Archives par mot-clé : Nhuong Tong

Kỷ niệm ngày giỗ nhà cách mạng Nhượng Tống (8/11/1949)

[ndlr] Fiche biographique du lettré révolutionnaire Nhượng Tống, un des fondateurs du Việt Nam Quốc Dân Đảng (Parti National du Viêt-Nam) assassiné à Hanoi en 1949.

Nhượng Tống (1897 – 1949)

Sáng lập viên Nam Đồng Thư Xã.
Sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Nhượng_Tống

Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tự học Quốc văn và Pháp văn. Học lực rất uyên bác dù không có văn bằng nào cả.

Thân sinh của ông là cụ Hoàng Hồ, gia cảnh rất thanh bạch. Thân phụ là một danh sĩ đời nhà Nguyễn, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã đỗ tú tài và thường đi tuyên truyền, kêu gọi trường kỳ chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của Nhượng Tống sau này. Ông được thụ giáo Hán học đến năm 16 tuổi, và làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Năm 1924, làm trợ bút cho tờ “Thực Nghiệp Dân Báo” ở Hà Nội, lấy bút hiệu Nhượng Tống.

Năm 1929, bị bắt và kết án 10 năm cấm cố, đày ra côn đảo.

Cuối năm 1936, về nguyên quán tiếp tục thụ án.

Trong thời gian này ông viết văn, dịch sách, và làm thầy lang, bán thuốc bắc tại chợ Thành Cách, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Sau khi mãn hạn 5 năm biệt xứ, Nhượng Tống rời chợ Thành Cách về Hà Nội, sinh sống với nghề viết văn và tiếp tục họat động công tác Đảng. Ông là người đầu tiên dịch “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” ra quốc ngữ.

Năm 1948, làm cố vấn chính trị cho Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện. Tiếp tục hành nghề thầy thuốc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.

Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1949 nhằm ngày 26 tháng 7 năm Kỷ Sửu, ông bị ám sát, bắn xuyên qua gáy. Kẻ bắn ông tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội, là biệt động nội thành của CS.

Lire la suite : VietQuoc.com

Image “à la une” : l’équipe des éditions Nam Đồng thư xã à Hanoi en 1927.

Sách về Nguyễn Thái Học ‘tái xuất’ sau 70 năm

[ndlr] Réédition de l’ouvrage de Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân, 1904-1949) paru la première fois en juin 1945 à Hanoi à l’occasion de l’anniversaire de Yên Bái. L’ouvrage fut ensuite réédité une première fois en 1949 par Tân Vit à Saigon et en 1950 aux éditions Ngày Mai à Hanoi puis en 1956 de nouveau à Saigon chez Tân Vit dans la collection “T sách Những mnh gương“. Il fut réédité aux États-Unis par le VNQDĐ en exil dans les années 1980. Il s’agit ici de la première réédition à Hanoi depuis la réunification du pays (NXB Hội Nhà Văn). Présentation succincte de Mai Kiều.

Editions de 1945 (Hanoi), 1950 (Hanoi) et 1956 (Saigon) © Nhi Linh & TTXVA

NhuongTong_NguyenThaiHoc_2014

(Thethaovanhoa.vn) – 70 năm sau ngày ra đời, sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (1904 – 1949) đã “tái xuất” để đến với bạn đọc. Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam liên kết phát hành.

Nhượng Tống là “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1945, để chuẩn bị sự kiện 15 năm ngày Việt Nam Quốc dân đảng bị dìm trong bể máu, lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 người đồng chí khác lên máy chém ở Yên Bái, Nhượng Tống đã hoàn thành cuốn sách này. Coi việc viết về Nguyễn Thái Học là nghĩa vụ của một người đồng chí may mắn còn sống sót, Nhượng Tống đã dựng lại một thời kỳ lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đồng thời cũng là tiểu sử của chính lãnh tụ tổ chức này từ tuổi học trò.

Bằng góc nhìn của người trong cuộc, Nhượng Tống đã có thuận lợi tuyệt đối. Những tư liệu lịch sử quan trọng về biến cố chính trị một thời mà lâu nay chính sử chưa nhắc được tường tận thì gói gọn trong 140 trang sách, Nhượng Tống đã cho bạn đọc hôm nay biết đến. Đó là những đảng viên trung kiên như Cô Bắc, Cô Giang… diễn biến cuộc tấn công của Việt Nam Quốc dân đảng ở Hưng Hóa và Lâm Thao (Phú Thọ), diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

Đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc trong lời giới thiệu sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống đã viết: “Sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và viết về Nguyễn Thái Học, tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng cùng cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.

Tuy nhiên, cũng có một vài sai sót nhỏ trong khi tái bản cuốn sách này, hy vọng trong những lần tái bản sau, nhà xuất bản sẽ khắc phục được. Đó là việc có đến 3 năm sinh của Nguyễn Thái Học: 1902, 1903 và 1904. Ngoài bìa đề Nguyễn Thái Học (1902-1930). Trong chương 1 “Đời học sinh” viết: “Nguyễn Thái Học sinh ngày mồng 1 tháng mười hai năm 1904. Kỳ thực thì anh tuổi Quý Mão (1903)”.

Chi tiết thứ hai là chú thích ảnh Lễ tưởng niệm nhà yêu nước Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thái Học chưa được chính xác ở câu “Phạm Hồng Thái (người đã dùng bom tự tạo mưu giết Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh Pháp ở Thượng Hải”. Thực ra, Phạm Hồng Thái mưu sát Méc-lanh gắn với tiếng bom Sa Diện thuộc tỉnh Quảng Châu chứ không phải thành phố Thượng Hải.

Mai Kiều

Source : Thể thao & Văn hóa, 20/10/2014.