Une tribune de l’avocat exilé Nguyen Van Dai sur la guerre sino-vietnamienne de 1979 et la responsabilité des deux partis communistes vis-à-vis de leur peuples. De quoi réfléchir sur ce qu’il reste de ce conflit dans les mémoires. A lire sur RFA Blog.
Khi xem xét và nghiên cứu các tài liệu lịch sử thì cho chúng ta thấy rất rõ ràng là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ năm 1950 cho tới nay về bản chất cũng như thực chất là quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) và đảng cộng sản Trung Quốc(CSTQ). Và cuộc xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979 thực chất là cuộc chiến tranh giữa CSVN và CSTQ, mà Nhân dân và bộ đội của hai nước vừa là công cụ và là nạn nhân của sự điên rồ của hai đảng CSVN và CSTQ.
Lúc đó bộ máy tuyên truyền của CSVN gọi CSTQ là bọn bành trướng, bá quyền. Còn CSTQ gọi CSVN là bọn tiểu bá vì lúc đó CSVN tấn công cộng sản Campuchia(Khmer Đỏ).
Tại sao tôi lại nói đó là cuộc chiến tranh giữa CSVN và CSTQ?
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị cai trị bởi sự độc đoán và chuyên quyền của đảng CSVN và CSTQ. Nhân dân hai nước bị hai đảng CS tước đoạt tất cả các quyền tự do và dân chủ. Nhân dân hai nước không có quyền để tham gia lựa chọn hay quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như thể chế chính trị, kinh tế, quan hệ đối nội, đối ngoại, chiến tranh hay hòa bình,…
Đảng CSVN và CSTQ quyết định và định đoạt mọi công việc, mọi chính sách trong nước cũng như quan hệ quốc tế theo những cuồng vọng điên rồ của họ mà họ chẳng cần quan tâm đến sự an nguy hay mong muốn của Nhân dân. Nhân dân chỉ có nghĩa vụ phục tùng và làm theo. Ai phản đối hay chống đối thì bị vu cho là “phản động” và bị bắt cầm tù.
Lire la suite : RFA Blog
Image “à la une” : Une unité d’artillerie de l’armée populaire du Viêt-Nam à l’œuvre lors de la guerre des frontières de 1979 © AFP