015]

[ndlr] Interview intéressante avec Do Thong Minh, un des fondateurs du Front National Unifié de Libération du Viêt-Nam. A suivre sur la chaîne YouTube de Cali Today. Une vue de l’intérieur pour comprendre les premiers pas de ce mouvement de résistance de la frontière thaïlandaise à la scission de 1984 aux Etats-Unis.

F. Guillemot : Penser le nationalisme révolutionnaire au Việt Nam

La revue Moussons est désormais répertoriée sur Revues.org. C’est l’occasion de signaler notre article sur le nationalisme non communiste au Viêt Nam paru initialement en 2009. L’article a été revu et corrigé pour cette version en ligne.

 

 

Penser le nationalisme révolutionnaire au Việt Nam : Identités politiques et itinéraires singuliers à la recherche d’une hypothétique « Troisième voie ».

Résumé

Principalement à partir des sources vietnamiennes, cet article se propose de présenter succinctement les différents courants politiques non communistes qui ont marqué le xxe siècle au Viêt-Nam. Plus particulièrement, il s’attache à rendre compte de la vigueur du courant nationaliste révolutionnaire incarné principalement par les mouvements nationalistes VNQDĐ, Đại Việt ou Cần Lao, d’en identifier les fondateurs (Trương Tử Anh, Lý Đông A, Ngô Đình Diệm) ou les acteurs et de les replacer dans le processus historique de la révolution vietnamienne. L’étude de ces personnages et mouvements oubliés de l’historiographie officielle est une des clés de compréhension majeure de l’histoire politique du Viêt-Nam au xxe siècle. L’article présente un volet historiographique, un volet identification (mouvements, doctrines, fondateurs, acteurs) et se termine par une mise en perspective sur un près d’un siècle de luttes des années vingt jusqu’à nos jours. Il apparaît ainsi nettement que les nouveaux mouvements politiques clandestins d’aujourd’hui s’inscrivent dans une certaine continuité historique. La conclusion interroge l’échec de cette élite révolutionnaire dans ses tentatives d’instauration d’une « Troisième voie » de type national progressiste qui plonge ses racines dans le nationalisme révolutionnaire de Phan Bội Châu.

* * *

Conceptualizing Vietnam’s Revolutionary Nationalism: Political Identities and Singular Itineraries in Search of a Hypothetical « Third Way »

Primarily from Vietnamese sources, this article aims to briefly introduce the various non-communist political movements that marked the 20th century in Vietnam. More particularly, it focuses on the vitality of revolutionary nationalist movements mainly embodied by nationalist groups such as VNQDD, Dai Viet or Can Lao to identify the founders (Truong Tu Anh, Ly Dong A, Ngo Dinh Diem) and actors, as well as to situate them in the historical process of the Vietnamese revolution. The study of these political figures and movements, forgotten by official historiography, is crucial to the understanding of Vietnam’s twentieth political history. The paper begins with a historiographical analysis followed by a section focusing on the movements, their ideologies, founders and actors and ends with an overview of a century of political struggles from the 1920s until today. Indeed, current clandestine political movements clearly belong within a historical continuity. The conclusion examines the reasons behind this revolutionary elite’s failure to promote a “Third Way”, i.e. a progressive nationalist regime deeply rooted in Phan Bôi Châu’s revolutionary nationalism.

Plan détaillé

Introduction
  • Des sources encore largement inexploitées
  • Questions de vocabulaire, définitions
Identification du nationalisme révolutionnaire
  • Identification des partis nationalistes révolutionnaires
  1. Dans le courant monarchiste, distinguons les partis et les groupements
  2. Dans le courant républicain nationaliste révolutionnaire
  3. Les autres types de groupements
  • Identification des doctrines politiques
  1. La doctrine de la Survivance du peuple du ĐVQDĐ
  2. La doctrine de la totalité Duy Dân
  3. Le personnalisme révolutionnaire (Nhân vi cách mạng)
  4. Les doctrines des républicains démocrates
Identification et parcours des acteurs
  • Les fondateurs
  1. Trương Tử Anh (1914-1946 ?)
  2. Lý Đông A (1920-1946 ?)
  3. Jean-Baptiste Ngô Đình Diệm (1901-1963)
  • Identification des parcours
  1. Nguyễn Tôn Hoàn (1917-2001)
  2. Nguyễn Ngọc Tân (1921-2001) alias Phạm Thái
  3. Phạm Văn Liễu (1927-2010)
Permanence et évolution du nationalisme révolutionnaire : l’impossible Troisième Voie
  • Un cœur unique, le nationalisme révolutionnaire de Phan Bội Châu
  • Le nationalisme se forge une identité nouvelle :Đại Việt ou Việt Nam ? (1930-1945)
  • Une révolution nationale et patriotique confisquée (1945-1946)
  • Un nationalisme difficile à promouvoir dans la guerre franco-Việt Minh (1946-1955)
  • Quand un nationalisme chasse l’autre (1955-1963)
  • La fragmentation des forces politiques et la multiplication des Fronts (1964-1975)
  • La résistance au communisme : fronts, alliances et mouvements armés (1975-1990)
  • Le temps du changement : les mouvements pro-démocratiques, filiales des partis (depuis 1990)
Conclusion

Lire la suite : Moussons

Référence électronique

François Guillemot, « Penser le nationalisme révolutionnaire au Việt Nam : Identités politiques et itinéraires singuliers à la recherche d’une hypothétique « Troisième voie » », Moussons [En ligne], 13-14 | 2009, mis en ligne le 12 octobre 2012, consulté le 27 octobre 2012. URL : http://moussons.revues.org/1043

Giới thiệu “Hồi Ký Trả Ta Sông Núi” của Ðại tá Phạm Văn Liễu

Phạm Ðiền Như vào tối Thứ Bảy hằng tuần, tạp chí Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Điền phụ trách lại đến với quý vị nghe đài. Trả Ta Sông Núi là tựa đề cuốn Hồi Ký của đại tá Phạm Văn Liễu, do nhà xuất bản Văn Hóa ở Houston, Texas ấn hành. Cuốn I và II đã được phổ biến, cuốn III trên đường đến nhà in. Tuần này tạp chí giới thiệu cuốn hồi ký Trả Ta Sông Núi của cựu đại tá Phạm Văn Liễu…

Trong tình trạng sách vở viết về Việt Nam còn thiếu thốn hiện nay, thêm một cuốn sách được một người trong cuộc, từng nằm trong cơn lốc và chứng nhân của các biến động lịch sử kéo dài từ năm 1945 cho đến 1975, tự nó có một giá trị đóng góp lớn cho việc tìm hiểu các sự kiện lịch sử quan trong trong giai đọan lịch sử này.

Tác giả viết hồi ký về cuộc đời mình nên không tránh khỏi những phê phán chủ quan. Độc giả, từ nhiều hướng nhìn khác nhau, có thể đồng ý hay không đồng ý đối với các phê phán lịch sử đó của tác giả. Tuy nhiên , các sự việc tác giả nêu ra với tư cách một người trong cuộc, tự nó cống hiến các sự kiện giá trị, giúp người đọc thấy được bối cảnh chính trị của nhiều thập niên qua, khi dân Việt bước vào giai đọan chiến đấu chống thực dân Pháp và sau đó là chủ nghĩa cộng sản.

Việc để lại cho thế hệ trẻ kinh nghiệm Việt Nam là chủ trương chính của tác giả Phạm Văn Liễu khi viết hồi ký chọn tựa đề cho các tập hồi ký này là “Trả Ta Sông Núi”. Ông Phạm Văn Liễu không xem viết hồi ký là một trò chơi văn chương. Ông muốn qua cuốn hồi ký, kể lại được các trạng huống, các cơn lốc lịch sử và trách nhiệm của thế hệ thanh niên lên đường thập niên 40, tham gia chính trị hay ở trong quân đội. Ông đề cập đến các nguyện ước, hòai bão từ thuở thiếu thời cho đến nay.

Tác giả Pham Văn Liễu thuộc thế hệ thanh niên sống lý tưởng và tham dự trực tiếp vào các cuộc chiến đấu ngay từ giữa thập niên 1940 , can dự trong nhiều vai trò khác nhau. Sau ngày miền Nam sụp đổ, sống lưu vong tại Hoa Kỳ, ông Phạm Văn Liễu tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Do sức khỏe bị suy yếu, sau thời gian bị kích tim , việc viết hồi ký là phương tiện để đại tá Phạm Văn Liễu kéo dài cuộc tranh đấu.

Trang bìa sau tập Hồi Ký Trả Ta Sông Núi, tác giả không đề cập đến sự thành công, mức độ thành đạt trên đường sự nghiệp mà chỉ cho hay, ông “ nghiền ngẫm viết lại những lỗi lầm đời mình dài theo dòng lịch sử quốc dân làm món quà cho người bạn trẻ”. Một đọan khác, ông viết nguyên văn “ biết đâu những kinh nghiệm máu và nước mắt đời tôi chẳng giúp cho vài ba bạn trẻ nào đó hằng tâm với đất nước, tránh được những vết xe đổ của người đi trước. Ông Phạm Văn Liễu cho biết đó là tâm nguyện duy nhất của người viết.

Tác giả Phạm Văn Liễu, 75 tuổi, sinh quán làng Thọ Vực, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Phần lớn thanh niên thế hệ ông sống có lý tường, yêu nước và tham gia các họat động đấu tranh giành độc lập từ sớm. Năm 1945, ông đã vào trường Quân Chính Vĩnh Yên ở Việt Trì, sau đó trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn ở Yên Bái. Sau khi trốn sang Tàu một thời gian vì bị ruồng nã, ông trở về nước và chọn binh nghiệp. Ông tốt nghiệp Võ Bị Liên Quân Đà Lạt khóa 5 vào năm 1952, sau đó là trường Hải Quân Nha Trang.

Ông Phạm Văn Liễu từng sang Mỹ tham dự các khóa tu nghiệp quân sự ở Fort Benning , tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ trong hai năm 1956-1957.

Cuộc đời của ông là một chuỗi thăng trầm. Danh sách các chức vụ ông được giao phó trong quân đội cũng như chính quyền dân sự khá dài, chúng tôi chỉ nêu một vài trách nhiệm được nhiều người biết hơn cả trong đó có Sáng lập và Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam 1955, Tham Mưu Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1957, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung Năm 1964. Thứ trưởng Bộ Thanh Niên Nội Các Phan Huy Quát 1965, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia năm 1965-66. Về họat động xã hội và chính trị, năm 1945, tác giả tham gia đòan Thanh Niên Khất Thực để cứu đói 1945; Đại Việt Quốc Dân Đảng 1945. Từng lưu vong qua Trung Hoa 1946 đến 49, lưu vong qua Kampuchia từ 1960 đến 1965 vì liên hệ đến vụ đảo chánh bất thành và từ sau tháng Tư năm 1975, sống lưu vong tại Mỹ.

Trong cuộc đời họat động kéo dài từ giữa thập niên 1940 đến nay, ông Phạm Văn Liễu trực tiếp hay gián tiếp đã có mặt trong các biến động và có cơ hội tiếp xúc, liên hệ đến các nhân vật thời cuộc. Ngay chính ông cũng là một nhân vật có nhiều huyền thọai, như tham dự cuộc đảo chính hụt Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1960, và chính biến nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh.

* * *

Phạm Ðiền Như vào tối Thứ Bảy hằng tuần, tạp chí Văn Học Nghệ Thuật lại đến với quý thính giả. Tuần này tạp chí tiếp tục đề cập đến hồi ký Trả Ta Sông Núi qua cuộc nói chuyện với tác giả Phạm Văn Liễu. Đây cũng là kỳ chót về đề tài này…

Đại tá Phạm Văn Liễu tham dự cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm 11 tháng 11 năm 1960. Khi nỗ lực này thất bại ông cùng với Đại tá Nguyễn Chánh Thi và một số nhân vật khác chạy sang sống lưu vong ở Cambodia. Mãi cho đến năm 1963, khi cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm thành công, Hội Đồng Tướng Lãnh đã cho nhóm lưu vong ở Cambodia về nước.

Tiếp sau năm 1963 , miền nam Việt Nam bị xáo trôn mạnh vì những cuộc lên đường, xuống đường của sinh viên, giáo phái, của xung đột chính trị nội bộ. Các cuộc chỉnh lý, chính biến, triệt hạ quyền lực giữa các tướng lãnh đã xảy ra. Sự lên xuống hay thay bậc đổi ngôi của các nhân sự lãnh đạo đã khiến miền nam liên tục bị bất ổn. Ngòai xáo trộn nội bộ, đây cũng là giai đọan cộng sản Miền Bắc khai thác các kẽ hở, và sự suy yếu của miền Nam để gia tăng các họat động của họ. Tập II của Hồi Ký Trả Ta Sông Núi đưa ra rất nhiều chi tiết phong phú mô tả giai đọan tao lọan này.

Cuốn hồi ký Trả Ta Sông Núi cống hiến nhiều dữ kiện lịch sử rất đáng chú ý. Vì thời lượng, tạp chí chỉ nêu một điểm đại cương tác giả đã tâm sự. Mời quý thính giả theo dõi…

© 2004 Radio Free Asia, 2003-04-03 : phần I ; phần II