Archives par mot-clé : mémoires

“Lire les mémoires de Hà Thúc Ký” – Contribution à l’histoire du parti Đại Việt par Nguyễn Văn Canh

[ndlr] En préambule de son très long compte-rendu de lecture intitulé “Lire les mémoires de Ha Thuc Ky”, Nguyen Van Canh a pris le soin de préciser qu’il ne l’a pas écrit dans un esprit partisan. Membre lui-même du parti Dai Viêt Cach Mang [Parti Révolutionnaire du Dai Viêt] et secrétaire général du Bureau politique de ce parti avant 1975, il entend mettre de côté cet engagement pour proposer une recherche impartiale à partir de sa lecture des Mémoires du chef du parti décédé en octobre 2008. Pour autant, Nguyen Van Canh ne s’interdit pas d’intervenir de façon limitée dans sa recherche pour confirmer les dires du chef du parti à partir de sa propre expérience personnelle au sein de cette organisation politique.

Il se propose également de replacer quelques événements dans une perspective plus large dans l’intention d’éclairer le lecteur sur certains points de détails historiques. Et ceci pour permettre de mieux saisir les motivations de la lutte politique des nationalistes révolutionnaires vietnamiens pour une « juste cause » à la fois contre le colonialisme et le communisme. Il rappelle que des « mémoires politiques » sont par nature la retranscription des activités politiques d’une personne dans un contexte historique donné. De ce fait, les mémoires incluent des explications sur les faits relevant parfois de la seule connaissance de l’auteur. Enfin, il souligne qu’à travers ses mémoires, Ha Thu Ky n’entend pas se dédouaner de ses propres actions commises tout au long de sa lutte politique comme c’est le cas, selon lui, de certains mémoires d’outre-mer publiés ces dernières décennies.

Nous ajouterons de notre côté que les mémoires de dirigeants politiques de partis non communistes sont assez rares pour mériter d’être signaler en tant que source historique. En ce qui concerne le parti Dai Viêt plus précisément, peu de témoignages internes ont été publiés ces dernières années. Outre les trois tomes des mémoires de Pham Van Lieu parus en 2002-2004 (Van Hoa, Houston) et les mémoires de Bui Diem (1987 en anglais et 2000 en vietnamien), il n’existait jusqu’alors pas de témoignage direct de dirigeants de ce parti. Nguyen Ton Hoan (décédé en 2001), Nguyen Ngoc Huy (décédé en 1990) n’ont, semble-t-il, pas laissé de mémoires personnels sur leurs activités politiques ou bien ceux-ci n’ont pas encore été publiés. D’autres personnalités influentes de ce parti comme Dang Van Sung, Phan Huy Quat ou Tran Viet Son sont décédées sans retracer leur action politique très riche dans le Viêt-Nam en révolution et en guerre. A ce titre, les mémoires de Ha Thuc Ky constitue un témoignage rare qui contribue à la compréhension de la guerre civile vietnamienne.

Réf. : Hà Thúc Ký, Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị, s.l. : Phương Nghi, 2009.

* * *

Đọc cuốn Hồi Ký của Hà Thúc Ký

Nguyễn Văn Canh

 

PHẠM VI BÀI VIẾT:

1.Tôi viết bài này không phải với tư cách một đảng viên Đại Việt, lại càng không phải trên cương vị một Tổng Thư Ký Chính Trị Bộ, Đại Việt Cách Mạng trước thời kỳ 1975, viết về cuốn Hồi ký của Chủ Tịch Đảng. Bài viết được soạn thảo với danh nghĩa một người đứng ở vị trí làm nghiên cứu để cho được vô tư. Trong một giới hạn nào đó, một số ít những gì có liên hệ với hoạt động của tôi sẽ được nhắc tới ở đây, chỉ với mục đích là để chứng minh những gì đã xảy ra mà tác giả đã kể lại là đúng.

2. Trong một phạm vi có giới hạn, tôi lược duyệt, có khi khai triển thêm những điều mà tác giả trình bày trong cuốn Hồi Ký “Sống Còn Với Dân Tộc” súc tích này, với ý định là để giúp cho người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, để từ đó hiểu được nội dung của nó.

Qua tóm lược cuốn Hồi Ký này, độc giả đã hình dung ra hình ảnh sự cố gắng đóng góp của các đảng cách mạng quốc gia trong sứ mạng cứu nước trước các nguy biến, nhất là những hi sinh vô bờ bến của các cá nhân đã dấn thân vào con đường hiểm nguy vì mục đích cao cả này. Tất nhiên, những gì mà tác giả cuốn Sống Còn Với Dân Tộc thực hiện là biểu tượng cho một số đóng góp ấy.

3. Hồi Ký chính trị là tài liệu ghi lại các sự kiện như hoạt động của một người trong bối cảnh lịch sử mà tác giả đã trực tiếp hay gián tiếp tham dự. Dĩ nhiên, trong phạm vi này, nó gồm cả những giải thích sự việc trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Độc giả thế hệ này hay mai sau nhờ thế biết được những gì đã xảy ra, chiêm nghiệm để rút ra một bài học về một giai đoạn lịch sử, để sử dụng hay ứng dụng khi phải đối phó ngay cả trong trường hợp cá biệt, riêng của mình.

Điều đặc biệt là cuốn Hồi Ký của Hà Thúc Ký không phải là tài liệu biện bạch cho những hoạt động của mình như đã thấy một số hồi ký xuất hiện tại hải ngoại trong vòng mấy chục năm nay.

Cụ Hà Thúc Ký
01/01/1919 -16/10/2008

 

I. CUỘC ĐỜI

Sau khi tốt nghiệp Kỹ Sư Thủy Lâm tại Đại Học Hà Nội năm 1943, tác giả đã được nhà cầm quyền Pháp bổ nhiệm làm Phó Quận Trưởng Thủy Lâm tại Năm Căn, Cà Mau. Tác giả đã chiếm được địa vị cao và lương bổng ưu đãi trong xã hội thời bấy giờ. Đó là chưa kể đến các lợi lộc mà ngành thủy lâm mang lại cho cá nhân. Dù có điều kiện đi theo con đường hoạn lộ để vinh thân phì gia, vì tác giả đã lọt vào guồng máy hành chính khép kín của chính quyền bảo hộ thời đó, tác giả có thể không cần phải đổ mồ hôi, nước mắt thêm nữa để được thụ hưởng thành quả những cố gắng của mình; nhưng bầu huyết nóng của một thanh niên có lý tưởng phụng sự như tác giả, nên tình hình đất nước diễn biến trong thời điểm ấy là những quan tâm canh cánh bên lòng của tác giả.

Tình hình miền Nam vào lúc đó có nhiều biến chuyển dồn dập. Trước hết là Nhật đảo chính, loại Pháp ra khỏi vị trí đô hộ Đông Dương vào ngày 9 tháng 3, 1945. Kế đó, mấy tháng sau, ngày 15 tháng 8, Nhật đầu hàng đồng minh. Tại miền Nam, tháng 9, 1945, quân đội Anh đến Sài gòn để tước khí giới quân đội Nhật theo kế hoạch Postdam của các đại cường thắng trận. Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 9, 1945. Sau khi vào miền Nam, Quân đội Anh tái võ trang cho 1,400 quân nhân Pháp mà trước đây Nhật bắt làm tù binh. Việt Minh thiết lập Ủy Ban Hành Chánh và Kháng Chiến Nam Bộ.  Ngày 22 tháng 9, quân Pháp nổ súng chiếm Sài gòn.

Chiến tranh chống Pháp bắt đầu tại miền Nam. Trước tình trạng rối rắm này, tác giả trở về Thừa Thiên – Huế. Ưu tư trước sự xâm lăng của thực dân Pháp trở lại đặt ách thống trị trên quê hương, tác giả quyết định không trở về Cà Mau nữa, và cũng như nhiều thanh niên thời đó đã ồ ạt hăng hái tham gia phong trào chống Pháp.

GIA NHẬP GIẢI PHÓNG QUÂN

Tác giả tìm cách gia nhập “Giải Phóng Quân” (lực lượng quân sự Việt Minh), với một tinh thần giống như của bao nhiêu thanh niên cùng thế hệ là “lăn xả vào công cuộc đấu tranh cho dân tộc” và “tin tưởng vào vận hội mới của đất nước.” Như tác giả đã nói “vừa qua thời kỳ bút nghiên, lại quẳng hết sự nghiệp để đầu quân… giải phóng”.

Đó là những hi sinh cao quí của các chàng trai thế hệ xung phong lên đường cứu nước. Ngay khi xin gia nhập “Giải Phóng Quân”, tác giả được bạn bè hướng dẫn vào Ban Đặc Vụ Quân Sự, để làm thủ tục. Lúc này, Ban Đặc Vụ đang cần một chỉ huy trưởng cho đơn vị “Đặc Vụ Quân Sự Lào, đường số 9”. Đơn vị này thuộc lực lượng Việt Minh mà Ủy Ban Hành Chính và Kháng Chiến Trung Bộ cử sang trợ giúp lực lượng “Lào Độc Lập” của hoàng thân Souphanouvong (sau này là lãnh tụ Lào cộng), đối đầu với quân đội Pháp. “Pháp muốn lật lại thế cờ, chuẩn bị mở lại chiến trường Lào…Nếu giữ được quốc lộ 9 là  ngăn chặn quân Pháp kéo về chiếm Khe Sanh và Lao Bảo, uy hiếp Đông Hà, Quảng Trị.”

Dù chưa làm giấy tờ gia nhập, tác giả đã nhận nhiệm vụ khó khăn này trong khi không có một kiến thức quân sự và tình báo tối thiểu, gồm cả đến cách sử dụng võ khí, cũng như chưa từng bắn một phát súng nào từ trước. Khi đảm nhiệm chức vụ chỉ huy một trung đội Đặc Vụ quân sự, tác giả và đơn vị lập tức lên đường đi Tchepone, Lào.

Tại đây, tác giả và những thành viên trung đội được cố vấn của lực lượng Việt Minh huấn luyện về quân sự. Họ là cựu sĩ quan Nhật không chịu đầu hàng đồng minh, ở lại phục vụ trong hàng ngũ Việt Minh.

Nhiệm vụ của đơn vị này là thu thập và cung cấp tin tức về hoạt động của quân Pháp, còn đóng rải rác dọc quốc lộ 9, cho lực lượng Việt Minh. Tác giả bắt tay vào việc thiết lập mạng lưới thu thập tin tức trong khu vực cho quân giải phóng.

Lực lượng Việt Minh quyết định tấn công quân Pháp ở NaKoi. Quân số của Việt Minh có chừng một tiểu đoàn hành quân trong khu vực này, trong khi đó lực lượng của Pháp là một trung đoàn đóng rải rác trong khu vực. Việt Minh tấn công trước. Vì quân Pháp rất mạnh, nên cuối cùng, Việt Minh yếu thế, phải rút lui, chạy về Mường Phin. Bất ngờ quân Pháp truy kích và bao vây căn cứ. Bộ đội Việt Minh chỉ chống đỡ cầm chừng, rồi tìm cách chạy trốn, rồi phân tán trú ẩn trong các nhà của dân chúng địa phương.

Vào tháng 12 năm 1945, Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Trung Bộ cử viên chính ủy đến Khe Sanh để họp với các chỉ huy lực lượng Việt Minh từ Lào về. Kết thúc buổi họp, tác giả đưa ra  một nhận xét trái ý viên chính ủy ấy, và ngay sau đó được chỉ huy trưởng lực lượng Việt Minh cảnh giác rằng tác giả sẽ bị rắc rối về sau và cùng với lời khuyên của viên cố vấn quân sự người Nhật rằng tác giả nên rời khỏi Lào “càng sớm càng tốt, và nên vào Nam hay ra Bắc, chứ đừng về Huế, vì nơi đó  nằm trong vòng kiềm tỏa của viên chính ủy và tay chân bộ hạ của anh ta”. Đồng thời, tác giả nhận được điện tín bằng mật mã của người bạn, làm trong Ban Đặc Vụ ở Huế khuyên tác giả phải rởi khỏi Lào gấp, vì “viên chính ủy đã vu cáo tác giả là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng”. Đó là một “thành phần phản động, vô cùng nguy hiểm”. Như vậy, tính mạng tác giả đã thực sự bị đe dọa trước mắt.

Tác giả rời Lào vào tháng 1 năm 1946, rồi trở lại Hà Nội.

II. DẤN THÂN VÀO HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG

Trở ra Hà Nội lần này, tác giả ghi danh vào trường Dược để tránh dòm ngó và theo dõi của Việt Minh Cộng Sản. Với ngụy trang đó, được sống tại Đông Dương Đại Học Xá như khoảng 5 hay 6 năm về trước, tác giả đã lăn xả vào họat động tiếp tục.

Từ tháng 2 năm 1946, tác giả tuyên thệ gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Hà Nội.

Công tác đầu tiên được giao làm Trưởng Ban Báo Chí Nội Thành. Nhiệm vụ là thu góp, biên soạn, sản xuất và phân phối các tài liệu huấn luyện cho đảng viên, và tuyên truyền ra ngoài quần chúng. Ngoài ra, tác giả còn được giao công tác đặc biệt mà Đảng Trưởng ra lệnh.

Vào thời đểm này, Việt Cộng hoạt động mạnh và có ưu thế tại Hà Nội kể từ khi chúng cướp được chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945. Lực lượng tình báo của chúng rải ra khắp nơi để ám sát, bắt cóc, và đem thủ tiêu những người mà chúng cho là kẻ thù hoặc chống lại chúng. Tại Đông Dương Đại Học Xá, có một chi bộ Cộng Sản chuyên lo công tác này, dưới danh nghĩa Sinh Viên Cứu Quốc. Một số bị sa bẫy và bị thủ tiêu. Đó là trường hợp Phan Thanh Hòa, sinh viên Nha Khoa, bị Sinh Viên Cứu Quốc dụ lên Phú Thọ và thủ tiêu tại đó. Phan Thanh Hòa là anh ruột chị Phan Thanh Bình, về sau là chị Nguyễn Tôn Hoàn. Ngoài khuôn viên đại học, biết bao nhiêu trí thức yêu nước, không chịu hợp tác với Cộng Sản, hay thuộc Đại Việt hoặc Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng bị Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp tương tự. Đảng Trưởng Đại Việt là Trương Tử Anh có tin cho biết là bị mất tích tại Hà Đông và bị thủ tiêu vào thời gian tháng 12 năm đó (1946). Lãnh tụ Lý Đông A của Đại Việt Duy Dân cũng ở trong tình trạng như thế. Đặng Vũ Trứ, con trai BS Đặng Vũ Lạc cũng bị mất tích v.v…

Hoạt động báo chí kể cả phân phối tài liệu học tập trong hoàn cảnh này rất khó khăn, phải được ngụy trang cẩn thận tránh sự phát hiện của tình báo Cộng Sản. Ngay khi di chuyển trên đường phố, cũng phải canh chừng bọn chúng theo dõi. Sinh sống hàng ngày, nhất là ở khu tập thể như Đại Học Xá, cũng phài tính toán như thế nào để Sinh Viên Cứu Quốc, không nghi ngờ, dù chúng thường xuyên rình mò.

Nhân dịp này, tôi thấy cần nhấn mạnh đến phương thức liên lạc để hiểu biết các khó khăn, gian khổ của các nhà cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Mọi liên lạc để báo cáo lên hay nhận chỉ thị từ cấp trên xuống đều được bố trí nghiêm ngặt để sống còn. Và chỉ có một đường dây duy nhất với một người được chỉ định để tránh tiết lộ và đề phòng cả trường hợp phản bội.

Trường hợp của tác giả, thì chỉ nhận lệnh của Đảng Trưởng Trương Tử Anh qua phái viên duy nhất phụ trách liên lạc, Nguyễn Tất Ứng (về sau là Bộ Trưởng Xây Dựng Nông Thôn của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, bị tử nạn máy bay sau ít tuần lễ nhậm chức). Chỉ thị là lên đường về Huế làm phụ tá Xứ Ủy cho Bác Sĩ Bửu Hiệp. BS Hiệp đã được cử vào Trung phục vụ với cương vị Xứ Ủy trước đó. Cùng một phương thức liên lạc qui định trước, Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn cũng nhận được lệnh mật như vậy để trốn tránh VC vì “đang bị theo dõi để ám sát”. Một hôm đang khám bệnh tại bệnh viện Phủ Doãn nằm trên đường Quán Sứ, Hà Nội, BS Hoàn được lệnh của chính Đảng Trưởng Trương Tử Anh qua phái viên phụ trách liên lạc là phải rời bỏ công việc tức khắc và được người hướng dẫn đưa đến một ngôi nhà ở đường Quan Thánh, vì Việt Cộng đang theo dõi khắt khe. Nằm trên căn gác của ngôi nhà ấy vài ngày, BS Hoàn được bí mật đưa đến Hải Phòng và từ nơi đây, người đồng chí tên Minh đưa BS Hoàn xuống một chiếc thuyền đi Hồng Kông, và sau đó BS Hoàn được đưa đến Nam Ninh, Trung Hoa.

Cũng như trước đó không bao lâu, vào cuối năm 1945, Đảng Trưởng Trương Tử Anh bí mật cử 2 đồng chí đầu tiên là Nhân và Tín vào Nam Kỳ để lập cơ sở và phát triển Đảng. Nhân là bí danh của GS Phạm Đăng Cảnh, có một thời gian làm Giám Đốc Nha Tư Thục Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. GS Cảnh hiện ở Rennes, Pháp. Tín là bí danh của GS Nguyễn Tấn Thành, thuộc trường Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. GS Thành đã qua đời tại Niles, Pháp, hơn 10 năm trước đây. Một người thứ 3 được cử vào Nam là Lễ. Lễ hay Mười Lễ là bí danh của Nguyễn Văn Hướng, về sau, năm 1967, làm Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống cho TT Thiệu, trong những ngày đầu của chế độ nền đệ II Cộng Hòa. Có một người khác được đưa vào sau là Nghĩa, được nói là bí danh của Nguyễn Văn Kiểu, anh ruột của TT Thiệu, làm Đại Sứ tại Đài Loan cho đến khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam.

LÀM XỨ ỦY TRUNG KỲ.

Ngày 19 tháng 11 năm 1950, Việt Minh ám sát BS Bửu Hiệp. Đóng vai là một bệnh nhân, cán bộ ám sát Việt Minh xin vào khám bệnh mà phòng mạch đặt tại nhà ở Huế. Tên sát nhân bắn nạn nhân vào đầu trong lúc đang ăn cơm, và BS Hiệp gục chết tại chỗ. Tên sát nhân về sau đã đền mạng. Tác giả được lệnh thay thế BS Hiệp, để phát triển Xứ Ủy Trung Kỳ từ đó.

Cho đến 1950, Đại Việt đã phát triển rất mạnh ở Huế. Nhiều người theo Việt Minh đã nhận ra được âm mưu của họ Hồ. Nhiều thanh niên, trí thức biết rõ Việt Minh, nên đã bỏ hàng ngũ Việt Minh và gia nhập Đại Việt. Đó là nguyên do VC ám sát BS Bửu Hiệp. Đây là biện pháp khủng bố “làm nhụt nhuệ khí của Đảng Đại Việt.”

Xứ Ủy Trung Kỳ “nhắm vào giới trẻ là thành phần tràn đầy năng lực để lôi cuốn giới sinh viên, đồng thời tìm cách đưa người vào các cơ quan chính phủ, nhất là chú trọng vào vấn đề an ninh tình báo để đối đầu với Cộng Sản nằm vùng”. Chính vì thế mà chương trình bình định tại tỉnh Quảng Trị do cán bộ Đại Việt hỗ trợ dưới thời hai Tỉnh Trưởng Trần Điền (bị VC bắt và giết vào dịp Tết Mậu Thân ở Huế) và GS Nguyễn Văn Mân (hiện ở Texas, Hoa Kỳ) là hai tỉnh trưởng được ca ngợi rất thành công. Quảng Trị là tỉnh địa đầu của miền Nam, và dĩ nhiên là mục tiêu ưu tiên của Cộng Sản Bắc Việt nhắm vào, đặt hạ tầng cơ sở, để từ đó dùng Quảng Trị làm đầu cầu thôn tính miền Nam.

Đảng ủy Huế -Thừa Thiên được phát triển mạnh để làm bàn đạp cho Đại Việt phát triển ở miền Trung.

III. VỤ BIẾN ĐỘNG VÀ CHIẾN KHU BA LÒNG

NGUYÊN NHÂN: tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ gia đình họ Ngô.

Hiệp định Genève được ký vào 21 tháng 7 năm 1954. Việt Nam bị chia làm hai. Hiệp định qui định Việt Minh Cộng Sản (Cộng Sản) phải rút về bên kia vĩ tuyến 17, và ranh giới phân chia hai miền là cầu Hiền Lương, nằm trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Để thi hành hiệp định, CS phải rút quân đội ra khỏi căn cứ của chúng, tập trung lại để di chuyển ra Bắc (tập kết ra Bắc). Cũng nên để ý đến một sự kiện là tại một số nơi như ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam v.v… quân Việt Cộng đã chống trả quân đội quốc gia đến tiếp thu. “Máu đã đổ để thu hồi đất đai cho tổ quốc “.

Thời gian này, Trần Điền là tỉnh trưởng Quảng Trị. Cán bộ Đại Việt ở địa phương “xung phong” hợp tác với tỉnh trưởng để tiếp thu các căn cứ địa ấy. “Chủ trương này được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (lúc đó mới lên cầm quyền) chấp thuận, khi ông đi kinh lý miền Trung hồi đầu năm 1955″, tuy nhiên lại bị ngấm ngầm chống đối bởi một số người tại địa phương”. Hồi Ký nhấn mạnh rằng họ là “chân tay của Cố Vấn Chỉ Đạo miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn”… Mâu thuẫn này là nguyên nhân chính đưa dẫn tới sự đụng độ về mặt quân sự giữa hai bên, về sau này được gọi là Biến Động Ba Lòng”. Vì tại địa phương, “cấp trên của tỉnh trưởng Trần Điền là Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần có những tính toán khác và bất thần quyết định hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng, dù đã bắt đầu thực hiện.

Ba Lòng là một chiến khu quan trọng của Việt Minh Cộng Sản thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm sát biên giới Lào. Kế hoạch tiếp thu ấy đã được chấp thuận, và đã được các sĩ quan gốc Đại Việt thi hành một phần. Hai đại đội Cảnh Bị do sĩ quan gốc Đại Việt chỉ huy đã vào chiếm giữ chiến khu. Còn hai đại đội khác chờ ngày xuất quân là lên đường. Đúng sáng ngày xuất quân, trong một buổi lễ trọng thể trước tòa Hành Chánh Tỉnh đang cử hành, Tòa Đại Biểu Trung Phần gủi cho tỉnh trưởng Quảng Trị một công điện hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng.

Vì quyết định quá đột ngột này làm cho những sĩ quan gốc Đại Việt phụ trách đi tiếp thu Ba Lòng “ngỡ ngàng và đẩy họ vào hoàn cảnh không biết phải hành động thế nào cho phải. Rồi họ phản ứng theo cảm tính và chống trả…”

Hồi ký có nói rằng “Đại Việt khi chống trả lại nhà cầm quyền địa phương và tuyên bố ly khai quả thật là sai trái”. Hà thúc Ký viết: “Một số chi tiết không được giải thích, tại sao chính quyền địa phương lại đi ngược lại hẳn với chính quyền trung ương?. Họ không được giải thích?. Rồi đến khi (quân đội) tấn công, họ không được một cơ hội biện bạch !”

Kế hoạch tiếp thu các căn cứ của VC gồm cả chiến khu Ba Lòng như thế nào?

“Tỉnh Trưởng đề nghị lên Trung Ương qua Tòa Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần kế hoạch phối trí lực lượng và đã được chấp thuận như sau: Tỉnh có 10 đại đội Cảnh Bị (sau này gọi là Bảo An, rồi sau cùng là Địa Phương Quân) được sử dụng để tiếp thu căn cứ của VC. Mỗi đại đội gồm 150 người. Riêng tại căn cứ Cùa và Ba Lòng, lực lượng tiếp thu là 4 đại đội. Sau khi tiếp thu, Ba Lòng sẽ trở thành một quận hành chánh kiểu mẫu. Đại Úy Nguyễn Ngọc Cứ được tỉnh trưởng cử làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng. Sau Tết Nguyên Đán (1955), trong khi chờ đợi sự vụ lệnh chính thức làm Quận Trưởng, Đại Úy Cứ được lệnh Tỉnh Trưởng đem hai đại đội lên Ba Lòng trước để chuẩn bị tiếp thu và gây dựng cơ sở. Đại Úy Cứ chia lực lượng ra làm hai cánh: một đại đội đi đường thủy, ngược sông Thạch Hãn và một đại đội đi đường bộ lên Cam Lộ, vào Ba Lòng qua ngả Kho Muối.

Hai đại đội còn lại tiếp tục ở Thị Xã, chờ làm lễ xuất quân chính thức, rồi lên đường.

Sau đó ít hôm, Tỉnh Trưởng Trần Điền ký sự vụ lệnh bổ nhiệm Đại Úy Cứ làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Cảnh Bị Ba Lòng, đồng thời ấn định ngày 19 tháng 2, năm 1955 làm lễ xuất quân. Buổi lễ được tổ chức trọng thể trước tòa Hành chánh Tỉnh, dưới sự chủ tọa của Tỉnh Trưởng Trần Điền để tiễn đưa tân Quận Trưởng và 2 đại đội Cảnh Bị còn lại lên đường.

Vào 8 giờ sáng ngày 19 tháng 2 năm 1955, trong lúc đang làm lễ xuất quân trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, đột ngột nhận được công điện từ Huế đánh ra, ra lệnh đình chỉ chiếm đóng Ba Lòng. Tỉnh Trưởng Trần Điền quyết định rằng đoàn quân cứ tiến hành theo chương trình đã định. Ông sẽ thương nghị với thượng cấp”.

Tỉnh Trưởng Trần Điền và Thiếu Tá Hoàng Văn Hiền, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Bị (Bảo An) Tỉnh về trình diện Tòa Đại Biểu Chính Phủ ở Huế. Quyết định của Trần Điền bị Đại Biểu Chính Phủ coi là “bất tuân thượng lệnh’. Sau đó, Tỉnh Trưởng được ra về, còn Thiếu Tá Hiền bị đưa sang Nha Bình Trị giam lỏng. Trần Điền phản đối và đòi ở tù tại Huế cùng với Thiếu Tá Hiền.

LỆNH GIẢI GIỚI TRỰC TIẾP BAN RA CỦA CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH CẨN

Ông Ngô Đình Cẩn cho mời GS Nguyễn Văn Mân của Đại Việt đến, ra một tối hậu thư là các đơn vị ở Ba Lòng phải trở về thị xã và nộp tất cả võ khí. Ông Cẩn còn nặng lời rằng không tuân lệnh, thì sẽ bị dẹp, tới lúc đó tất cả sẽ vào ngồi tù. GS Mân khẳng khái trả lời: “Chúng tôi hân hạnh ở tù dưới chế độ cụ Ngô.”

Năm ngày sau, Bộ Tư Lệnh Quân Khu II ra lệnh cho một tiểu đoàn Bộ Binh, một đại đội Thiết Giáp đưa Thiếu Tá Hiền về Quảng Trị, đến thẳng văn phòng Tỉnh Đoàn Bảo An, buộc ký lệnh thu hồi tất cả võ khí của các đại đội ở các quận và thị xã đem về nộp vào kho của tỉnh đoàn, buộc Thiếu Tá Hiền ra lệnh cho tiểu đoàn ở Ba Lòng trở về thị xã. Sau đó Thiếu Tá Hiền được trả tự do và tước hết quyền hành. Ngay chiều hôm đó, Thiếu Tá Hiền đi thẳng lên Ba Lòng. Ngoài ra, vì thấy chính quyền quyết định như vậy, Thiếu Tá Phạm Văn Bôn, Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân 610 đang đóng quân ở Quảng Nam và  Đại Úy dù Phạm Văn Đồng với một trung đội Dù nghe tin như vậy, tuyên bố ly khai và kéo quân về Ba Lòng.

“Chính quyền đã dồn họ vào thế phải chống đối dù biết rằng đằng nào cũng gặp nguy hiểm”. Anh em sĩ quan gốc Đại Việt quyết định “đã bị dồn vào chân tường, thì chỉ còn cách là ‘họ đánh thì mình đỡ’. Đằng nào cũng vào tù, nhưng ngẩng mặt mà vào tù, không chịu áp bức, không chấp nhận sự bất công.”

QUÂN ĐỘI TẤN CÔNG BA LÒNG

Đệ Nhị Quân Khu điều động 3 tiểu đoàn thiện chiến nhất để lập thành Đòan Quân Thứ Lưu Động lên Ba Lòng. Sau đợt tấn công đầu tiên không vào được mục tiêu, vì Chỉ Huy Trưởng chiến dịch là Trung Tá Phan Văn Cách không có ý định ‘tàn sát lẫn nhau’. Bộ Tư Lệnh đệ II Quân Khu đưa Trung Tá Lê Văn Nghiêm lên thay thế. Quân đội dùng công binh mở đường để đem đại bác vào tận Đá Nổi để tác xạ vào Ba Lòng. Cầm cự đến ngày 9 tháng 3, năm 1955, quân trú phòng bị bất ngờ khi quân chính phủ tiến vào phía sau, chiếm kho đạn và lương thực. Ba Lòng thất thủ. Lực lượng Đại Việt rút về Ba Hi, bên kia biên giới Lào.

Ngày 10 tháng 3, Ban chỉ huy quyết định giải tán lực lượng. Th. Tá Hiền và Đại Úy Cứ dẫn một số anh em về Quảng Trị. Họ bị giam ỏ nhà lao Thừa Thiên cho đến 1977, Tòa quân sự Huế mới đưa ra xét xử. Còn chừng 100 người ở lại và lén về ẩn náu tại làng Ven. Tại đây, một số chết dần vì bệnh tật, hoặc sa vào tay Việt cộng. Ít người khác lẻn về Huế, rồi cuối cùng cũng bị bắt.
Chung cuộc,Tỉnh trưởng Trần Điền bị cách chức và loại ra khỏi ngạch công chức. Những sĩ quan chỉ huy Ba Lòng, người thì bị án tù, khổ sai và một số vắng mặt bị khổ sai chung thân.

Nhận xét về biến cố Ba Lòng:

Dựa trên các sự kiện được trình bày trong cuốn Sống Còn Với Dân Tộc, người đọc thấy rõ được sự mẩu thuẫn giữa chính quyền Trung Ương với  chính quyền địa phương. Sự việc này bắt nguồn từ ở mối nguy cơ mất chức của  viên Đại biểu Chính Phủ tại Trung Phần Việt nam: Nguyễn đôn Duyến.

Trong cuộc viếng thăm Quảng Trị vào đầu năm 1955, Thủ tướng Diệm ngợi khen Tỉnh Trưởng Trần Điền về thành quả đã đạt được, ban cấp Bảo Quốc Huân Chương, chấp thuận kế họach tiếp thu các căn cứ VC, và lại công khai nói rõ ý định của Thủ Tướng Diệm là sẽ đưa Trần Điền làm Đại Biểu Trung Phần.

Kẻ sắp bị mất chức trong trường hợp như vậy như Nguyễn đôn Duyến phải tìm cách diệt kẻ “thù” của mình. Có như thế, thì mới giữ được ghế của mình. Dưới triều Ngô, ai cũng biết có nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ gia đình của TT Diệm :Giám Mục Ngô đình Thục, Ngô đình Nhu, Ngô đình Cẩn. Những nhân vật này được coi là trung tâm quyền lực thực tại ( de-facto), nghĩa là không có chức vụ chính thức trong chính quyền, ngay cả đến luật pháp căn bản để thiết lập ra quyền lực ấy cũng không có. Và mọi người đều hiểu rằng họ là Cố Vấn của  Ông Diệm. TT Diệm là người nắm quyền chính thống , được Hiến Pháp ban cấp quyền hành. Chính ông nhiều khi lại không hành sừ quyền của mình liên quan đến những vấn đề của quốc gia. Quyền hành của TT Diệm  bị chi phối bởi những người thân trong gia đình của ông. Chi phối ở đây không có nghĩa là anh em ông Diệm gây ảnh hưởng đối với trung tâm quyền lực chính thống là ông Diệm, mà là hạn chế quyền hành của ông, có khi thay thế hay vướt quá cả quyền hành của ông. Vì nhu nhược trước các hành động của các trung tâm quyền lực khác  của gia đình, mà nhất là gia đình có truyền thống phong kiến, Ông  Diệm không dám hay không thể nắm hay hành sử quyền hành mà Hiến Pháp, hay là gọi là do  quốc dân giao phó.

Trường hợp vụ Biến Động  Ba Lòng là một thí dụ. Kẻ sắp mất chức là Nguyễn đôn Duyến. Làm Đại biểu chính phủ ở Trung Phần Việt nam, Ông Duyến đã phải được che chở của trung tâm quyền lực ở địa phương là ông Ngô đình Cẩn. Nếu không có sự chấp thuận của ông Cẩn, ông Duyến hay bất cứ ai không thể có địa vị nào ở Miền Trung. Trong thời gian nhà Ngô cai trị, người ta đã chứng kiến nhiều trường hợp sự lạm quyền đã xảy ra và ông Diệm đều lặng thinh. Thí dụ Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung  dưới quyền điều khiển của  Dương văn Hiếu hoạt động tài Sài gòn. Đoàn này do Ông Cẩn từ Huế lập ra, chỉ đạo và không  thống thuộc hệ thống An ninh của Trung Ương. Quyền hành của nhóm này còn mạnh hơn hay cao hơn cả hệ thống an ninh chính thức cuả quốc gia.Như vậy phạm vi “ảnh hưởng” của ông Cẩn không chỉ giới hạn ở Miền Trung. Hậu quả là có nhiều tướng lãnh, bộ trưởng v.v. từ Sài gòn bay ra Huế để chúc tết hay dự ngày sinh nhật của ông Cố Vấn Miền Trung để mưu cầu một ân huệ.

Nhờ  quyền hành  rất lớn như thế của ông Cố vấn và là người đỡ đầu, ông Duyến đi tới  quyết định chấm dứt kế hoạch tiếp thu Ba Lòng đã được ông Diệm chấp thuân từ trước và đã bắt đầu thi hành một phần rồi. Lại ra lệnh chấm dứt vào đúng phút chót  là lúc tổ chức “lễ xuất quân” để đánh vào mặt và hạ uy tín Trần Điền. Lệnh của ông Duyến dù có trái với quyết định  trước đó của chính ông Diệm, nhưng lệnh ấy vẫn được ông Diệm  hợp thức hóa bằng cách  trừng phạt, và bắt bớ, truy tố “các kẻ thù” của ông Duyến về tội “phá rối trị an”, và “vi phạm an ninh quôc gia”.  Tỉnh trưởng Trần Điền là mục tiêu của ông Duyến. Ông Trần Điền và các sĩ quan Đại Việt trong công tác tiếp thu chiến khu Ba Lòng, dù sẵn sàng chấp nhận phải đổ máu, là nạn nhân của tranh chấp quyền hành trong gia đình Nhà Ngô. Lệnh hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng của ông Duyến được ông cố vấn Cẩn chính thực “bao yểm” khi ông Cẩn mời GS Nguyễn văn Mân tới “nhà”, để “chỉ thị”  rằng sĩ quan Đại Việt phải giải giới về trình diện tại Quảng trị, nếu không  sẽ bị bỏ tù.

Tôi có gọi điện thoại nói chuyện với cựu Thượng Nghị Sĩ  Mân , hiện tại ở Texas về vấn đề này. TNS Mân xác nhận rằng có trả lời ngay ông Cẩn rằng ” Đại Việt chúng tôi rất vui mừng ở tù dưới triều đại cụ Ngô”.  Hành động của chính quyền địa phương đã dồn sĩ quan Đại Việt vào vị trí phải chống trả lại , nghĩa là họ quyết định “ngẩng  đầu lên mà đi”. Cũng vì  hành vi “ngẩng đầu mà đi” này đối với người em của ông Diệm, là Cố Vấn Cẩn, mà GS Mân bị tòa án quân sự phạt tù 6 năm, dù GS Mân không có một hoạt động nào dính líu đến vụ Ba Lòng. Lý do được viện dẫn trong bản án là : phá rối trị an và vi phạm an ninh quốc gia.

IV. NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP ĐẠI VIỆT

Hồi ký nói: “Từ 1956, Đại Việt bị chính quyền dồn vào tình thế bất lợi. Các hoạt động của Đảng không những bị ngưng trệ và càng ngày càng lâm vào bế tắc”.

Đẩ làm sáng tỏ vấn đề này,  hồi 1992 , BS Nguyễn tôn Hoàn kể với tôi rằng ” sau khi ông Diệm ở Mỹ về, thì thái độ của ông ấy  thay đổi hẳn. Trước khi xuất ngoại, vì tôi là người đứng đầu phong trào  Đại Đoàn Kết và Hòa Bình để vận động yểm trợ ông ấy. Ông ấy còn dặn ông Nhu rằng cần phải vận động khối Hòa Hảo và Cao Đài và phải nhờ BS Hoàn giúp liên lạc và giới thiệu. Ông Diệm còn nói rằng hai giáo phái đó không chấp nhận hợp tác với ông Nhu. BS Hoàn phải đích thân đưa ông Nhu đến gập các nhà lãnh đạo của hai khối này để giải quyết vấn đề hợp tác để ủng hộ ông Diệm. Nay thấy ông Diệm tỏ vẻ thờ ơ và có thêm được tin tức về âm mưu đàn áp đối lập đã lộ rõ. Ngay trong giai đoạn đầu cũng đã có tin  việc thủ tiêu Nguyễn bảo Toàn, Vũ tam Anh (1)…. Tôi thấy có một mối nguy hiểm cho tôi. Tôi đến gập ông Diệm và nói rằng tôi cần đi ngoại quốc. Ông Diệm hỏi tai sao tôi muốn đi như vậy. Tôi trả lời thẳng với ông Diệm rằng: ” Nêu tôi ở lại, có ngày anh sẽ giết tôi.” Kế đó, ông Diệm gọi ông Nhu vào văn phòng, bảo ông Nhu: ” làm thủ tục để BS Hòan xuất ngoại.”

Rồi, ngày 3 tháng 4 năm 1957, Tòa án quân sự Sài gòn xử  tù một số đảng viên Đại Việt thuộc Xứ Bộ Miền Nam trong số này có ông Phan thông Thảo; và ngày 7 tháng 10,1958 , tòa quân sự Nha Trang cũng xử một số Đảng viên Đại Việt. Thí dụ Bà Trương thị Thỉnh, em ruột của Đảng trưởng là một nạn nhân, bị 3 năm tù. Tất cả bị qui tội “phá rối trị an” và bị án tù, dù họ không có liên hệ gì đến vụ Ba Lòng. Ngoài ra, Trương tử An, một em ruột khác của Đảng trưởng Đại Việt bị thủ tiêu vào giai đoạn này. (2).

V. ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG VIỆC XÂY DỰNG DÂN CHỦ, TỰ DO Ở THƯỢNG TẦNG

A). CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG QUỐC GIA TRONG CÔNG CUỘC GIÀNH CHỦ QUYỀN DÂN TỘC KHỎI TAY NGƯỜI PHÁP, VÀ  THAM DỰ VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHÁT HUY CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA

1. PHONG TRÀO ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ HÒA BÌNH, 1953.
Tình hình đất nước vào năm 1953 rất bấp bênh, lòng dân phân tán. Các phe phái dằng co, những người chủ trương Nam Kỳ tự trị sau khi thất bại âm mưu của họ tỏ ra bất mãn và chống đối tích cực. Thục dân Pháp đã được người Anh thỏa hiệp cho vào Sàigon, và Tàu nhượng cho Pháp vào Miền Bắc và nay ở trong vị thế lăm le  đặt ách thống trị trở lại, dù Pháp đã ký hiệp ước trao trả độc lập cho Việt nam.

Về phía Việt minh, thì Hồ chí Minh đã  được Mao viện trợ quân trang, quân dụng để phát động đấu trang võ trang qui mô. Mao cử  Trần Canh sang làm cố vấn về mặt quân sự, viện trợ quân trang quân dụng cho Hồ để đánh Pháp. Dưới sự chỉ đảo của Trần Canh, quân Việt Minh thắng trận đầu tiên tại Cao bằng, Lạng sơn (1950),  rồi những năm kế đó,  dồn quân Pháp lui vào vùng Trung Châu, Bắc Phần, gây rối tại nhiều khu vực do Pháp kiểm soát. Dưới sụ lãnh đạo chính trị của Lã quí Ba, Hồ cải tổ chính quyền, chuẩn chị công cuộc Cải Cách Ruộng Đất, thiết lập hệ thống thuế để củng cố thế lực. Tại Miền Bắc Trung Phần,  Việt minh cộng sản kiểm soát được nhiều nơi và các vùng phía Nam Trung Phần trở thành các khu vực tranh chấp giữa Pháp và Việt minh.

Trước tình thế đó, các lãnh tụ Đại Việt quốc dân Đảng của ba miền: BS Nguyễn đình Luyện thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, BS Nguyễn tôn Hòan, Xứ ủy Nam Kỳ, và Kỹ sư Hà thúc Ký, Xứ ủy Trung Kỳ họp và quyết định ra thành lập Phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình. Mùa thu năm 1953, phong trào ra đời. Mục đích là kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại “cải tổ định chế (cơ cấu chính quyền), thay đổi nhân sự để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tình thế và áp lực với Pháp trao trả độc lập thực sư cho Việt nam.”

Phong trào được thành lập và tại 3 Miền Nam Trung Bắc, mỗi miền có một Ban Đại Diện. Tại Trung  Phần, Ngô đình Nhu làm chủ tịch và tác giả làm Phó. Sự việc này chứng tỏ một điều là Đại việt nói chung và tác giả nói riêng , vì ý thức quyền lợi và tương lai của  dân tộc, đã vận động thành lập Phong trào với mục đích đòi lại chủ quyền thực sự cho dân tộc khỏi tay của thực dân Pháp. Chúng có âm mưu đặt ách thống trị trở lại, sau khi chúng đã bị Nhật bản đảo chánh chừng một thập niên trước đó. Hơn thế nữa, tập hợp này sẽ  tạo một sức mạnh của toàn dân chống lại sự bành trướng của Công sản Việt nam có sự tiếp sức và chỉ đạo của Cộng sản quốc tế, nhất là của Tàu cộng. Ngô đình Nhu với tư cách là Chủ Tịch Phong Trào tại Trung Phần lại lập thêm một bộ phận tham mưu riêng gồm một số tay chân thân tín tại Sài gòn (Nam Phần), ở nơi đây là phạm vi hoạt động đã được giao cho BS Nguyễn tôn Hoàn chịu trách nhiệm.  Bộ phận này của Ngô đình Nhu chống lại một số người Ban chỉ đạo Phong trào của Miền Trung và như đã nói, chính Ngô đình Nhu làm Chủ tịch. Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ này, Đại Việt cử ông Đoàn Thái ( hiện cư ngụ tại Fort Smith, AR)  làm trung gian, tiếp tay hòa giải.

Ngày 6 tháng 1, 54  Phong trào ra mắt tại Sài gòn với 100 đại biểu của các tố chưc thành viên. Tại buổi họp này, Phong trào biểu quyết một lá thư gửi Quốc trưởng Bảo Đại thỉnh nguyện cải tổ định chế, triệu tập Quốc Hội và ban hành Hiến pháp. Phong trào ‘hậu thuẫn cho Ngô đình Nhu và nhóm công giáo ủng hộ Ngô đình Diệm, vả gây được tiến vang khắp ba Kỳ’.

Về mục tiêu giành lại chủ quyền, thì “ngày 4 tháng 6 năm 1954, Thủ tướng Pháp Lauriel và Thủ tướng Việt nam Bửu Lộc ký thỏa ước thi hành Hiệp Định Elysée để kiện toàn độc lập cho Việt nam.”

Phong trào Đoàn Kết và Hòa Bình lúc đầu gồm nhiều nhận vật, gồm cả những người thân Pháp. Về sau, Phong trào chỉ còn gồm có Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Hội, Phục Quốc Quân,các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức Công Giáo.

2. MẶT TRẬN DÂN CHỦ XÃ HỘI QUỐC GIA,1969.

Vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân (1968), phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao, gây một áp lực mạnh đối với chính quyền Hoa Kỳ. Mục tiêu  của chúng là đòi hỏi cắt đứt mọi hỗ trợ tài chánh cho Việt nam Công Hòa, và rút quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam, để Miền Nam tự chống đỡ lấy, tự  mình chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản quốc tế mà Cộng sản Việt nam  là một thừa sai.

Để làm nhẹ bớt áp lực đó, Đại sứ  Bunker, đại diện chính quyền Hoa Kỳ kêu gọi các đảng phái quốc gia tập hợp xung quanh chính quyền của TT Thiệu thành một tập thể rộng lớn, hỗ trợ cho mục tiêu chống lại Cộng sản mưu toan đánh chiếm Miền Nam.

Tôi và chủ tịch Hà thúc Ký đi họp một số buổi  họp với các chính đảng có biểu lộ ý định ngồi lại với nhau trong Mặt Trận.

Tromg buổi cuối cùng, mở rộng gọi là khoáng đại hội nghị của các chính đảng gồm khoảng 100 đại biểu  của các chính đảng ấy do Nguyễn văn Hướng triệu tập, các đại biểu bầu 3 đại diện lên làm chủ tọa đoàn để điều khiển Hội Nghị. Ba đại diện đó là Trịnh quốc Khánh, Ngô Khắc Tỉnh và tôi. Tôi đề nghị một cuộc hội ý riêng, tại chỗ giữa 3 người chúng tôi  để xác định qui tắc và phương pháp sinh hoạt  cho hữu hiệu, cũng như đề cử  một người làm đại diện của chủ tọa đoàn đứng ra điền khiển  hội nghị. Chủ tịch Khánh và Dược sĩ Tỉnh đồng thanh cử tôi  lãnh trách nhiệm này, vì lý do ” trẻ hơn và năng động…”

Chúng tôi đã hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp và Mặt Trận đã ra đời.

Chủ đích của Đại Việt Cách Mạng tham gia Mặt Trận, không phải chỉ để tiếp tay cho chính quyển Hoa Kỳ phản ứng lại phong trào phàn chiến tại Mỹ. Đại Việt Cách Mạng còn muốn đóng góp thực sự  vào công tác bảo vệ “hạ tầng ” chống lại sự khuynh loát của Cộng sản. Đó là loại các phần tử VC nằm vùng tại nông thôn ra khỏi thôn ấp, củng cố và lành mạnh chính quyền nông thôn để từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Vào thời điểm này, tài liệu nghiên cứu của tôi cho biết rằng với trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, hạ tầng cơ sở của Việt Cộng đã bị vỡ nát. Con số chi bộ VC được ước tính chỉ còn độ 400 trên toàn quốc. Tuy nhiên các chi bộ này không toàn vẹn. Có chi bộ chỉ còn bí thư. Chi bộ khác còn một vài ủy viên… Chúng phải lẩn trốn, y như thời kỳ sau hiệp định Genève.

Tôi là người viết kế hoạch để Chủ Tịch Ký đưa ra cho Hội Đồng Chỉ Đạo của Mặt Trận có trụ sở ở đường Bà Lê Chân, Sàigon, thuyết phục các thành viên đóng góp sức mình vào công tac trọng đại này.

Không một chính đảng trong Mặt Trận có thực lực dải rộng trên toàn lãnh thổ. Vì thế kế hoạch trù liệu sự phối trí nhân sự và hoạt động linh động. Ở nơi nào một đảng nào mạnh nghĩa là nhiều đảng viên đảm nhiệm công việc nặng nhọc hơn, với sự hỗ trợ của cá đảng khác. Ở những nơi không có hiện diện của một đảng nào, chính quyền địa phương phải lo bố trí nhân sự thay thế. Điểm quan trọng là các cơ sở của Mặt Trận ở địa phương có nghĩa vụ cung cấp tin tức về ‘hạ thầng cơ sở ‘của VC để  chính quyền quyết định. Như vậy, Mặt Trận không dẫm chân lên chính quyền, hay cản trở hoạt động của chính quyền..

Trong cái gọi là chiến tranh nhân dân của Mao trạch Đông mà Hồ được huấn luyện để thực hiện, thì đơn vị đảng CS  ở hạ tầng đóng vai trò quan trọng. Ngoài công tác kiểm soát dân chúng bằng bạo lực ( khủng bố), hạ tầng cơ sở của VC là các chi bộ đảng thu thuế bằng nhất là hiện vật ( như lúa gạo) và  huy động ( bắt buộc) nông dân vận chuyển lúa gạo để tồn trữ ở một nơi nào đó khi quân đội hành quân đi qua có lương thực để ăn. Hạ tầng cơ sở VC còn làm nhiệm vụ tình báo, nghĩa là tìm kiếm và cung cấp tin tức cần thiết để cho quân đội hành quân… Muốn lảm được hai công tác này (dĩ nhiên còn nhiều công tác khác), đơn vị Đảng  ấy ở nông thôn luôn sử dụng mọi biện pháp có thể có để đạt mục tiêu của chúng. Hạ tầng VC là người trong thôn xóm. Chúng biết từng người trong thôn ấp. Chúng dùng mọi thủ thuật để vận động mỗi cá nhận, từng cá nhân vào họat động mà chúng muốn, quan trọng hơn hết bằng là bạo lực, kể cả khủng bố: ám sát, giết chóc v.v.. nếu cần.  Mọi cá nhân đều sợ, nên phải ‘thi hành.’ Nhiều cá nhân bị áp lực nhận công tác nhỏ  như vậy, góp vào thành công việc lớn. Tuy nhiên, ở nơi nào VC không xâm nhập được, vì không có ‘hạ tầng cơ sở nằm vùng”, VC không làm gì được. Đó là vùng Hòa Hảo. Đó là vùng người công giáo sống  tập trung. Nhiều khu vực Quảng trị, Thừa thiên, Quảng nam, Quảng ngãi, Qui nhơn,  Phú yên,  ở những nơi Đại Việt và VNQDD mạnh,  lả những thí dụ khác. Điều quan trọng trong Kế hoạch này là các đảng phái tại nông thôn là một tập thể bảo trợ cho các cá nhân, nên VC không thể hay khó có thể vận dụng được. Hơn nữa, mỗi cá nhân biết được có đoàn thể của mình hậu thuẫn, hướng dẫn, nên có can đảm đứng ra ‘tố cáo’ các phần tử khả nghi hay nằm vùng (các vùng Hòa Hảo và Công giáo cũng vậy) qua tập thể của mình. Còn mỗi cá nhân riêng rẽ  ở nông thôn bị  VC tiếp xúc, thường giữ kin đáo, lặng yên vì sợ, nhất là ám sát hay bắt cóc là biện pháp VC thường sử dụng  Trong tình thế này, họ thường bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của VC. Đó là điểm mấu chốt cho sư thành công trong công tác vận động của CS.

Kế hoạch này chẳng bao giờ được mang ra thi hành. Khi viết kế hoạch, tôi không có ảo tưởng rằng Chủ tịch Đoàn, dĩ nhiên  TT Thiệu lả Chủ tịch của chủ tịch đoàn, có thể hiểu được tầm quan trọng của vấn đề để giải quyết cuộc chiến do CSVN xâm lược. Hơn nữa, những kẻ được đưa vào ngồi trong chính quyền, trung ương cũng như địa phương , dù bằng phương cách nào đi chăng nữa cũng chỉ muốn độc quyền hành động, không muốn chia sẻ quyền hành với bất cứ ai, kể cả e ngại những dòm ngó của kẻ khác…, dù kế hoạch này qui định các ủy ban Mặt Trận  địa phương là một bộ phận tư nhân, đóng góp cho chính quyền bằng cách thu lượm, đánh giá tin tức về VC nằm vùng, giúp cho chính quyền thực hiện công tác bình định trong phạm vi trách nhiệm của họ.

Tác giả  cuốn Sống Còn Với Dân Tộc khi nói về Mặt Trận bị giải thể, nhấn mạnh rằng các thành viên trong Chủ Tịch Đoàn ra đi “không kèn , không trống” . Trái lại, lễ  khai mạc được tổ chức tại rạp Rex ở Sàigòn, long trọng, ‘rầm rộ’.

Tại sao như vậy, tôi nghĩ rằng TT Nguyễn văn Thiệu , chủ tịch Mặt Trận cảm thấy đã đạt mục tiêu về phía Mỹ đòi hỏi rồi, và không cần có lực lượng  nào hẫu thuẫn nữa. Đó là chưa kể đến sự kiện là suốt trong thời gian gọi là hoạt động của Mặt Trận, chẳng có gì xảy ra, ngoài một số buổi họp chiếu lệ, tẻ nhạt, của các chủ tịch trong Chủ tịch đoàn chỉ có tính cách tượng trưng để quảng cáo hay tô vẽ vẻ đẹp cho chế độ. Ông Thiệu cũng chẳng đến họp. Người ta có cảm tưởng rằng các chính đảng tham dự bị TT Thiệu cầm chân. Sau đó, hầu hết các chính đảng có chân tromg Mặt Trận đứng vào vị trí chống đối với TT Thiệu.

Các sự kiện này đưa đến một giải thích thứ hai là âm mưu của TT Thiệu là tiến tới độc tài. Ông Thiệu  cho lập đảng Dân Chủ  với phương tiện của chính quyền để nắm trọn quyền hành trong tay, dù trước đó đã  phải ứng cử độc diễn. Với Luật ủy Quyền được Quốc Hội thông qua để chuẩn bị  ứng cử nhiệm kỳ 3,  với qui chế chính đảng mới thay thế qui chế đã ban hành trước, TT Thiệu đã lộ rõ âm mưu này. Sắc Luật 060 vào ngày 27 tháng 12, 1972 ( trước ngày hết hạn ủy quyền), đòi hỏi các chính đảng phải tái tổ chức trên phạm vi toàn quốc hay là bị giái tán. Rồi đến các luật lệ tiếp theo ban hành vào tháng 5, 1973, giải tán 26 chính đáng hợp pháp. Các đảng đó đã hội đủ điều kiện và đã đăng ký ở Bộ Nội Vụ theo luật Qui Chế Chính Đảng và  đang hoạt động. Nay  chỉ để một mình Đảng Dân Chủ của TT Thiệu hoạt động mà thôi. (3)

Từ 1969, TT Thiệu quá say mê củng cố quyền hành, tập trung nỗ lực quốc gia vào mục tiêu này để tiến tới nắm trọn quyền hành trong tay. TT Thiệu đồng thời cố gắng làm sói mòn lực lương chính trị quốc gia, đến nỗi vào tháng tư 1975, không còn ai cộng tác vào  lúc phải  huy động mọi lực lượng chính trị, cải tổ nội các để đối đầu với Tổng Công Kích của VC nhằm chiếm đoạt Miền Nam.
Thực là thảm thương cho quân dân Miền Nam.

Mặt Trận gồm 6 đoàn thể: Việt nam Quốc Dân Đảng  (gồm phân bộ Vũ hồng Khanh ( Bắc) hợp tác với phân bộ  Nguyễn hòa Hiệp ( Nam, có sự tham dự của LS Trần văn Tuyên), Lực lượng Đại Đoàn Kết  (Nguyễn gia Hiến), Nhân Xã Đảng  (Trương Công Cừu), Lực Lương Tự Do Dân Chủ (Nguyễn văn Hướng), và Dân Chủ Xã Hội Đảng  (Trình Quốc Khánh của Hòa Hảo) và  Đại Việt Cách Mạng.

Về sức mạnh của Mặt Trận, GS John C. Donnell  trong  bài  thượng dẫn của cuốn sách trên, trang 156, có trích dẫn từ tài liệu  ” South Vietnam: Neither War nor Peace” của  Allan E. Goodman đăng trong  Asian Survey (Feb 1970), nói rằng tập hợp này tượng trưng cho 40% lực lượng quốc gia dựa trên kết quả bầu cử 1967.

Drapeau du Parti
Dai Viêt Révolutionnaire

 

B). ĐÓNG GÓP VÀO XÂY DỰNG NỀN TẢNG CHO CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ PHÁP TRỊ

1.  DẠI VIỆT CÁCH MẠNG VÀ HIẾN PHÁP VNCH 1967.

Hiến Pháp là văn kiện căn bản thiết lập cơ quan chính quyền của quốc gia trong một chế độ dân chủ pháp trị.

Trước sự xáo trộn gây ra do các tướng lãnh tranh giành quyền lực, và sự lủng củng của chính phủ dân sự Phan khắc Sửu- Phan huy Quát để tiến tới chính phủ quân nhân nắm quyền.  Ban lãnh đạo Đại Việt Cách Mạng đưa ra  kế hoạch 9 điểm để đối phó với tình hình: tuyên bố lập trường đối với quốc tế, đối với Cộng sản , kêu gọi áp dụng các biện pháp cần thiết để chống lại Cộng sản.  Kế hoạch ấy được công bố vào tháng 5 1965.   Điểm 3 của kế họach nói ” Để có chính nghĩa đấu tranh, chính phủ phải nỗ lực tạo dựng điều kiện tiến tới việc tổ chức bầu cử một Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo một Hiến Pháp dân chủ. Sau khi Hiến Pháp được ban hành, phải tổ chức bầu cử các cơ cấu quyền lực quốc gia, thành lập chính quyền dân cử”. Mục đích  điều 3 này là ngăn ngừa  cánh quân nhân có tham vọng nắm trọn quyền hành trong tay ngõ hầu tiến tới độc tài quân phiệt. Như thế là một thảm họa cho Miền Nam. Tránh được độ tài nọ, dân tộc lại phải gánh chịu một độc tài khác, để  rồi sẽ dẫn đến độc tài toàn trị của Cộng sản. Hai phương pháp được áp dụng: Một mặt phải vận động với tướng lãnh có ảnh hưởng trong chính quyền quân nhân, vì tất cả thành viên đều là quân nhân chuyên nghiệp, và mặt khác phải phát biểu quan điểm để làm áp lực. Do đó, có một số cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Miền Trung (10 tháng 5, 1965: Tam Ký, Quảng Tín; 17 tháng 5: Hương Trà, Thừa Thiên; 24 tháng 5: Triệu Phong), và tại Miền Nam, ngày 7 tháng 5: Phước Ninh ( quận ChâuThành) Tây Ninh, 31 tháng 5: thị xã Sóc Trang, Ba Xuyên  để đòi hỏi ban hành một đạo luật bầu cử quốc hội lập hiến. Chính quyền quân nhân nhượng bộ, tỏ thiện chí muốn cải tiến chế độ. Vì vậy, các cuộc biểu tình tiếp theo bị hủy bỏ.

Tham dự Bầu Cử Quốc Hội Lập Hiến :

Đại Việt Cách Mạng đã tham dự bầu cuộc cử Quốc Hội được tổ chức ngày 11 tháng 9, 1966 để làm ra một Hiến pháp làm căn bản cho sinh hoạt quốc gia. Trong tổng số 117 dân biểu được bầu, Đại Việt có được 9 dân biểu và 2 cảm tình viên.

Trong Quốc Hội này có 3 Khối, một dân biểu của Đại Việt Cách Mạng là GS Nguyễn văn Ngải được bầu làm Trưởng Khối của một trong 3 Khối. Đó là Khối Đại Chúng.  Ngay trong giai đoạn đầu, đó là một Khối có đa số áp đảo gồm hơn 60 ghế. Khối này có khuynh hướng độc lập.  Các dân biểu khác của Đại Việt được bầu nắm chức vụ trong  ban lãnh đạo Quốc Hội Lập Hiến là: Hoàng xuân Tửu, đệ II Phó Chủ Tịch; Mai  đức Thiệp, Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Tra Kế Toán; Nguyễn hữu Đức, Thuyết trình viên Dự Luật Qui Chế Chính Đảng. Một Dân biểu khác là LS Đinh thành Châu, hiện làm chủ nhà hàng Kobe ở Santa Clara, CA được bầu là Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến.

Sau 6 tháng làm việc, ngày 1 tháng  4 năm 1967 Quốc Hội này đã cho ra đời một bản Hiến Pháp làm nền tảng xây dựng nền đệ II Cộng Hòa(4)

2. THAM DỰ VÀO SINH HOẠT TRONG NGÀNH HÀNH PHÁP VÀ LẬP PHÁP.

HIẾN PHÁP VNCH 1967  thiết lập Tổng Thống Chế và quốc hội theo chế độ lưỡng viện, gồm Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện.

A.  Bầu cử Tổng Thống: Hiến pháp qui định nhiệm kỳ Tổng Thống là 4 năm. Bấu cử Tổng Thống đầu tiên của đệ II Cộng Hòa được tỗ chức ngày 3 tháng 9 năm 1967.  ĐVCM có liên danh Hà thúc Ký- Nguyễn văn Định với danh hiệu Bông Lúa. Về kết quả bầu cử, thì trong tổng số 11 liên danh, Liên danh Bông Lúa đứng hàng thứ 5.

B. Thượng Viện:
Hiến Pháp 1967 qui định Thượng Nghị Viện VNCH gồm 60 Nghị sĩ. Để bầu 60 nghị sĩ này, các ứng viên phải được tập hợp thành từng liên danh 10 người. Như vậy, cuộc bầu cử đầu tiên sẽ chọn 6 liên danh. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm. Thượng viện cũng  được tổ chức  bầu cử  vào ngày 3 tháng 9 năm 1967.  Đại Việt Cách mạng có một liên danh đắc cử. Đó là liên danh Bông Lúa. Tại cơ quan này, Hoàng xuân Tửu được bầu làm đệ II Phó Chủ tịch; Nguyễn văn Ngải , Chủ tịch Ủy Ban Kinh tế; Phạm nam Sách, Chủ tịch Ủy ban Định Chế Tư Pháp; Nguyễn văn Kỷ Cương, Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục.

C. Hạ Viện: Trong các nhiệm kỳ 1967-1971, 1971-1975 có 18 dân biểu.
Về cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện, được tổ chức vào tháng 9 1970. Nhiệm kỳ Thượng Viện là 6 năm. Để cho sinh hoạt Thượng viện không bị gián đoạn, Hiến Pháp 1967 qui định rằng cuối năm thứ 3 của pháp nhiệm I, sẽ có một cuộc rút thăm để giữ lại 1/2  là 30 thành viên và  1/2  phải ra đi . Như vậy vào năm 1970, sẽ có cuộc bầu cử bán phần để thay 30 người phải ra đi. Chủ tịch Hà thúc Ký cử tôi đứng đầu liên danh cũng lấy danh hiệu Bông Lúa. Liên danh gồm 10 đảng viên: Nguyễn văn Canh; Đặng văn An ( trung tá Quân đội); Đoàn Ý ( Luật sư); Nguyễn Bào ( Giáo sư Đại Học); Nguyễn đình Hoan ( Giáo sư Đại Học);  Nguyễn văn Mân ( cựu Giáo sư, cựu Thượng Nghị sĩ, pháp nhiệm I); Tôn thất Uẩn ( Kỹ sư  Điện, cựu Thượng Nghị sĩ , pháp nhiệm I); Mai đức Thiệp ( Đốc sự, cựu Thượng nghị sĩ, pháp nhiệm I); Nguyễn văn Đại ( Luật sư) và Nguyễn văn Kỷ Cương ( Giáo sư Đại Học, cựu Thượng nghị sĩ Pháp nhiệm I).

Kết quả được Hội Đồng Bầu Cử tuyên bố ngày 14 tháng 9, 1970: liên danh Bông Lúa được 628,992 phiếu, đứng thứ 6, trong khi đó theo Hiến pháp qui định, thì chỉ chọn 3 liên danh đứng đầu mà thôi.

Ngoài ra, nhiều đảng viên ĐVCM tham dự vào các cơ quan quyết nghị tại các cấp địa phương như Hội Đồng Tỉnh, Thị Xã, và các Xã khắp nơi trên toàn quốc.

Chủ tịch Hà thúc Ký làm Tổng trưởng Bộ Nội Vụ trong một thơi gian ngắn vào 1964  và Hồ văn Châm được cử làm Tổng trưởng Chiêu Hổi (1969).

3. THAM DỰ VÀO CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG CƠ SỞ MÀ MỤC TIÊU LÀ LOẠI TRỪ VC NẰM VÙNG RA KHỎI NÔNG THÔN.

TẠI MIỀN TRUNG:

A)  CÔNG TÁC BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRỊ dưới thời Trần Điền làm Tỉnh trưởng

Quảng Trị là một tỉnh địa đầu giới tuyến đầy dãy cán bộ cộng sản nằm vùng. Trần Điền, xuất thân là Tri Huyện, được Ngô đình Diện khi chấp chánh bổ nhiệm làm tỉnh trưởng. Biết tới khả năng và thực lực của Đại Việt, Trần Điền tìm đến  sự hợp tác của Đại Việt, nhất là phải đối phó với Việt Minh Cộng Sản trong thời gian chuyển tiếp sau Hiệp Định Genève  được ký kết. Tỉnh đã  đạt: “kết quả vô cùng tốt đẹp là mới hơn nửa năm, tỉnh Quảng trị đã  vãn hồi an ninh và phát triển kinh tế, ổn định đời sống.” Thủ tướng Diệm đến kinh lý Quảng trị vào đấu tháng 1 năm 1955 đã “khen ngọi và ban thưởng Bảo Quốc Huân Chương cho Trần Điền.”

B). CÁN BỘ ĐẠI VIỆT TRONG TỔNG ĐOÀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÀ CẢNH SÁT THỪA THIÊN, VỚI VỤ BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG.

Vào tháng 4 năm 1966, Việt cộng lợi dụng thay đổi phương vị Tư Lệnh Quân Đoàn I của Tướng Nguyễn chánh Thi ( bị bãi chưc ngày 10 thảng 3, 66) xúi dục nhóm phản động Miền Trung dưới danh nghĩa Phật Giáo đấu tranh, chống lại chính quyền trung ương. Chúng đốt phá thư viện của Hoa Kỳ tại Huế, đốt luôn cả tư gia của Tỉnh trưởng, Trung tá  Phan văn Khoa, xúi dục đồng bào Phật tử đưa bàn thờ Phật xuống đường gây xáo trộn, cản trở lưu thông làm mất trật tự của thành phố Huế. Tình trạng hỗn loạn, có thể nói là vô chính phủ, bất chấp luật pháp của nhóm đấu tranh lan tràn. Vào lúc này, tinh thần của Tỉnh trưởng Thừa Thiên đã nao núng, có vẻ đã chùn bước, mất tinh thần muốn xuống nước nhường nhóm đấu tranh. Các cơ  quan hành chánh, quân sự tỉnh đã đồng loạt rút về cố thủ tại Hương Thủy do một Đảng Viên Đại Việt làm quận trưởng.

Trong hoàn cảnh đó, cán bộ  Đại Việt Cách Mạng (ĐVCM) được lệnh công khai quyết liệt chống lại chúng. Hơn nữa, ĐVCM được chính quyền trung ương triệt ủng hộ: Ty Cảnh Sát Thừa Thiên được giao cho một Đảng Viên ĐVCM là Trần công Lập chỉ huy để  chế ngự nhóm đấu tranh tại thành phố. Đồng thời, với sự đồng ý của chính quyền, một đảng viên khác là Phùng ngọc Sa, lúc đó đang phục vụ tại sở Ngoại Viện, Bộ Xây Dựng Nông Thôn  đã được điều động ra Thừa Thiên làm Tổng Đoàn trưởng Xây Dựng Nông Thôn. Với trên 1,000 cán bộ trong tay, Phùng ngọc Sa đã góp phần tích cực phối hợp với Đoàn công Lập của Cảnh Sát  đễ giữ vững tình hình tại thị xã cũng như tại nông thôn. Ngoài lực lượng cảnh sát Thừa Thiên và tổng đoàn Xây Dựng Nông Thôn ra, các quận quanh thành phố như Hương Trà, Phú vang, Hương Thủy  từ trước đã  đều do cán bộ ĐVCM chỉ huy. Tất cả đều nhận lệnh của Đảng là phải cương quyết chống lại bọn đấu tranh.

Hai bên, Cộng sản Bắc Việt và các can bộ quốc gia cầm cự từ tháng 4 cho đến tháng 5, 1966, lực lượng chính phủ Trung Ương gốn 1500 Thủy Quân Lục Chiến và các biệt đoàn Cảnh Sát Dã Chiến từ Sài gòn do Tướng Nguyễn ngọc Loan chỉ huy được điều  động ra trực tiếp can thiệp và dẹp tan cái gọi là Khối Phật Giáo Đấu Tranh.

Công tác dẹp bỏ bàn Thờ Phật đã ” xuống đường” là công tác tế nhị, cũng đã được cán bộ Đại Việt dẹp bỏ một cách khôn khéo và  êm đẹp.
Cũng cần nói thêm rằng, vào thời điểm này,Tổng Đoàn Xây Dựng Nông Thôn còn thành công tham dự vào công tác ngăn cản sự bành trướng của VC ở nông thôn, và rồi từ tình trạng thôn xã bị sa sút nhất, mất an ninh, vùng xôi đậu …đã trở thành những thôn xã có an ninh đúng tiêu chuẩn mà Bộ Xây Dựng Nông Thôn đề ra.

Một chi tiết cần thêm ở đây rằng trong cuộc ứng cử Tỗng Thống năm 1967,  có cuộc tranh luận diễn ra tại trường Đồng Khánh, Huế , và liên danh Bông Lúa (của Hà thúc Ký) được nhiệt liệt hoan hô, trái lại liên danh Thiệu Kỳ bị đả kích nặng nề. “Ngay buổi chiều hôm đó, tỉnh đoàn trưổng ( Xâ Dựng Nông Thôn) Phùng ngọc Sa bị cách chức và trả về Bộ và Nguyễn ngọc Cứ bị trung tá  tỉnh trưởng Phan văn Khoa giải nhiệm chức vụ Tỉnh Đoàn Phó và không cho hưởng bất cứ một trợ cấp nào.”…

“Sau Tết Mậu Thân, Tỉnh Đoàn (Xây Dựng Nông Thôn) bị thiệt hại nặng. Trong tình trạng đen tối đó, tỉnh trưởng Thừa Thiên lại tìm Nguyễn ngọc Cứ để giao quyền chỉ huy lại cho Đại Việt Cách Mạng.

Tác giả mạnh mạnh đến một nguyên tắc chỉ hướng là : “nếu muốn thành công phải có sự chỉ đạo sáng suốc của chính trị, dưới sự lãnh đạo của đảng phái chân chính, một công cụ để đấu tranh. Ngược lại muốn áp dụng hay quảng bá một đường lối có lợi cho quần chúng trong một vùng thiếu an ninh, đều kiện cần thiết là phải có sự yểm trợ của bộ phận võ trang. Lý do đó, chính trị và quân sự phải liên hoàn và được  phối hợp chặt chẽ”.

C) TẠI MIỀN BẮC.

Nhân dịp này cũng cần thêm vào công tác bình định và xây dựng nông thôm của Đại Việt ở Miền Bắc, trước năm 1954. Có 3 công tác lớn theo đuổi mục tiêu này.

Tại Bắc Việt, Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn (TNBQĐ) do Đỗ văn Năng làm thủ lãnh. Thanh niên BQĐ có cơ sở ở nhiều nơi ở nông thôn. Nha Công An Bắc Phần là do Giám Đốc Nguyễn đình Tại, xuất thân là Tri Huyện điều khiển. Đoàn Quân Thứ Lưu Động (GAMO: Groupements Administratifs Mobiles Operationnels)  dưới sự điều động của Đỗ đình Đạo , rồi Trần như Thuần (cựu Tri Huyện). Công tác của Đoàn Quân Thứ Lưu Động gồm  cả  quân sự  lẫn chính trị: tổ chức lại  và bảo vệ cơ quan hành chánh tại xã ấp sau khi Pháp đã giải phóng khỏi tay Việt Minh Cộng sản. 15  Đoàn Quân Thứ Lưu Động hoạt động mạnh tại nhiều tỉnh ở Miền Bắc.

Vào giữa thập niên 1990, tôi có gập một  sinh viên người Pháp đến xin phỏng vấn để viết luận án tiến sĩ với Đại Học ở Paris về thời kỳ trước Hiệp Định Genève ở Bắc Việt. Anh này cho biết rằng anh ấy có tìm thấy một báo cáo của một Đại Úy Pháp thuộc Tâm Lý Chiến, khuyến cáo Tổng Tư Lệnh Pháp ở Đông Dương đừng ngăn cản Đại Việt  mà trái lại phải trợ lực cho họ hoạt động và thực hiện công tác của họ.

Hơn 30 trang cuối, tác giả nói về những ngày cuối cùng của VNCH. Những chi tiết liên hệ cũng là những tài liệu quí báu để cho những ai muốn biết  về sự kiện trong giai đoạn đen tối của lịch sử dẫn đến Miền Nam lọt vào tay Cộng sản, thay vì Miền Nam phải giải cứu Đồng Bào Miền Bắc khỏi gông cùm của Cộng Sản.

Dưới chế độ Ngô đình Diệm, tác giả sa vào vòng tù tội từ tháng 10 năm 1956 mãi cho tới ngày 3 tháng 11 năm 1963 ( hơn năm năm, kể cả biệt giam tại sà lim), sau ngày đảo chính, mới được thả. Với cách thức đối đãi với tù nhân (như đã mô tả trong cuốn hồi ký này)- một người đã từng cộng tác trong một số phong trào trước đó, để chống lại thực dân và cộng sản, có cả  phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình là để ủng hộ chính  Ngô đình Diệm giành đoạt chính quyền với mục đích xây dựng một quốc gia độc lập và tự do, ngoài ra, vợ và con út của  tác giả ( mới chỉ có 3 tháng tuổi) cũng bị giam cầm gần 3 năm, chỉ vỉ chồng và cha tham gia chống đối chế độ, tác giả trong suốt cuốn hồi ký không có một  chữ hay  câu văn ngụ ý đến oán hận nhà Ngô  mà ngược lại còn ca tụng, thương tiếc (tr.360).  Đó là một điểm mà người đọc cần nhận diện qua cuốn tài liệu này.

Về hình thức, lời văn rất thông thoáng, nhẹ nhàng, dễ đọc.  Sắp xếp bố cục có lớp lang. Tác giả đã tài tình dùng một số câu tục ngữ  hay cao dao, hay trong văn chương bình dân để diễn tả một hình nào đó. Thí dụ như “đường dài ngựa mỏi chân bon”; “vật đổi sao dời”; “cảnh cũ còn đó, những người xưa nay đâu?”, “tuyệt tích giang hồ”….

Sống Còn Với Dân Tộc là cuốn hồi ký có giá trị.

 

Notes

(1). Nguyễn bảo Toàn nguyên là Tổng Thư Ký, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng ( gọi tắt là Dân Xã Đảng) từ thời Đức Huỳnh Phú Sổ còn sống, là Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng. Hội Đồng này gồm cả Cao Đài ( Hồ Hán Sơn, đại diện của cánh Nguyễn Thành Phương , ở bên ngoài về và  Nhị Lang của cánh trong nội thành). Ngoài ra, còn nhiều lực lượng khác. Hội Đồng có mục đích là truất phế Bảo Đại qua cuộc trưng cầu dân ý, để  ông Diệm thay thế Bảo Đại , và rồi làm Dự Thảo Hiến Pháp để thiết lập nền Cộng Hòa và Thủ tướng Diệm  sẽ là Tổng Thống. Có người cho rằng sở dĩ Nguyễn bảo Toàn bị thủ tiêu, bắt nguồn từ quan điểm là Hội Đồng chỉ ủy quyền cho ông Diệm 3 tháng để tổ chức  trưng cầu dân ý và lập Hiến Pháp. Riêng điều này không thôi đã làm cho ông Diệm phật lòng, vì giới hạn quyền hành của ông ấy, và là nguyên do của sự ra đi và chống đối của Nguyễn bảo Toàn. Sau đó, ông ta bị thủ tiêu…

(2) Có sự bắt bớ và giam cầm một số cán bộ Đại Việt. Một vài thí dụ tiêu biểu: a) đảng viên gốc miền Bắc: Trần việt Sơn, Nguyễn văn Ngải, Đinh văn Lục…; b) đảng viên gốc Miền trung: Lê phùng Thời, Hà thúc Ký, Đoàn Thái…c) Đảng viên gốc Miền Nam : Lê Xuyên ( tác giả nhiều tiểu thuyết), Nguyễn kim Vui, Đỗ văn Thọ…

Những người này là do Ty Đặc Cảnh Miền Đông bắt.

Các vụ bắt bớ  về sau này mới Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung mà  Dương văn Hiếu là người đứng đầu, thực hiện. Cơ quan Mật Vụ của Nhà Ngô đã áp dụng những hiện pháp tra tấn dã man mà thực dân Pháp để lại đối với các tù nhân. Cưu Nghị Sĩ Nguyễn văn Ngải cho biết cho đến nay ông vẫn còn gánh hậu quả của tra tấn. LS Đinh thạch Bích cũng chịu cảnh đó. Riêng,  đối với KS Hà thúc Ký , Nhà Ngô không áp dụng các hình phạt này.

(3) John C. Donnell , “Prospects for Political Cohesion and  Electoral Competition”, in trong  cuốn ” Electoral Politics in South Vietnam”  của John C. Donnell & Charles A. Joiner , tr.160, Lexington Book, 1974.

(4) Về tài liệu liên quan đến Hiến Pháp đệ II Cộng Hòa, trong thời gian tôi làm Đồng Giám Đốc với Doug. Pike, Dự Án Oral Life History, Văn Khố Đông Dương thuộc Viện nghiên Cứu Đông Á, Đại học Berkeley, tôi có nhờ anh Ngô ngọc Trung, một Viên Chức được cử làm Giám Đốc Điều Hành Dự Án cho sắp xếp lại biên bản của Ủy Ban. Tài liệu này rất dày, lên tới 1 thước tây. Vào khoảng giữa thập niên 1990, khi Doug. Pike chuyển sang Vietnam Center, Tech. Texas University, ông ấy cho chuyển rất nhiều tài liệu của Văn Khố Đông Dương sang Texas. Tôi có lưu ý rằng tập tài liệu này cần được lưu trữ tại Đại Học Berkeley và nay dù Văn Khố này đã giải tán, tập hồ sơ quan trọng này được giao cho Steve Denney cất giữ. Hiện nay Steve đã chuyển sang làm việc tại Tổng Thư Viện của Đại Học Berkeley.

Nguyễn Văn Canh

10 tháng 9 năm 2009

Source : Nguyen Van Canh’s Blog

Sihanouk et l’avenir du Cambodge – par Philippe Devillers [1980]

CR de lecture par Philippe Devillers de l’ouvrage Norodom Sihanouk, Chroniques de guerre… et d’espoir, Hachette-Stock, Paris, 1979, 304 p. (paru dans Le Monde Diplomatique, mars 1980).

 

TÉMOIGNAGE, PLAIDOYER ET PROGRAMME

Sihanouk et l’avenir du Cambodge

 

Sur le conflit cambodgien et la façon d’y mettre fin, Norodom Sihanouk a déjà beaucoup parlé, mais c’est par le livre, par nature moins éphémère, qu’il pouvait le mieux présenter sa réflexion sur les années tragiques que vient de traverser son pays. Par cet ouvrage non conformiste, Sihanouk, une fois de plus, surprend et certainement dérange bien des calculs, car il ne veut visiblement pas jouer le rôle qu’ici et là on lui destinait.

Son livre, d’une lecture presque trop facile, est à la fois un témoignage, une analyse, un plaidoyer et un programme. Sur cette période de l’histoire du Cambodge (1970-1978), l’auteur, par sa qualité, est le témoin politique n° 1. Dédaignant l’anecdote et les « incidentes », son discours « vole haut ». Il a, lui, vécu sinon dans, du moins à proximité immédiate du sérail rouge, et il peut citer les propos qui lui ont été tenus par les dirigeants khmers rouges et qui jettent une clarté nouvelle sur les raisons de leur désastre.

Ces « chroniques » sont d’abord un réquisitoire accablant contre le régime Pol Pot, considéré cette fois non sous le rapport du respect des droits de l’homme, mais sous celui de la défense de l’indépendance du Cambodge. Pour Sihanouk, les Khmers rouges sont les vrais responsables de la guerre et de la défaite, car, animés d’une vietnamophobie insensée, ils ont « provoqué en duel » le Vietnam, qu’ils ont proprement attaqué après l’avoir insulté sans arrêt pendant sept ans. Par une série de citations, il illustre le complexe de supériorité militaire qui animait Pol Pot et les siens à l’égard de ce Vietnam, dont ils croyaient ne « faire qu’une bouchée » , et avec lequel ils désiraient un affrontement armé, pour pouvoir rectifier la frontière et même récupérer la Cochinchine. Sihanouk, dénonçant les « rodomontades » , les pogroms et les agressions armées de ces « Tartarins » , accuse donc Pol Pot d’avoir provoqué la guerre et abouti à la perte de l’indépendance du Cambodge, une indépendance qui, dit-il, n’était déjà plus que « de surface ». La Chine, en effet, avait dû prendre en charge en partie ce « Kampuchea démocratique » dont la politique extérieure était entièrement à la remorque de la sienne.

A la suite de ce désastre, le Cambodge est aujourd’hui occupé par les Vietnamiens. Que faire ? Il faut, certes, rétablir l’indépendance du pays et obtenir le retrait des forces de Hanoï. Sihanouk, cependant, tout en prenant acte de « la haine viscérale du Viet » qui existe « chez les Khmers de toutes tendances ou idéologies » , ne cache pas qu’à son avis cette vietnamophobie ne peut mener qu’à la guérilla et à l’occupation permanentes, peut-être à l’extinction de la race. Ni la famine ni la faillite économique ni les « leçons chinoises » ne contraindront, dit-il, les Vietnamiens à quitter le Cambodge car, selon son expérience, les Vietnamiens n’ont pas l’habitude de céder à ceux qui les insultent ou qui les frappent. La seule chance de les « fléchir » est de leur parler le langage de la fraternité et de la courtoisie.

Sans ambages, Sihanouk déclare que, pour le moment, l’ennemi principal du Cambodge n’est pas le Vietnam mais les Khmers rouges, qui permettent à Hanoï de justifier son occupation. L’armée vietnamienne assure, en effet, la protection de la population contre les tueurs de Pol Pot, et, pour Sihanouk, demander son retrait inconditionnel n’est pas réaliste. S’il préconise de constituer un front uni pour faire pression sur le Vietnam, il entend en exclure complètement Pol Pot et ses partisans, qu’il qualifie de « disciples de Hitler » et accuse de vouloir toujours liquider leurs concurrents.

La « protection » vietnamienne n’est toutefois qu’un pis-aller provisoire. Elle doit être remplacée, le plus vite possible – et c’est là la « solution Sihanouk » – par une neutralisation garantie. Il propose donc un cessez-le-feu (ce qui est dépassé, mais le livre a été écrit en avril 1979), une relève de l’armée vietnamienne par les forces de l’ONU, des élections libres à une Constituante, sous contrôle international, et la négociation d’un régime de neutralité de type suisse ou autrichien, car pour lui le neutralisme est désormais un luxe inaccessible. Il croit que le Vietnam peut accepter pareille solution si lui, Sihanouk, apporte les garanties requises. Et il juge être le seul à pouvoir le faire.

Cet ouvrage au titre ambigu (mais il n’est pas de l’auteur) est en fait un plaidoyer pour la paix et la réconciliation. Tout en dénonçant fréquemment le séculaire expansionnisme vietnamien, Sihanouk demande, en effet, aux Khmers d’ « exorciser leur haine traditionnelle des Vietnamiens et d’oser regarder en face l’inéluctabilité d’une entente honorable et d’une coopération fraternelle entre deux pays qui, placés côte à côte, sont condamnés à coexister jusqu’à la fin des temps » (page 103). Il cite en exemple la France et l’Allemagne, hier « ennemies héréditaires » , aujourd’hui réconciliées, grâce à la lucidité de leurs hommes d’Etat, pour le plus grand bien de l’Europe.

Regardant au-delà des affrontements actuels, et parce qu’il veut que son peuple retrouve durablement la paix, Sihanouk plaide pour une entente entre peuples voisins d’Indochine et en énumère quelques conditions. Il reste à voir quel rôle il croit pouvoir jouer aujourd’hui dans cette réconciliation, notamment dans le contexte d’une nouvelle « guerre froide » à l’échelle mondiale.

Philippe Devillers
* * *
Voir aussi la recension plus critique d’Antoine Spire en ligne sur Persée. Recension parue initialement dans Politique étrangère.
Réf. : Spire Antoine. Chroniques de guerre… et d’espoir Norodom Sihanouk ; L’exode vietnamien. Les réfugiés du Pulau Bidong Patrice Franceschi, Politique étrangère, 1979, vol. 44, n° 2, pp. 376-377.

S.M. Bảo Đại : Le dragon d’Annam – Mémoires du dernier empereur du Viêt-Nam, extraits [1980]

S.M. Bao Dai, Le dragon d’Annam, Paris, Plon, 1980, 382 p. (présentation du dos de couverture)

Cloîtré dans l’enceinte de la Cité interdite pendant les neuf premières années de sa vie, le futur empereur Bao-Daï reçoit la formation rigide d’un prince asiatique que le destin a désigné pour le trône. Les préceptes de Confucius, le rituel des cérémonies dont il sera le Pontife suprême constituent ses seules études, accomplies dans la méditation et l’isolement d’un palais oriental.

Il passe les neuf années suivantes dans le Paris de « l’après guerre », découvre l’Occident, dévore notre littérature classique et contemporaine, suit les cours de Sciences Po, se passionne pour le sport.

A moins de vingt ans il monte sur le trône d’Annam. Il est le « Fils du Ciel », à la fois dieu et homme, père et mère d’un peuple fin, spirituel, travailleur, héritier d’une très vieille civilisation qui, dans le respect de la tradition, anime une société remarquablement organisée autour de la famille, du village et de l’empereur. Il choisit alors pour nom de règne : Bao-Daï, « le protecteur de la grandeur ».

L’indépendance et l’unité du Vietnam conditionnent cette grandeur. L’empereur Bao-Daï va en poursuivre la réalisation…

En ce XXe siècle finissant, alors que tout le monde angoissé attend de la confrontation entre l’Orient et l’Occident l’enfantement d’une ère nouvelle. S.M. Bao-Daï porte en lui au plus haut degré l’empreinte de cette rencontre. Le même drame se joue à travers son expérience exceptionnelle, comme dans les déchirements et l’holocauste d’un peuple auquel il n’a cessé de porter l’affection d’un père, partageant ses misères et son exil. Un drame dont la scène risque de s’étendre au monde tout entier.

Après 25 ans de silence et de réflexion, aujourd’hui, S.M. Bao-Daï a décidé de parler.

* * *

Le site Belle Indochine a mis en ligne les extraits qui suivent :

[présentation de Belle Indochine] Livre introuvable aujourd’hui, La Dragon d’Annam a été publié en 1989. C’est un éclairage intéressant sur la vie et surtout la personnalité de Bao Dai. Son enfance dans la solitude du Palais, ses études en France où il découvre notamment le sport, la mort de son père (l’Empereur Khai Dinh), le poids des responsabilités alors qu’il n’est pas encore adulte.

On y découvre surtout son regard critique sur les français, qui l’empêchent de gouverner comme il le souhaiterait. Il ne désire qu’une chose, finalement, c’est le départ de la France et l’indépendance de son pays. Les Japonais lui en donneront l’occasion, qu’il n’hésitera pas à saisir.

C’est enfin l’histoire rocambolesque de l’abdication, en réponse au “Comité Populaire de Hanoi”. Il ne sait pas qui ils sont, mais il va quand même leur apporter sur un plateau son soutien ! Il faut lire ces pages étonnantes…

Quelques dates :

– né le 22 octobre 1913, décédé le 31 juillet 1997,

– intronisé le 8 janvier 1926, à l’âge de 12 ans,

– retour dans son pays en septembre 1932,

– épouse en 1934 Nam Phuong,

– 11 mars 1945, donne lecture d’un acte d’indépendance du Tonkin et de l’Annam ; Le 14 avril, il annonce l’annexion de la Cochinchine. C’est la réunification du Vietnam.

 

* * *

Extraits

[les passages en italique sont de Belle Indochine]

Éducation

“Tous les jours mon précepteur, un mandarin lettré venait m’enseigner, à travers les entretiens de Confucius, les devoirs et charges du Prince. Pendant 4 ans, j’ai ainsi vécu seul, prenant mes repas seul, au rythme d’un programme immuable ou chaque journée était identique à la précédente.

Une à deux fois par mois, j’étais autorisé à assister à repas que prenait mon père [l’empereur Khai Dinh]. Plus rarement, alors qu’il se rendait à la Résidence Supérieure, il m’emmenait avec lui. J’avais le loisir de m’amuser avec les enfants du Résident Pasquier, qui parlaient couramment  la langue vietnamienne.

Pendant cette période, je n’ai jamais eu de jouet.”

“D’ailleurs, contempler la nature, ainsi que je le faisais tous les jours, c’est jouer avec l’univers tout entier. Comme mes études, mes jeux étaient graves, emprunts de respects pour l’ordre établi.

Parfois, à l’occasion d’anniversaires, je pouvais me rendre au palais des reines, situé de l’autre coté que celui de l’empereur, et bordé d’un mur aveugle. Chaque épouse royale y disposait d’un appartement royal. L’impératrice douairière y occupait la 1ère place. Dans ces occasions, j’allais la saluer suivant un cérémonial très strict, ne lui parlant qu’à genoux, alors qu’elle se tenait quasiment invisible derrière un rideau de fin bambous. Le palais des femmes comptait encore quelques eunuques, et de nombreuses servantes, chaque épouse royale disposant d’un nombre de domestique proportionnel au rang qui lui était attribué. Ces servantes me préparaient de somptueuses collations qui faisaient diversions dans la nourriture assez spartiate que l’on me servait tous les jours. […]

Certes, ce régime d’où tous les exercices physiques étaient proscrits, n’était guère sain pour un jeune enfant. Il explique d’ailleurs à lui seul la mortalité précoce d’un grand nombre de princes. Mon grand père est mort à 25 ans, son frère à 14 ans. A 9 ans, je pesais à peine plus de 20 kilos.”

Intronisation

“Un soir de novembre 1925, M. Charles m’attend à la sortie des cours.

Mon cher Vinh, j’ai une nouvelle bien triste à vous annoncer. L’empereur Khai Dinh est mort avant hier  [25 novembre 1925]. Vous allez partir pour assurer la succession de votre père. […]

J’avais 12 ans.

“Nous arrivons à Hué à la fin du mois de décembre. Mon caractère s’est affermi mais je suis préoccupé par la succession. Avant de mourir, mon père a exprimé sa volonté de me voir poursuivre mes études en Europe. Les autorités française consultés par la cours de hué ont donné leur accord. Le Conseil d’État ou secret a donc nommé un régent qui exercera le pouvoir jusqu’à mon retour. […]

Quelques jours après que furent prises ces dispositions, le 8 janvier 1926, à la date fixée par les astrologues comme la plus favorable ont lieu mon couronnement.

La veille, je me suis rendu dans le palais de Can Chanh, pour y recevoir les ornements royaux. On m’a revêtu de la propre tenue de l’Empereur Gia Long, fondateur de notre dynastie. Cette tenue est précieusement conservée comme une relique et ne sert que pour les cérémonies de couronnement. Tunique jaune, décorée de broderie d’or, avec les bottes assortis, chaussures en forme de cothurnes à semelle épaisse dont la pointe se relève, puis la coiffure, sorte de tiare à fonds de crin, ornée de broderie et de pierres précieuses.

L’un des 4 membres du Comat m’a alors remis la plaque d’or, “ordre royal”, qui est accroché au coté droit de la tunique, un très haut mandarin m’a présenté, de la part de la Cour, le Livre d’Or, ouvert au commencement de chaque règne, sur lequel sera inscrit le nom que je porterai dorénavant : Bao Dai, qui signifie “le protecteur de la grandeur”.”

Retour en Annam

Quelques années plus tard, en 1932, Bao Dai rentre dans son pays. Il se pose alors la question de son rôle :

“Quels seront mes prérogatives ?

Après la mort de Khai Dinh en 1926, une convention a été passée avec la France, à la suite de laquelle le conseil se plaça sous la présidence du Résident Supérieur, à qui nous rendons compte et présentons nos propositions”.

Les décisions sont prises par le Résident Supérieur et son cabinet, en particulier pour tout ce qui concerne le budget.

– personne ne m’a jamais parlé de cette convention. Si j’avais été mis au courant, je ne l’aurai jamais acceptée.

– Sire, elle a été signée par le Conseil de Régence. Pratiquement, elle a transféré au Résident Supérieur les dernières attributions du Gouvernement Impérial aux plans politiques et judiciaires. Pour le Tonkin, c’est la Résident Supérieur du Tonkin qui exerce désormais les prérogatives de vice roi.”

Voyage organisé au Tonkin

Il a alors 19 ans. Un voyage est organisé peu après son retour au Tonkin, pour faire visiter à l’Empereur une région qu’il n’a jamais vue. Des réceptions sont organisées à Hanoi. Visite des mines de Hon Gai. 

“Pour moi, ce sont les français qui me font découvrir mon pays et, au cours de ce voyage, je fais un peu figure de vassal de la France. […]  Ce voyage m’a incontestablement révélé une nouvelle dimension de mon pays. Les possibilités industrielles du Tonkin devraient faciliter son accession au rang des nations modernes. [..] Je n’en reviens pas moins assez déçu de ce séjour. En effet, j’ai encore mieux ressenti à Hanoi, où j’ai étais reçu en invité alors que j’étais chez moi,  combien est infime le rôle qu’on attend de moi. Tout ce qui concerne, en fait, la vie quotidienne, l’avenir de mon pays et de mon peuple m’est interdit. Je ne suis plus qu’un personnage de théâtre qui apparaît de temps en temps sur la scène mais qui ne mène pas le jeu.”

Tentative de réformes

“Le 10 septembre 1932, je fis publier une ordonnance dans laquelle je déclarais ma volonté de gouverner avec le concours du peuple, sous la forme d’une monarchie constitutionnelle, et de réformer tout ce qui avait besoin de l’être : le corps mandarinal, l’enseignement et la justice.

Cette déclaration obtint un très grand succès dans la population, notamment dans la jeunesse vietnamienne qui attendait un changement. […]

L’avenir se présentait sous d’heureux auspices. Je savais qu’il ne fallait rien brusquer si je ne voulais pas subir le sort de certains de mes prédécesseurs. […]

C’était mal connaître l’administration française, ce que l’on appelait “les services civils”. Appuyés par les milieux nationalistes, ils opposèrent aussitôt une sourde résistance à toutes tentatives de réformes. Pourtant celles-ci étaient indispensables. Il faut savoir qu’à cette époque, si un Annamite était admis à égalité de titres dans les cadres de l’Administration, comme les français, il était loin de percevoir le même traitement. Ainsi, un gouverneur de grande province […] gagnait moins qu’un simple agent de police européen engagé à Hanoi. Dans ces conditions, il était inévitable que pour tenir leur rang et ne pas perdre la face,  certains mandarins fussent pousser à abuser de leur situation auprès du peuple. […] Elles avaient aussi une autre conséquence, non moins grave : elles provoquaient le découragement des meilleurs éléments […].

Une lutte pied à pied s’engagea pour tenter de reprendre quelque unes des décisions qui avaient pratiquement vidé le traité de protectorat de son contenu. L’administration fut la plus forte, et toute tentative fut paralysée.”

Au bout de quelques mois, les deux proches collaborateurs engagés par Bao Dai présentèrent leur démission, faute de pouvoir de réformer quoique ce soit.

Déception confirmée

“Vous m’avez dit que mon père était revenu très déçu de son voyage en France de 1922. Maintenant, au bout de 18 mois de présence ici, j’éprouve la même déception. De  ses conversations à Paris, mon père avait espéré obtenir le retour au régime réel du protectorat. Moi, j’ai cru pouvoir réaliser des réformes qui auraient abouti au même résultat. Tout a été vain. J’en arrive à penser que les nationalistes ont raison.[..] Malraux disait: “il est difficile de concevoir qu’un annamite courageux soit autre chose qu’un révolutionnaire”.

La 2ème guerre mondiale

“Contrairement à ce qu’on a pu croire, la défaite de la France en juin 1940 n’a pas provoqué au Vietnam un relâchement des liens qui existaient entre les deux pays. En réalité, le peuple vietnamien éprouvait une grande compassion à l’égard des malheurs qui frappaient la nation protectrice et la population n’a peut être jamais été aussi proche de la Communauté française qu’à cette époque là. Ainsi, lorsqu’il fut fait appel à elle, répondit elle avec générosité à toutes les collectes organisées par le Secours National. Sans doute y avait il dans cette attitude du peuple vietnamien l’espoir que plus tard la France, en retour, accomplirait un geste en faveur du Vietnam et de son indépendance.”

Coup de force des Japonais

L’ambassadeur du Japon en Indochine s’entretient, le 9 mars 1945, avec l’Empereur :

“Le Japon a été contraint de prendre les affaires en main en Indochine en raison des activités subversives de la résistance française. Celle ci recevait des armes et avait l’intention de gêner les mouvements de notre armée”. L’ambassadeur précise “Nous voulons redonner l’Asie aux Asiatiques”.

Puis l’ambassadeur ajoute : ” Je suis chargé de remettre à votre majesté l’indépendance du Vietnam”. […]

“Puis je donc laisser passer la proposition qui nous est offerte ? L’indépendance, c’est le rêve de tous les vietnamiens !” En toute connaissance de cause, je prends ma décision : il faut savoir saisir l’occasion tout en essayant de réduire au minimum les exigences et les ingérences”.

 L’indépendance est donc proclamée le 12 mars 1945.

A l’issue du cessez le feu des Japonais :

“Je suis moi même profondément ému. L’œuvre que mes ancêtres n’avaient pas pu faire aboutir, je l’ai conduite à son terme. Le Vietnam est réunifié et indépendant”. Les souffrances endurées par mon peuple n’ont pas été vaines.”

Il écrit à de Gaulle :

“Vous avez trop souffert pendant 4 ans pour ne pas comprendre que le peuple vietnamiens qui a 20 siècles d’histoire et un passé souvent glorieux ne veut plus, ne peut plus supporter aucune domination, ni aucune administration étrangère.”

Abdication  

“Devant la volonté  unanime du peuple vietnamien prêt à tous les sacrifices pour sauvegarder l’indépendance nationale, nous prions respectueusement votre majesté de bien vouloir accomplir un geste historique en remettant ses pouvoirs”. Signé : le comité de patriotes représentant tous les partis et toutes les couches de la population.

Ils veulent une révolution, je vais la faire mais sans verser le sang, par une évolution politique. Si l’on tient compte de l’histoire des peuples, il n’y a qu’une seule solution : mon départ.”

Ceux qui l’ont rédigé sont des patriotes qui veulent comme moi l’indépendance et l’unité du Vietnam. Il ne aucune idée de qui se cache derrière les signataires. “Ils ont des contacts, des moyens, des armes ; je n’ai rien”.

Bao Dai est d’accord pour abdiquer. Mais à qui renvoyer la réponse ? Qui est ce fameux “comité de patriotes” ? Les conseillers se renseignent, mais reviennent bredouille.

“Alors je lance un message dans le vide, comme une bouteille à la mer. Par télégraphe, je m’adresse au “Comité des patriotes” à Hanoi.

“Répondant à votre appel, je suis prêt à m’effacer. A cette heure décisive de l’histoire  nationale, l’union signifie la vie, et la division la mort. Je suis prêt à tous les sacrifices pour que cette union puisse se réaliser et demande aux chefs de votre Comité de venir le plus tôt possible à Hué pour le transfert des pouvoirs”.

“Leur incontestable succès n’est il pas le signe qu’ils ont reçu mandat du ciel ?”

“Indépendance pour la patrie, Bonheur pour le peuple. Pour ces 8 mots et pendant 80 ans, tant de nos frères et de nos sœurs ont sacrifié leur vie dans la jungle, les forêts et les prisons que, comparer aux sacrifices de ces milliers de héros et d’héroïnes, mon abdication n’est qu’une très petite chose.”

“Enfin libre !”

“Maintenant, il fait que le peuple se serre les coudes autour d’une équipe apparemment plus capable que moi de réaliser l’indépendance.”

Quelques heures après, suite  à la déclaration d’indépendance du Vietminh, il déclare :

“Cette proclamation comporte un réquisitoire contre le colonialisme française dont la violence me surprend…”

 Le 31 juillet 1997, le dernier Empereur du Vietnam meurt à Paris. Il est enterré au cimetière de Passy. Il faudra néanmoins attendre le 20 mai 2006, soit presque 10 ans, pour que le dernier Empereur ait droit à un monument funéraire au lieu d’une simple plaque de béton…

Source : Belle Indochine

Pierre Nora : L’avènement mondial de la mémoire [2002]

© 2012 Minh Hoang

[ndlr] Pour nourrir la discussion au sein du séminaire “Mémoires d’Indochine”, nous reproduisons ci-dessous un texte important de Pierre Nora publié il y a dix ans dans lequel il analyse l’émergence d’une mondialisation de la mémoire et l’apparition “de règlements de compte avec le passé”. Il s’attache à décrypter le cas de la France en soulignant la date clé de 1975 à partir de laquelle la “collectivité-mémoire” prend fin. C’est l’émergence de nouveaux enjeux mémoriels, d’une mémoire éclatée, morcelée, recomposée, identitaire. L’époque où l’on “pouvait imaginer l’avenir comme une forme de restauration du passé, comme une forme de progrès, ou comme une forme de révolution” a laissé places aux incertitudes et au retour sur soi. Diverses formes de poussées mémorielles se développent comme l’affirmation des mémoires minoritaires qui interviennent dans la construction de l’histoire, au risque de devenir envahissantes et de “déposséder l’historien du monopole de l’interprétation du passé”.

 * * *

Nous vivons l’avènement mondial de la mémoire. Depuis vingt ou vingt-cinq ans, tous les pays, tous les groupes, sociaux, ethniques, familiaux, ont été amenés à connaître un profond changement du rapport traditionnel qu’ils entretenaient avec le passé.

Ce changement a pris des formes multiples : critique des versions officielles de l’histoire et remontées du refoulé historique ; revendication des traces d’un passé aboli ou confisqué; culte des racines (roots) et développement des recherches généalogiques; effervescence commémorative en tout genre ; règlements judiciaires du passé; multiplication des musées de toute nature ; recrudescence de sensibilité à la détention et à l’ouverture des archives à la consultation ; attachement renouvelé à ce que les Anglo-saxons appellent ” héritage ” et les Français “patrimoine”. Quelle que soit la combinaison de ces éléments, c’est comme une vague de fond mémorielle qui a déferlé sur le monde et qui a lié partout très étroitement la fidélité au passé – réel ou imaginé – au sentiment d’appartenance, la conscience collective et la conscience individuelle de soi, la mémoire et l’identité.

La France a peut-être été la première à entrer dans cet âge d’une mémoire passionnelle, conflictuelle, presque obsessionnelle. Puis il y a eu, après la chute du mur et la disparition de l’Union soviétique, la “mémoire retrouvée” de l’Europe de l’Est. Puis il y a eu, avec la chute des dictatures de l’Amérique latine, avec la fin de l’Apartheid en Afrique du Sud et la Truth and reconciliation commission, les marques d’une véritable mondialisation de la mémoire et l’apparition de formes très diverses, mais comparables, de règlement de compte avec le passé. Cette spécificité de la France que je voudrais pour commencer mettre en relief, tient à la rencontre, purement conjoncturelle, au milieu des années soixante-dix, des trois phénomènes majeurs, apparemment indépendants les uns des autres, mais qui sont venus combiner leurs effets pour précipiter la France d’une conscience historique de soi dans une conscience mémorielle. En serrant même un peu la chronologie, on pourrait soutenir que 1975 est l’année repère où se croisent le plus visiblement les contrecoups de la crise économique, les retombées de l’après-de Gaulle et l’exténuation de l’idée révolutionnaire.

La crise économique, déclenchée en 1974 par l’augmentation brutale du prix du pétrole, est, elle aussi, à l’échelle mondiale de tous les pays industrialisés. Mais la France l’a ressentie avec une acuité d’autant plus vive que la crise mettait fin à une trentaine d’années de croissance accélérée, d’industrialisation et d’urbanisation intensives qui, dans leur élan, avaient emporté brutalement tout un ensemble de traditions, de paysages, de métiers, coutumes, styles de vie demeurés, en France, inchangés depuis plus longtemps que dans tout autre pays industriel voisin. C’est au retournement de la croissance que la France a pris soudain la mesure non seulement des dégâts du progrès, mais de l’arrachement définitif à ce qui était resté, jusqu’aux lendemains de la Seconde Guerre mondiale, sa base et son fondement ; en particulier la profonde, la millénaire stabilité de son assise rurale.

La fin des paysans avait été décrite par les sociologues et les historiens depuis quinze ans, mais, soudain, elle devient presque charnellement sensible, et douloureuse comme une amputation : c’est la fin de la “collectivité-mémoire” par excellence. 1975 est précisément l’année où le taux de la population active engagée dans l’agriculture tombe au-dessous de 10 %, seuil fatidique ; il était encore de près de la moitié au lendemain de la guerre. C’est l’année même où, avec le succès inattendu et foudroyant de livres comme Le Cheval d’orgueil, de Pierre-Jakez Hélias, chronique d’un village breton traditionnel, et Montaillou, village occitan, d’Emmanuel Le Roy Ladurie, de l’ Histoire rurale dirigée par Georges Duby et Armand Wallon, l’évidence s’impose d’une “mémoire rurale” qui ne vit plus que de son évocation sensible ou savante. La fin du rural, accompagnée bientôt de la fin de la messe en latin, c’est véritablement la rupture du lien ombilical qui rattachait encore la France à ce que l’historien Jacques Le Goff a appelé son long, très long Moyen Âge – et qui allait favoriser dans le grand public le succès grandissant que le Moyen Âge et ses monuments n’ont plus cessé de connaître depuis.

Ce réenracinement lointain de l’imaginaire, il n’est d’ailleurs pas interdit de penser que l’a renforcé l’accession, précisément en 1974, de Valéry Giscard d’Estaing à la présidence de la République. Quel type de France profonde incarnait ce jeune et brillant économiste de la grande bourgeoisie, Européen de coeur, partisan d’une “décrispation” de la vie politique, et qui annonçait son septennat sous le signe du “changement”, c’est-à-dire de la modernisation ? Il est probable que les débuts fringants de la nouvelle présidence, d’allure si délibérément technocratique et parisienne, ne sont pas étrangers à cette plongée dans les profondeurs perdues et retrouvées où les Français se sont allègrement engouffrés, et dont les remontées allaient apparaître en surface, à la surprise générale, en 1980, lors de l’année que le président de la République lui-même avait proposé de consacrer au Patrimoine.

D’autant que l’arrivée de Giscard d’Estaing, en marquant dans tous les domaines une nette rupture avec la tradition gaulliste, a certainement contribué à exalter les effets de l’après-de Gaulle, second phénomène de grande ampleur. Effets nombreux, aussi puissants qu’insidieux, loin encore d’avoir été explorés comme ils le mériteraient. Sur la réinterprétation du passé national, ils se sont traduits – pour les distinguer schématiquement – selon trois longueurs d’ondes.

À court terme, la mort du Libérateur, en novembre 1970, a immédiatement déclenché la fin du monopole de la version “résistantialiste” de la guerre imposée dès la libération de Paris par le général de Gaulle, selon laquelle tous les Français, à l’exception d’une poignée de traîtres et d’égarés, se seraient dressés contre l’occupation allemande. Trois signes sont généralement rapprochés, qui marquent les débuts de la remontée du souvenir noir de la France vichyste devenue, avec le temps, “ce passé qui ne passe pas”: les réactions indignées des associations de Résistants à la grâce accordée par le président Pompidou au milicien Touvier (1971), le film (interdit de diffusion) de Marcel Ophüls, Le Chagrin et la Pitié (1972), qui présentait une France peu héroïque, et la traduction en français du livre de Robert Paxton, La France de Vichy (1973), qui tranchait avec l’historiographie officielle.

À plus long terme, le post-gaullisme a représenté la reprise d’un passé plus profond. Au vu de la survie des institutions de la cinquième République, que l’on avait d’abord cru taillées sur mesure pour le Général, et quand François Mitterrand, leur plus grand adversaire quand il était dans l’opposition, les a adoptées sitôt son arrivée au pouvoir, le pressentiment s’est confirmé que le général de Gaulle avait gagné son pari historique, le rééquilibrage des institutions que la chute de la monarchie absolue avait altérées depuis la Révolution. Un pressentiment que François Furet, par exemple, traduisait en 1978 par la fameuse formule de son livre Penser la Révolution française : “La Révolution française est terminée.” Du même coup, c’était les deux siècles derniers qui se trouvaient réinsérés dans la longue durée et la continuité de l’État-nation. Une réévaluation positive s’amorçait de tout le passé monarchique et, contre toute attente, l’improbable millénaire d’Hugues Capet, en 1987, avant le quinze centième anniversaire de Clovis, en 1996, allait se révéler un succès populaire sur le thème : la France a mille ans!

Plus généralement encore, la montée au zénith de la dernière des grandes figures de la nation a valu rafraîchissement de la galerie tout entière. L’on ne peut pas ne pas mettre en rapport la revalorisation du “grand homme” avec le retour à la biographie historique, genre florissant ces dernières années après un long ostracisme ; et plus profondément encore, avec une sensibilité renouvelée des Français à “une certaine idée de la France”: non plus seulement son histoire, mais ses paysages, sa cuisine, ses terroirs et ses traditions. Une sensibilité qui expliquait à coup sûr la montée en flèche de l’extrême droite et du Front national de Jean-Marie Le Pen, mais qui s’exprimait aussi à gauche par une relégitimation du souci de la Nation, réalité sur laquelle on se plaisait à souligner, à la faveur du déclin de l’idée révolutionnaire, que le marxisme avait échoué.

C’est là le troisième phénomène, moins saisissable, mais d’importance peut-être plus grande encore, qui a puissamment contribué à remodeler l’attitude des Français à l’égard de leur propre passé. L’effondrement intellectuel du marxisme, le discrédit radical de l’Union soviétique, le déclin rapide du parti communiste qui mobilisait encore quelques années auparavant jusqu’au quart du corps électoral, la chute de son rayonnement sur une grande partie de l’intelligentsia française sont des faits majeurs de ces années-là. Pour compléter le tableau, 1975 est encore l’année qui voit l’énorme succès de la traduction de l’Archipel du Goulag, d’Alexandre Soljénitsyne. Ici aussi, le phénomène dépasse de beaucoup le cadre national, mais l’existence d’un parti communiste fort et profondément stalinisé lui a donné un relief intense. Dans un pays comme la France, la patrie des révolutions depuis 1789, la fin de l’idée révolutionnaire, qui avait été le plus puissant vecteur de l’orientation du temps historique vers l’avenir, ne pouvait qu’entraîner une rapide transformation du sentiment du passé. Dans une conception du temps de type révolutionnaire, on sait ce qu’il faut retenir du passé pour préparer l’avenir ; on sait aussi ce qu’il faut en supprimer, en oublier, en détruire au besoin. Le temps historique est habité par une volonté de rupture. La dévalorisation d’une idée de la rupture a redonné une légitimité à l’idée de la tradition. Non une tradition dont nous serions les héritiers et les continuateurs, mais une tradition dont nous serions en fait à jamais séparés, et devenue, de ce fait, précieuse, mystérieuse, douée d’un sens incertain qu’il nous appartenait de lui retrouver. La montée en flèche du culte du patrimoine en ces mêmes années n’a pas d’autre raison. C’est là son secret : la disparition d’un temps historique orienté par l’idée révolutionnaire a rendu le passé à sa liberté, à son indétermination, à son poids de présence, matériel comme immatériel.

Ces trois grands phénomènes, les plus actifs et les premiers peut-être, mais loin d’être les seuls, sont entrés soudain en résonance pour promouvoir l’idée d’une “mémoire” nationale. Une idée neuve et qui ne date donc que d’une trentaine d’années, mais qui n’a fait, depuis, que croître et embellir. Ce mouvement de la mémoire, que j’ai proposé d’appeler “l’ère de la commémoration” est si général, si profond, si puissant, qu’il vaut peut-être la peine de s’interroger ,- même au risque d’en rester aux généralités ou aux trivialités-, sur ses raisons. L’avènement de la mémoire est au croisement, me semble-t-il, de deux grands phénomènes historiques qui donnent leur marque à l’époque : un phénomène temporel et un phénomène social. C’est sur eux que je voudrais insister et que je voudrais soumettre ici à la discussion.

Le premier tient à ce qu’il est convenu d’appeler “l’accélération de l’histoire”. La formule, lancée par Daniel Halévy, signifie en clair que le phénomène le plus continu et permanent n’est plus la permanence et la continuité, mais le changement. Et un changement de plus en plus rapide, le basculement accéléré de toute chose dans un passé qui s’éloigne de plus en plus vite. Il faut prendre la mesure de ce renversement pour l’organisation de la mémoire. Elles sont capitales. Ce renversement a brisé l’unité du temps historique, la belle et simple linéarité, qui unissait au passé le présent et l’avenir.

C’était en effet l’idée qu’une société quelconque, nation, groupe, famille se faisait de son avenir qui lui dictait ce qu’elle devait retenir du passé pour préparer cet avenir et qui donnait ainsi son sens au présent, qui n’était qu’un trait d’union. Pour dire les choses un peu schématiquement, l’avenir pouvait se déchiffrer selon trois figures, qui commandaient elles-mêmes le visage du passé. On pouvait imaginer l’avenir comme une forme de restauration du passé, comme une forme de progrès, ou comme une forme de révolution. On est revenu aujourd’hui de ces trois schémas d’intelligibilité qui permettaient l’organisation d’une “histoire”. Une incertitude absolue pèse désormais sur ce que sera l’avenir. Et cette incertitude fait au présent – qui dispose, précisément, de moyens techniques de conservation sans précédent – une obligation de se souvenir. Nous ne savons pas ce que nos descendants auront besoin de savoir de nous pour se comprendre eux-mêmes. Et cette incapacité d’anticipation de l’avenir nous fait en retour une obligation d’accumuler religieusement, d’une manière un peu indifférenciée, toutes les traces visibles et tous les signes matériels qui témoigneront (peut-être) de ce que nous sommes ou auront été. En d’autres termes, c’est la fin de toute espèce de téléologie de l’histoire – la fin d’une histoire dont on connaît la fin – qui charge le présent de cet impérieux “devoir de mémoire” dont on nous parle tant. À la différence de notre ami Paul Ricoeur, qui prend ses distances avec cette formule éculée et lui préfère l’expression “travail de mémoire”, je l’accepte pour ma part, mais à condition de lui donner un sens beaucoup plus général que celui qui lui est généralement accordé : un sens beaucoup plus dilaté, mécanique, matériel, patrimonial que le sens moral habituel. Un sens qui n’est pas lié à la dette, mais à la perte, ce qui est tout différent.

Car cette “accélération de l’histoire” a pour effet brutal, symétrique de l’avenir, de mettre tout le passé à distance, – nous en sommes coupés. Il est, selon la formule célèbre d’un historien démographe anglais, “The world we have lost”. Nous ne l’habitons plus, il ne nous parle que par traces interposées, des traces d’ailleurs devenues mystérieuses et que nous devons interroger, puisqu’elles détiennent précisément le secret de ce que nous sommes, notre “identité”. Nous ne sommes plus de plain-pied avec ce passé. Nous ne pouvons le retrouver que par une opération de reconstruction documentaire, archivistique, monumentale, qui fait de la “mémoire” – une mémoire elle-même construite -, le nom actuel de ce que l’on appelait autrefois simplement “histoire”. Il y a là un très profond et dangereux renversement du sens des mots qui exprime, lui aussi, l’esprit de l’époque. “Mémoire” a pris un sens si général et si envahissant qu’il tend à remplacer purement et simplement le mot “histoire”, et à mettre la pratique de l’histoire au service de la mémoire.

Ainsi “l’accélération de l’histoire” a-t-elle pour me résumer deux effets de mémoire:

– d’une part un effet d’accumulation, lié au sentiment de la perte et qui est responsable du gonflement de la fonction de mémoire, de l’hypertrophie des institutions et des instruments de mémoire : musées, archives, bibliothèques, collections, numérisation des stocks, banques de donnés, chronologies etc.

– et d’autre part, entre un avenir imprévisible et un passé rendu à son obscurité, à son opacité, l’autonomisation du présent, l’émergence du présent comme catégorie d’intelligibilité de nous-mêmes, mais un présent déjà historique, doublé d’une conscience de lui-même et de sa vérité. C’est l’explosion de la continuité historique et temporelle qui donne, à mon avis, à la mémoire toute son actualité : le passé n’est plus la garantie de l’avenir, là est la raison principale de la promotion de la mémoire comme agent dynamique et promesse de continuité. Il y avait autrefois une solidarité du passé et de l’avenir, dont le présent n’était que le trait d’union. Il y a aujourd’hui une solidarité entre le présent et la mémoire.

La seconde raison de cette poussée mémorielle, d’ordre cette fois sociale, est liée à ce que l’on pourrait appeler, par analogie avec l'”accélération”, la “démocratisation” de l’histoire. Elle consiste dans ce puissant mouvement d’affranchissement et d’émancipation des peuples, ethnies, groupes et même individus qui travaillent le monde contemporain; bref, pour dire vite, cette émergence rapide de toutes les formes de mémoire de minorités pour qui la récupération de leur passé fait partie intégrante de leur affirmation d’identité.

Ces mémoires minoritaires relèvent principalement de trois types de décolonisation : la décolonisation mondiale qui a fait accéder à la conscience historique et à la récupération / fabrication mémorielle les sociétés qui végétaient dans le sommeil ethnologique de l’oppression coloniale; dans les sociétés occidentales classiques, la décolonisation intérieure des minorités sexuelles, sociales, religieuses, provinciales, en voie d’intégration et pour qui l’affirmation de leur “mémoire:” – c’est-à-dire, en fait, de leur histoire – est une manière de se faire reconnaître dans leur particularité par la communauté générale qui leur en refusait le droit en même temps que de cultiver leur différence et la fidélité à une identité en voie de dissolution. Il y a enfin un troisième type de décolonisation qui fleurit sur l’effacement des régimes totalitaires du XXe siècle, qu’ils soient communistes, nazis ou simplement dictatoriaux: une décolonisation idéologique qui favorise les retrouvailles des peuples libérés avec leurs mémoires longues, traditionnelles, que ces régimes avaient confisquées, détruites ou manipulées: c’est le cas de la Russie, des pays de l’Europe de l’Est, des Balkans, de l’Amérique latine ou de l’Afrique.

L’explosion de ces mémoires minoritaires a eu pour effet de modifier très profondément le statut respectif et les rapports réciproques de l’histoire et de la mémoire. Pour être plus précis : de valoriser la notion même de “mémoire collective”, fort peu utilisée jusque-là.

Par rapport à l’histoire, de tout temps aux mains des pouvoirs, des autorités savantes ou professionnelles, la mémoire s’est parée des privilèges et des prestiges nouveaux de la revendication populaire et protestataire. Elle est apparue comme la revanche des humiliés et des offensés, des malheureux, l’histoire de ceux qui n’avaient pas eu droit à l’Histoire. Elle avait jusqu’ici pour elle, sinon la vérité, du moins la fidélité. Ce qui est nouveau, et qu’elle tient de l’insondable malheur du siècle, de l’allongement de la durée de vie, de la permanence des survivants, c’est la revendication d’une vérité plus “vraie” que la vérité de l’histoire, la vérité du vécu et du souvenir.

Toute l’histoire, devenue discipline à ambition scientifique, s’était au contraire construite, jusqu’à présent, à partir de la mémoire, mais contre la mémoire, considérée comme individuelle, psychologique, trompeuse, ne relevant que du témoignage. L’histoire était le domaine du collectif, la mémoire celui du particulier. L’histoire était une et la mémoire par définition plurielle, – parce que d’essence individuelle. L’idée d’une mémoire collective, émancipatrice et sacralisée, suppose un renversement complet. Les individus avaient leur mémoire, les collectivités avaient leur histoire. L’idée que ce sont les collectivités qui ont une mémoire implique une transformation profonde de la place des individus dans la société et de leur rapport à la collectivité : là est le secret de cet autre et mystérieux avènement qu’il faut un peu éclairer : l’identité, sans laquelle on ne peut comprendre the upsurge of memory.

La notion d’identité a connu en effet un renversement de sens analogue et parallèle à celui qu’a connu celle de mémoire. De notion individuelle, elle est devenue une notion collective et de subjective, elle est devenue quasi formelle et objective. Traditionnellement, l’identité caractérise l’individu dans ce qu’il a d’unique au point de prendre une signification essentiellement administrative et policière : nos empreintes digitales expriment notre “identité”, vous avez des cartes et des papiers d'”identité”. L’expression est devenue une catégorie de groupe, une forme de définition de vous par l’extérieur. “On ne naît pas femme, on le devient”, écrivait Simone de Beauvoir dans une formule célèbre. Ce pourrait être la formule de toutes les identités crées par l’affirmation de soi. L’identité, comme la mémoire, est une forme de devoir. Je suis tenu de devenir ce que je suis : un Corse, un juif, un ouvrier, un Algérien, un Noir. C’est à ce niveau d’obligation que le lien décisif se noue entre la mémoire et l’identité sociale. De ce point de vue, les deux obéissent au même mécanisme: les deux mots sont pratiquement devenus synonymes et leur union caractérise une économie nouvelle de la dynamique historique et sociale.

Cette métamorphose d’une conscience historique de soi en une conscience sociale, la France l’a connue de façon particulièrement intense, parce qu’elle a pour tradition d’avoir entretenu avec son passé, avec son histoire, un rapport essentiel et déterminant. Ce rapport a pris avec la IIIe république une centralité particulière puisque l’histoire est devenue le nerf du lien social et politique. À travers l’école, les petits manuels scolaires d’Ernest Lavisse et les livres pour enfants comme le célèbre Tour de la France par deux enfants , s’est fixé le grand récit de la collectivité nationale : une immense saga aux versions multiples et variées, mais offerte à tous, et qui rabotait toutes les particularités, qu’elles soient provinciales, familiales, linguistiques, religieuses, sociales, sexuelles, qui ne paraissaient pas relever de la grande histoire nationale. Il y avait donc d’un côté une geste, un puissant récitatif animé d’un souffle d’épopée, avec ses hauts et ses bas, ses grandeurs et ses épreuves, son inépuisable répertoire de personnalités, de scènes, de répliques, d’intrigues, de dates, de bons et de méchants, un palpitant roman familial qui partait de Vercingétorix et de la bataille d’Alésia pour aboutir au triomphe de la République et des droits de l’homme en passant par les Croisades, Louis XIV, les Lumières, la Révolution, l’épopée napoléonienne, les conquêtes coloniales, les épreuves de la guerre de 1914, et dont de Gaulle finirait par être l’héritier. Et il y avait, de l’autre, des appartenances particulières, des fidélités individuelles. D’un côté, une histoire collective et nationale. De l’autre, des mémoires de type privé. Une histoire sainte, parce que de même nature que le catéchisme religieux qu’elle voulait combattre; une histoire sacrée, parce que celle de la patrie qui méritait le sacrifice de sa vie ; une légende, mais qui fonctionnait comme un puissant moteur d’intégration, de cohésion et de promotion sociales. Et des mémoires de groupe, c’est-à-dire de minorités : mémoires ouvrière, juive (on disait à l’époque “israélite”), royaliste, bretonne ou corse, ou féminine. C’est sur cette division que s’est construite l’identité française traditionnelle et qu’elle s’est fortifiée depuis un siècle; et c’est ce moule qui s’est brisé. Il s’est brisé sous l’effet d’un double mouvement: un délitement interne du mythe porteur d’un projet national et un affranchissement libérateur de toutes les minorités.

Ce double mouvement s’est développé parallèlement pour se précipiter dans ces années cruciales, 1970-1980, où, décidément, la France a connu une mutation capitale. Le secret de l’avènement d’une “mémoire nationale” hégémonique, tyrannique, presque obsédante, est là : dans le passage d’une conscience historique de soi à une conscience sociale. En lieu et place de l’identité nationale, l’avènement des identités sociales. La foi traditionnelle dans la grandeur et le destin de la France a été minée de l’intérieur : les guerres, européenne, mondiale, coloniale – celle de 1914-1918, de 1939-1945, la guerre d’Algérie – n’ont pas seulement infligé une réduction réelle de puissance, mais un doute insidieux et profond sur la validité et l’infaillibilité du modèle national classique. Il s’est traduit par la remontée de tous les refoulés du sentiment national (de la Terreur pendant la Révolution à la torture pendant la guerre d’Algérie), par une crise de toutes les filières de formation nationale, Églises, syndicats, partis, familles ; par une incertitude sur la nature du message pédagogique; par une place difficile à définir entre poussées décentralisatrices et insertion dans un ensemble européen. Pendant ce temps-là, un puissant mouvement de décolonisation intérieure et d’émancipation des identités de groupes amenait chacune des minorités en voie d’intégration nationale à vouloir son histoire propre – sa ” mémoire ” -, à se la “réapproprier”, disait-on, et à en exiger la reconnaissance par la nation. Le cas juif serait, ici, éclairant à titre d’exemple. On n’aurait guère parlé de ” mémoire ” juive il y a encore trente ans. Même le souvenir de Vichy n’était pas principalement lié à la législation antisémite et à la responsabilité de l’État français dans la déportation et l’extermination. C’est le contraire aujourd’hui, et la “communauté juive” – un mot qu’on n’aurait pas non plus utilisé autrefois – n’a cessé de réclamer du président de la République la reconnaissance de cette responsabilité. Chose faite par Jacques Chirac le 16 juillet 1995 au Vel’ d’hiv’, où furent parqués les juifs de la grande rafle de 1942. Ce que l’on appelle en France “mémoire nationale” n’est autre que la transformation de cette mémoire historique de fond par l’invasion, la subversion, la submersion des mémoires de groupes. Arrivés à ce point, l’important serait, bien sûr, d’entrer plus avant dans la description de l’économie interne de cette nouvelle mémoire. J’ai essayé de le faire dans les introductions et les conclusions des Lieux de mémoire . Contentons-nous donc ici, pour terminer, de souligner quelques-uns des effets directs, immédiats, de ce soulèvement récent de la mémoire. Il y en a, me semble-t-il, deux principaux.

Le premier consiste dans une intensification rapide des usages du passé, usages politiques, usages touristiques, usages commerciaux. Elle se traduit, par exemple, dans la montée en flèche de la courbe des commémorations, particulièrement évidente en France. La dernière décennie, (1989-2000) peut même paraître l’acmé de cette ère de la commémoration, encadrée d’une part par le Bicentenaire de la Révolution, qui a donné au phénomène, déjà bien lancé, toutes ses dimensions historiques, politiques, nationales, religieuses, idéologiques et symboliques, et de l’autre par la célébration de l’an 2000. Chaque année a apporté son lot de commémorations, de l’affaire Dreyfus au 1500e anniversaire de Clovis, du 80e anniversaire de l’armistice de 1918 au 150e anniversaire de l’abolition de l’esclavage. La France est, je crois, le seul pays qui a créé depuis vingt ans une Délégation aux célébrations nationales. Cette prolifération commémorative a des raisons multiples : elles prouvent toutes que le passé a cessé d’avoir un sens unique et qu’un présent qui se double de sa propre conscience historique autorise forcément plusieurs versions possibles du passé.

Le second effet de cette économie nouvelle de la mémoire revient à déposséder l’historien du monopole qu’il avait, traditionnellement, de l’interprétation du passé. Dans un monde où il y avait une histoire collective et des mémoires individuelles, c’était lui qui avait sur le passé, une manière de contrôle exclusif. L’histoire dite scientifique avait même, depuis un siècle, puissamment renforcé ce privilège. À l’historien seul l’établissement des faits, l’administration de la preuve, la distribution de la vérité. C’était son métier, et sa noblesse. L’historien est aujourd’hui loin d’être le seul dans la production du passé. Il partage ce rôle avec le juge, le témoin, les médias, et le législateur. C’est une raison de plus pour opposer aujourd’hui, haut et fort, au “devoir de mémoire” que nous avons été quelques uns à proclamer il y a vingt ou vingt-cinq ans, un “devoir d’histoire”.

Car le véritable problème que pose aujourd’hui la sacralisation de la mémoire est de savoir comment, pourquoi, à quel moment le principe positif d’émancipation et de libération qui l’anime peut se retourner et devenir une forme d’enfermement, un motif d’exclusion, et une arme de guerre. La revendication de la mémoire est dans son principe une forme d’appel à la justice. Dans son effet, elle est devenue souvent un appel au meurtre. C’est peut-être le moment de reprendre, contre la mémoire, le procès qu’il y a un siècle Nietzsche instruisait contre l’histoire et de redire comme lui dans ses Considérations inactuelles , mais en remplaçant le mot “histoire” par le mot “mémoire”: “Il y a un degré d’insomnie, de rumination, de sens historique [entendez : “mémoriel”] au-delà duquel l’être vivant se trouve ébranlé, et finalement détruit, qu’il s’agisse d’un individu, d’un peuple ou d’une civilisation.” C’est ce message de la mémoire dont nous devons, aussi, nous souvenir.

Pierre Nora

Article publié dans Transit 22/2002, le 19 avril 2002. Source : Eurozine / Version pdf

Sur Pierre Nora, voir la biographie fouillée que lui a consacré l’historien François Dosse en 2011 : communiqué de parution.

War in Shangri-La: A Memoir of Civil War in Laos by Mervyn Brown

Mervyn Brown, War in Shangri-La: A Memoir of Civil War in Laos, Radcliffe Press / I. B. Tauris, 2001, 288 p.

Sandwiched between US-supported Thailand and Communist North Vietnam, the tranquil Buddhist Kingdom of Laos–the original Shangri-La–became the center of a major Cold War crisis in the early sixties, when Mervyn Brown served there as deputy to the British Ambassador. He has written a fascinating and highly readable account of his often hazardous experiences, which included the battle of Vientiane passing through his garden and a grueling month as prisoner of left-wing Pathet Lao guerrillas in remote mountainous jungle inhabited by Stone Age aboriginal people. His story is set against a detailed account of the developing political and military crisis. It reveals the tensions that developed in the US between the newly elected President Kennedy, his Secretary of State Dean Rusk, and their advisors in the State Department, the CIA, and the Pentagon while a regional policy was formulated in the face of the perceived communist threat.

Sir Mervyn Brown, after Oxford where be gained a tennis blue and formed life long friendships with Kingsley Amis and Philip Larkin mainly through jazz, became a career diplomat, and served in Buenos Aires, Singapore and Vientiane, as Ambassador to Madasgascar and Benin, and as High Commissioner to Tanzania and Nigeria, with spells at the Foreign and Commonwealth Office and the United Nations.

Table of contents:

Foreword–The Rt Hon The Lord Carrington, KG, CH * Life Before Laos * A Short History Lesson * Last Days of Peace * The Little Captain and the Invisible King * The Battle of Vientiane * World Crisis * The Plain of Jars * Stalemate in Vientiane * An Involuntary Tour of the South * Success at Last * Things Fall Apart * Dream Turns to Nightmare * Ends and Means

Aperçu sur Google Books

Les mémoires de Trần Trọng Kim sur la toile

Avec la multiplication des bibliothèques numériques vietnamiennes sur la toile certains texte sources pour appréhender l’histoire contemporaine du Viêt Nam refont surface. C’est aujourd’hui le cas des Mémoires de Tran Trong Kim (Mot con gio bui / Le temps du tumulte] que l’on retrouve sur plusieurs sites hébergés en Europe ou aux Etats-Unis. Plus surprenant, le texte intégral est en ligne sur site un régional de la RSVN alors que l’ouvrage n’est pas réédité au Viêt-Nam. Petit rappel des versions disponibles en ligne ci-après.

Le site renommé Talawas en avait présenté une version en ligne dès 2004.

Une présentation par chapitres est disponible sur le site Nam Ky Luc Tinh chaque lien renvoyant à un pdf téléchargeable.

L’ouvrage est également présenté sous forme de chapitre sur Wikisource.

Le texte complet en pdf est disponible sur Giao Cam. Il est agrémenté d’une biographie et d’un article de Tran Dong Phong (pp. 62-84).

La bibliothèque en ligne du site Van Hoa Nghe An, hébergé au Viêt Nam présente le texte complet sur une seule page html.

Si le texte est en ligne en accès libre pour le plus grand bonheur des amateurs, on peut néanmoins se poser la question des droits d’auteur et de savoir si les retranscriptions online sont fidèles au texte original.

Réf. : Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, tái bản, Sài Gòn 1969.

Bibliographie du Séminaire “Mémoires d’Indochine”

Bibliographie du séminaire

“Mémoires d’Indochine”

François Guillemot, IAO, CNRS, ENS de Lyon

La bibliographie du séminaire se présente sous la forme d’une sélection d’ouvrages en langues française et anglaise. Elle est composée d’études académiques portant sur les questions de mémoires, d’identité et de constructions nationales et rassemble des témoignages sur les événements traversés par les populations de la péninsule indochinoise au cours du XXe siècle. Ne prenant pas en compte les littératures en langues asiatiques, cette bibliographie n’est donc pas exhaustive. Elle sera complétée au fil des séminaires. Les étudiants du séminaire de recherche ASIOC “Mémoires d’Indochine” pourront s’y référer et contribuer à son enrichissement.

Dernière mise à jour : 24/01/2022

★ ★ ★

Travaux académiques
Récits, témoignages, mémoires / Cambodge
Récits, témoignages, mémoires / Laos
Récits, témoignages, mémoires / Viêt-Nam

Travaux académiques

  • Ouvrages généraux, textes de référence :

Appadurai, Arjun, Après le colonialisme. Les conséquences culturelles de la globalisation, Paris : Editions Payot & Rivages, Petite Bibliothèque Payot, 2005. Cote IAO : DEA 36

Beaupré, Nicolas, Écrire en guerre, écrire la guerre. France, Allemagne, 1914-1920, Paris : CNRS Éditions, coll. « CNRS histoire », 2006. Réédité sous le titre Écrits de guerre, 1914-1918, Paris : CNRS Éditions, 2013.

Blanchard, Pascal & Veyrat-Masson, Isabelle, Les guerres de mémoires. La France et son histoire. Enjeux politiques, controverses historiques, stratégies médiatiques, Paris : Editions La Découverte (2008), La Découverte / Poche, 2010. (Site Descartes LSHS, Ebook en ligne)

Dalisson, Rémi, Les guerres et la mémoire. Enjeux identitaires et célébrations de guerre en France de 1870 à nos jours, Paris, CNRS éditions, 2013. Disponible à la BDL.

Davis, Mike, Génocides tropicaux. Catastrophes naturelles et famines coloniales (1870-1900). Aux origines du sous-développement, Paris : Editions La Découverte (2003), La Découverte / Poche, 2006. Disponible à la BDL.

De Nardi, Sarah ; Orange, Hilary ; High, Steven ; and Koskinen-Koivisto, Eerika, The Routledge Handbook of Memory and Place,  Abingdon, Oxon / New York, 2020. First issue in  paperback, 2021. Disponible à la BDL.

Garan, Frédéric (sous la dir.), Défendre l’empire. Des conflits oubliés à l’oubli des combattants, Paris : Editions Vendémiaire, 2013. Cote IAO : 604AI.14/39

Hartog, François, Régimes d’historicité : présentisme et expérience du temps, Paris : Editions du Seuil, La librairie du XXIe siècle, 2003. Disponible à la BDL.

“Histoire et archives de soi”, Sociétés & Représentations, n° 13, 2002/1. (Textes réunis et présentés par Philippe Artières et Dominique Kalifa). Sommaire en ligne : https://www.cairn.info/revue-societes-et-representations-2002-1.htm

Joutard, Philippe, Histoire et mémoires, conflits et alliance, Paris, Éditions La Découverte / Poche 437, 2015. En ligne sur le portail Cairn.

Ledoux, Sébastien, Le devoir de mémoire. Une formule et son histoire, Paris, CNRS éditions, 2016. Disponible à la BDL.

Lejeune, Philippe, Le pacte autobiographique, Paris, Editions du Seuil, 1975, 1996, Points / Essais 326, nouvelle édition augmentée. Disponible à la BDL.

Ricoeur, Paul, La mémoire, l’histoire et l’oubli, Paris, Éditions du Seuil, Points Essais 494, 2000 (rééd. 2003). Disponible à la BDL.

Rousso, Henry, La hantise du passé (entretien avec Philippe Petit), Paris : Textuel, 1998. Disponible à la BDL.

Stoler, Ann Laura & Cooper, Frederick, Repenser le colonialisme, Paris : Payot, 2013. Disponible à la BDL.

Stora, Benjamin, La guerre des mémoires. La France face à son passé colonial (entretiens avec Thierry Leclere), La Tour d’Aigues : Editions de l’Aube, 2007.

  • Etudes sur l’Asie et la péninsule indochinoise :

Bass, Thomas A., Censorship in Vietnam. Brave new world, Amherst and Boston, University of Massachusetts Press, 2017. Cote IAO : 110AV.18/103

Bayly, Susan, Asian voices in the postcolonial age: Vietnam, India and beyond, New York: Cambridge University Press, 2007. Cote IAO : 604AA.07/206

Bleakney, Julia, Revisiting Vietnam: memoirs, memorials, museums, London; New York: Routledge, 2006. Cote IAO : 604AV.06/253

Bradley, Mark & Young, Marilyn Blatt, Making sense of the Vietnam wars : local, national, and transnational perspectives, Oxford; New York; Auckland : Oxford University Press, Reinterpreting history, 2008. Cote IAO : 605AV.09/35

Cargill, Mary Terell & Huynh, Jade Ngoc Quang (ed.), Voices of Vietnamese Boat People: Nineteen Narratives of Escape and Survival, Jefferson (NC): McFarland & Company, 2001. Cote IAO : 604AV.08/100

Choron-Baix, Catherine, “Retour au Laos, le mirage de la mémoire. Envers et revers de la transmission”, Ethnologie française, 2000, vol. 30, no 3, pp. 379-387 .

Freeman, James, Hearts of sorrow. Vietnamese-American Lives, Stanford: Stanford University Press, 1991. Cote IAO : 605AA.03/1171

Gnaba, Abdallah, La mémoire réinventée. Chronique anthropologique d’une association vietnamienne de Paris, Paris : L’Harmattan, 2008. Cote IAO : 203AV.09/28

Goscha, Christopher E., Going Indochinese : Contesting Concepts of Space and Place in French Indochinese, Copenhagen : NIAS Press, 2012. Cote IAO : 605AI.13/50

Granier, Solène, Domestiques indochinois, Paris : Editions Vendémiaire, 2014. Cote IAO : 604AI.14/195

Grant, Evans, The Politics of Ritual and Remembrance. Laos Since 1975, Honolulu: University of Hawaii Press, 2009. Cote IAO : 605AA.15/43

Gustafsson, Mai Lan, War and shadows: the haunting of Vietnam, Ithaca (NY): Cornell University Press, 2009. Cote IAO : 604AV.10/133

Hue-Tam Ho Tai (ed.), The Country of Memory. Remaking the Past in Late Socialist Vietnam, Berkeley: University of California Press, 2001. Cote IAO : 200AV.03/1157

Hue-Tam Ho Tai, Passion, betrayal, and revolution in colonial Saigon: the memoirs of Bao Luong, Berkeley: University of California Press, 2010. Cote IAO : 603AV.10/175

Ivarsson, Soren, Creating Laos: the making of a Lao space between Indochina and Siam, 1860-1945, Copenhagen: NIAS Press, 2008. Cote IAO : 600AA.08/257

Kusno, Abidin, The Appearances of memory. Mnemonic practices of architecture and urban form in Indonesia, Durham and London, Duke University Press, 2010. Disponible à la BDL.

Kwon, Heonik, After the massacre : commemoration and consolation in Ha My and My Lai, Berkeley: University of California Press, Asia-Local studies/global themes, 14, 2006. Cote IAO : 605AV.07/240

Kwon, Heonik, Ghosts of war in Vietnam, Cambridge: Cambribge University Press, 2008. Cote IAO : 100AV.08/150

Laderman, Scott, Tours of Vietnam: war, travel guides, and memory, Durham: Duke University Press, 2009. Cote IAO : 605AV.10/176

Law, Sophia Suk-Mun, The Invisible Citizens of Hong Kong. Art and Stories of Vietnamese Boatpeople, Hong Kong: The Chinese University Press, 2014. Cote IAO : 604AV.15/25

Le Van Ho, Mireille, Des Vietnamiens dans la Grande Guerre. 50 000 recrues dans les usines françaises, Paris : Editions Vendémiaire, 2014. Cote IAO : 604AV.14/201

Li, Xiaobing, Voices from the Vietnam War: stories from American, Asian, and Russian veterans, Lexington, Ky.: University Press of Kentucky, 2010. Cote IAO : 603AV.10/170

Locard, Henri, Pourquoi les Khmers rouges, Paris : Vendémiaire, coll. Révolutions, 2013. Cote IAO : 605AA.13/135

Logan, William & Witcom, Andrea, “Messages from Long Tan, Vietnam. Memorialization, Reconciliation, and Historical Justice”, Critical Asian Studies, 45:2 (2013), pp. 255-278.

Nguyen, Nathalie Huynh Chau, Voyage of Hope. Vietnamese Australian Women’s Narratives, Altona : Common Ground, 2005. Cote IAO : 604AV.13/167

Nguyen, Nathalie Huynh Chau, Memory is another country: women of the Vietnamese diaspora, Santa Barbara; Denver; Oxford: ABC Clio, 2009. Cote IAO : 604AV.10/4 traduit en français sous le titre : La mémoire est un autre pays. Femmes de la diaspora vietnamienne, Paris : Riveneuve éditions, 2013. Cote IAO : 604AV.13/132

Nguyen, Nathalie Huynh Chau (ed.), New perceptions of the Vietnam War. Essays on the war, the South Vietnamese experience, the Diaspora and the continuing impact, Jefferson (NC): McFarland & Company, 2015. Cote IAO : 605AV.15/28

Nguyen The Anh, “Le genre autobiographique dans la littérature vietnamienne, à travers les Mémoires de Phan Bôi Châu”, in En suivant la voie royale : Mélanges offerts en hommage à Léon Vandermeersch, textes réunis et présentés par Jacques Gernet et Marc Kalinowski, Paris : Ecole française d’Extrême-Orient, Etudes thématiques, 7, 1997, pp. 333-342. En ligne sur Mémoire d’Indochine

Pholsena, Vatthana, Post-war Laos: the politics of culture, history, and identity, Singapore: ISEAS Publications,  2006. Cote IAO : 605AA.07/48

Po Dharma, Du FLM au FULRO. Une lutte des minorités du sud indochinois (1955-1975), Paris : Les Indes Savantes, 2006. Cote IAO : 103AV.06/223

Prezioso, Stéphanie ; Fayet, Jean-François et Haver (sous la dir.), Gianni, Le totalitarisme en question, Paris : L’Harmattan, Logiques politiques, 2008. Voir en particulier : Ami-Jacques Rapin, “Deux expériences divergentes de pouvoir total en Asie du Sud-Est péninsulaire : le parti révolutionnaire lao et le Parti Communiste du Kampuchéa démocratique, 1975-1979”. Cote IAO : 200AA.14/212

Robic-Diaz, Delphine, La guerre d’Indochine dans le cinéma français. Images d’un trou de mémoire, Rennes, Presses Universitaires de Rennes, coll. Histoire, 2015. Cote IAO : 110AI.15/130

Scott, Joanna Catherine, Indochina’s Refugees. Oral histories from Laos, Cambodia and Vietnam, Jefferson (NC) : McFarland,  1989. Cote IAO : 603AA.11/149

Streed, Sarah, Leaving the house of ghosts: Cambodian refugees in the American Midwest, Jefferson (NC): McFarland, 2002. Cote IAO : 605AA.03/1171

Tanabe, Shigeharu & Keyes, Charles F., Cultural Crisis and Social Memory. Modernity and Identity in Thailand and Laos, Honolulu : University of Hawaii Press, 2002. Cote IAO : 105AA.15/51

Taylor, K. W. (ed.), Voices of the Second Republic of South Vietnam (1967-1975), Ithaca (NY): Cornell University, Southeast Asia Program Publications, 2014. Cote IAO : 603AV.15/138

Thibault, Christel, L’archipel des camps. L’exemple cambodgien, Paris : Presses universitaires de France, 2008. Cote IAO : 605AA.08/51

Thompson, Larry Clinton, Refugee Workers in the Indochina Exodus, 1975-1982, Jefferson (NC): McFarland, 2010. Cote IAO : 604AA.11/72

Tran, Jonathan, The Vietnam War and theologies of memory. Time and eternity in the far country, Malden, MA : Wiley-Blackwell, 2010. Cote IAO : 605AV.10/171

Vaillant, Barbara, Boat people vietnamiens. Entre mémoire et diaspora, Paris : L’Harmattan, Recherches asiatiques, 2013. Cote IAO : 604AV.13/124

Vo, Nghia M., The Viet Kieu in America: personal accounts of postwar immigrants from Vietnam, Jefferson (NC); London : McFarland,  2009. Cote IAO : 603AV.10/123

Vo, Nghia M., The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, Jefferson (NC): McFarland,  2004. Cote IAO : 605AV.06/124

Zinoman, Peter, Vietnamese Colonial Republican. The Political Vision of Vu Trong Phung, Berkeley; Los Angeles; London : University of California Press, 2014. Cote IAO : 205AV.14/89

Récits, témoignages, mémoires / Cambodge

Boun Sokha, Cambodge, la massue de l’Angkar, Paris, Atelier Marcel Jullian, coll. “Les droits de l’homme”, 1979. Cote IAO : 603AA.13/11BOU

Chileng Pa & Mortland, Carol A., Escaping the Khmer Rouge: a Cambodian memoir, Jefferson (NC): McFarland & Company, 2008. Cote IAO : 603AA.08/265

Chuth Khay, Comment j’ai menti aux Khmers Rouges, Paris : L’Harmattan, 2004. Cote IAO : 603AA.13/126

Deron, Francis & Sablon, Jean Leclerc du, Le Procès des Khmers rouges : trente ans d’enquête sur le génocide du Cambodge, Paris : Gallimard, 2009. Cote IAO : 605AA.09/142

Dith Pran & DePaul, Kim (eds), Children of Cambodia’s killing fields. Memoirs by survivors, Chang Mai : Silkworm Books, 2003. Cote IAO : 603AA.13/169

Dunlop, Nic, The lost executioner: a story of comrade Duch and the Khmer Rouge, London: Bloomsbury, 2009. Cote IAO : 603AA.10/93

Guillou, Anne Yvonne, Cambodge, soigner dans les fracas de l’histoire : médecins et société, Paris : Les Indes Savantes, 2009. Cote IAO : 107AA.09/125

Haing Ngor (avec Roger Warner), Une odyssée cambodgienne, Paris : Fixot, 1989. Cote IAO : 605AA.98/1085

Him, Chanrithy, When broken glass floats. Growing up under the Khmer Rouge, New York ; Londres : W.W. Norton, 2001. Cote IAO : 603AA.03/1092

Hour Chea, Quatre ans avec les Khmers Rouges, Paris : Editions Tchou, Ingérences, 2007. Cote IAO : 603AA.13/176

Lafreniere, Bree & Kravanh, Daran, Music through the dark. A tale of survival in Cambodia, Chang Mai : Silkworm Books, 2003.

Lunn, Richard, Leaving Year Zero. Stories of Surviving Pol Pot’s Cambodia, Crawley : University of Western Australia Press, 2004.

Ly, Claire, Revenue de l’enfer. Quatre ans dans les camps des Khmers rouges, Paris : Editions de l’Atelier / Les Editions Ouvrières, 2007. Cote IAO : 603AA.14/203

Ly Heng et Demeure, Françoise, Cambodge, le sourire bâillonné, Xonrupt-Longemer : Anako, coll. Grands témoins, 1992. Cote IAO : 603AA.13/16BOU

Ly San Meas, Mon Cambodge. Le destin d’une femme, Paris : L’Harmattan, 2012. Cote IAO : 603AA.13/129

Malay Phcar, Une enfance en enfer. Cambodge, 17 avril 1975 – 8 mars 1980, Paris : Robert Laffont, 2005. Cote IAO : 603AA.13/133

Malay Phcar (avec Yves Guyheneuf), L’enfer khmer rouge. Une enfance au Cambodge, Paris : L’Harmattan, 1997.

Norodom Sihanouk, My war with the CIA : the memoirs of Prince Norodom Sihanouk as related to Wilfred Burchett, [Middlesex] : Penguin Books, Pelican books, 1974. Cote IAO : 603AA.13/264STO

Norodom Sihanouk, Chroniques de guerre et d’espoir, Paris : Hachette / Stock, 1979. Cote IAO : 603AA.11/314BOU

Norodom Sihanouk, Souvenirs doux et amers, Paris : Hachette / Stock, 1981. Cote IAO : 603AA.13/231STO

Norodom Sihanouk, Prisonnier des Khmers rouges, Paris : Hachette, Histoire, 1986. (Fonds Boudarel)

Ong Thong Hoeung, J’ai cru aux Khmers rouges. Retour sur une illusion, Paris : Buchet Chastel, Essais et documents, 2003.

Oum Nal, Un médecin chez les Khmers rouges, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 2012. Cote IAO : 603AA.13/130

Pin Yathay, L’utopie meurtrière. Un rescapé du génocide cambodgien témoigne, Paris : Robert Laffont, coll. Vécu, 1980. (Site Descartes LSHS et cote IAO : 603AA.12/129BOU)

Pin Yathay, Tu vivras, mon fils, Paris : L’Archipel, 2005, édition revue et corrigée. Cote IAO : 603AA.14/211

Pech Métral, Méas, Cambodge, je me souviens, Nîmes : HB éditions, coll. Intimes, 2003 et Artisans-Voyageurs, 2012. Cote IAO : 603AA.13/101

Panh, Rithy & Chaumeau, Christine, La machine khmère rouge : Monti Santésok S-21, Paris : Flammarion, 2009. Cote IAO : 604AA.09/195

Panh, Rithy & Bataille, Christophe, L’élimination, Paris : Grasset, 2012. Cote IAO : 603AA.13/108

Sam Prasith & Max Pierre, Cambodge du silence, Paris, Éditions de l’Échiquier, 1977. Cote IAO : 603AA.13/3BOU

Sam Rainsy, Des racines dans la pierre, Paris : Calmann-Lévy, 2008. Cote IAO : 603AA.13/102

Sam Rainsy (avec David Whitehouse), We Didn’t Start the Fire. My Struggle for Democracy in Cambodia, Chang Mai : Silkworm Books, 2013. Cote IAO : 603AA.13/179

Sathavy Kim, Jeunesse brisée. Chroniques de Borng Tha sous le Kampuchéa Démocratique, Arles : Actes Sud, 2008. Cote IAO : 603AA.13/171

Seng, Theary C., Daughter of the killing fields. Asrei’s story, London : Fusion Press, 2005.

Séra, Impasse et rouge, Paris : Albin Michel, 2003. Cote IAO : 603AA.13/100

Séra, L’eau et la terre. Cambodge, 1975-1979, Paris : Delcourt, 2005.

Séra, Lendemains de cendres. Cambodge, 1979-1993, Paris : Delcourt, 2007. Cote IAO : 603AA.13/104

Sitha Nao, Growing up in the ‘Killing Fields’ and Surviving the Khmer Rouge. The personal recollections of Sitha Nao, [Etats-Unis] : XLibris, 2013. Cote IAO : 603AA.15/267

Someth May, Cambodian witness. The autobiography of Someth May, London ; Boston : Faber & Faber, 1986. Cote IAO : 603AA.13/6BOU

Sophat Phal, Run, Run, Run. A Young Boy’s Journey through the Cambodian Tragedy, Amazon Digital Services, Inc., [Kindle Edition], 2013.

Sor Sisavang, L’enfant de la rizière rouge, Paris : Fayard, coll. Les Enfants du fleuve, 1990. Cote IAO : 603AA.13/12BOU

Suong Sikoeun, Itinéraire d’un intellectuel khmer rouge, Paris : Les éditions du Cerf, 2013. Cote IAO : 603AA.13/103

Szymusiak, Molyda, Les pierres crieront. Une enfance cambodgienne, 1975-1980, Paris : La Découverte, 1988. Cote IAO : 603AA.13/173

Tian, L’année du lièvre. 1, Au revoir Phnom-Penh, Paris : Gallimard, 2011 & L’année du lièvre. 2, Ne vous inquiétez pas, Paris : Gallimard, coll. Bayou, 2013. Cote IAO : 603AA.13/137.2

Un Loung, D’abord, ils ont tué mon père, Paris : Plon, 2002. Cote IAO : 603AA.13/175

Vandy, Kaonn, Cambodge : 1940-1991 ou la politique sans les Cambodgiens. Essai, Paris, L’Harmattan, 1993. Cote IAO : 605AA.13/5BOU

Vann Nath, Dans l’enfer de Tuol Sleng. L’inquisition khmère rouge en mots et en tableaux, Paris : Calmann-Lévy, 2008. Cote IAO : 603AA.08/52

Vek Huong Taing, Ordeal in Cambodia. One Family’s Miraculous Survival – Escape From the Khmer Rouge, San Bernardino, CA : Here’s Life Publishers, Inc., 1980.

Y Phandara, Retour à Phnom Penh. Le Cambodge du génocide à la colonisation. Témoignage, Paris : A.M. Métailié, 1982. Cote IAO : 603AA.13/4BOU

Yi Tan Kim Pho (avec Ida Simon-Barouh), Le Cambodge des Khmers rouges : chronique de la vie quotidienne, Paris : L’Harmattan, 2000. Cote IAO : 603AA.13/128

Récits, témoignages, mémoires / Laos

Bounsang Khamkeo, I little slave: a prison memoir from communist Laos, Spokane, Washington : Eastern Washington University Press, 2006. Cote IAO : 603AA.09/81

Branfman, Fred (ed.), Voices from the Plain of Jars. Life under an Air War, Madison : The University of Wisconsin Press, 2013. (with essays and drawings by Laotian villagers). Cote IAO : 603AA.14/238

Kao Kalia Yang, The latehomecomer. A Hmong family memoir, Minneapolis : Coffee House Press, 2008. Cote IAO : 603AA.13/138

Khamphanh Thammakhanty, Get to the Trunk, Destroy the Roots: The Fall from Monarchy to Socialism, Portland : [auto-édition], 2004.

Mangkra Souvannaphouma, Laos : Autopsie d’une monarchie assassinée, Paris : L’Harmattan, Recherches asiatiques, 2010. Cote IAO : 605AA.11/132

Mithouna (avec André Rosset), La route n° 9. Témoignage sur le goulag laotien, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 2001. Cote IAO : 603AA.13/127

Na Champassak, Sisouk, Tempête sur le Laos, Paris : La Table Ronde, L’ordre du jour, 1961. (même ouvrage en anglais ci-après). Cote IAO : 600AI.03/945

Na Champassak, Sisouk, Storm over Laos. A contemporary history, New York, Frederick A. Praeger Publisher, 1961. Cote IAO : 603AA13/13BOU

Na Champassak, Singto, Mon destin, Paris : L’Harmattan, 2010. Cote IAO : 603AA.11/136

Nakhonkham Bouphanouvong, Sixteen years in the Land of Death: Revolution and Reeducation in Laos, Bangkok : White Lotus, 2003. Cote IAO : 603AA.13/184

Payen, Cyril, Laos, la guerre oubliée, Paris : Robert Laffont, 2007. Cote IAO : 600AA.07/182

Souvannavong, Vongprachanh, La jeune captive du Pathet Lao, Paris : Fayard, Les enfants du fleuve, 1993. Cote IAO : 603AA.03/107

Récits, témoignages, mémoires / Viêt-Nam

Anh Vu Sawyer and Pam Proctor, Song of Saigon. One woman’s journey to freedom, New York : Warner Books Printing, 2003.

Bach Mai, Rivages du Mékong, roman, Paris : L’Harmattan, Lettres asiatiques, 2012. Cote IAO : 603AV.14/180

Bao Dai, SM, Le dragon d’Annam, Paris : Plon, 1980. Cote IAO : 603AV.13/230STO

Bass, Thomas A., Agent Z.21 : le meilleur ennemi des Américains, Saigon 1946-1975, Paris : Tallandier, 2010. Cote IAO : 603AV.10/36

Bong-Wright, Jackie, Autumn cloud : from Vietnamese war widow to American activist, Sterling : Capital books, 2001. Cote IAO : 603AV.04/122

Bui Diem (with David Chanoff), In the jaws of history, Bloomington : Indiana University Press, Vietnam War Era Classics Series, 1999. Cote IAO : 605AV.03/1160

Bui Ngoc Tan, A Tale For 2000 (A Personal Glimpse Of The Vietnamese Gulag), Westminster, CA : Nguoi Viet, 2010.

Bui Ngoc Tan, Conte pour les siècles à venir, La Tour d’Aigues : Editions de l’Aube, 2013. Cote IAO : 750AV.15/123.

Bui Tin, 1945-1999 Vietnam la face cachée du régime, Paris : Editions Kergour, 1999. Cote IAO : 603AV.13/229STO

Canh Tran and Lani Hayduk, The book of Canh. Memoirs of a Vietnamese woman, physician, CIA informant, People’s Salvation Army Commander-in-Chief and prisoner of war, Milford, CT: [autoéditon], 1996.

Cao Tien Le, Hoang Huu Cac, Luu Quang Vu… & al., Sur le front du Nord, Hanoi : Editions en langues étrangères, 1982.

Chân Không (sœur), La force de l’amour. Une bouddhiste dans le Viêt-Nam en guerre, Paris : La Table Ronde, 1995. Cote IAO : 603AV.13/172

Dan Hong, Duong Thi Xuan Quy, Dao Vu… & al., La piste Ho Chi Minh, Hanoi : Editions en Langues Etrangères, 1982. Titre de couv. : Sur la piste Ho Chi Minh.

Dang Thuy Tram, Pham, Andrew X (trad.), Last night I dreamed of peace, London : Rider, 2007. Cote IAO : 603AV.08/273

Dang Thuy Tram, Les carnets retrouvés (1968-1970), Arles : Philippe Picquier, 2010. Cote IAO : 603AV.11/119

Dang Phuong Nghi, Mo, une micro-histoire du Vietnam au XXe siècle, Paris : Centre international d’études vietnamiennes, 2004. Cote IAO : 603AV.14/414LQ

Dang Van Viet, Souvenirs d’un colonel Vietminh : portrait, Paris : Indo éditions, 2006. Cote IAO : 603AV.07/185

Dao Thanh Huyen et al., Dien Bien Phu vu d’en face. Paroles de bô dôi, Paris : Nouveau Monde éditions, 2010. Cote IAO : 603AV.12/3

Devillers, Philippe, Vingt ans, et plus, avec le Viêt-Nam : souvenirs et écrits 1945-1969, Paris : Les Indes Savantes, 2010. Cote IAO : 603AV.10/22

Dinh Thi Van, I engaged in intelligence work, Hanoi : The Gioi, The many faces of Vietnam, 2006. Cote IAO : 603AV.07/88

Doan Van Toai, Le goulag vietnamien, Paris : Robert Laffont, coll. Vécu, 1979. (site Descartes LSHS, magasin 2)

Doan Van Toai (with David Chanoff), The Vietnamese gulag, New York : Simon and Schuster, 1986. Cote IAO : 603AV.13/20STO

Dong Si Nguyen (with assistance from Duy Tường and Kỳ Vân), The Trans-Trường Sơn route : (a memoir), Hanoi : The Gioi, 2005. Cote IAO : 603AV.07/91

Dong Sy Hua, De la Mélanésie au Vietnam. Itinéraire d’un colonisé devenu francophile, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 1993. Cote IAO : 603AV.03/1259

Dong Van, Souvenirs [du] Viêt Nam : témoignage, Paris : Thélès, 2010. Cote IAO : 603AV.11/141

Dong Van, Saigon, le rêve brisé, Saint-Maur-des-Fossés : Editions Jets d’Encre, 2011. Cote IAO : 603AV.11/109

Duong, Uyen Nicole, Daughters of the River Huong : a Vietnamese royal concubine and her descendants, Oakton, VA : RavensYard, 2005.

Duong Thai Thong, Évasion de l’enfer, Paris : La Pensée Universelle, 1992.

Duong Thu Huong, Roman sans titre, Paris : Éditions des Femmes, 1992. Cote IAO : 750AV.12/19BOU – Ouvrage réédité chez Sabine Wespieser, 2010 (Cote IAO : 750AV.14/190), France Loisirs, 2011 et Livre de Poche, 2013.

Duong Van Loi, L’hélicoptère de la liberté de la porte du Ciel (cong troi) à la porte de Chine. Aventure vécue d’un prisonnier politique échappé du camp de la mort, Paris : Les éditions La Bruyère, 1990. Cote IAO : 603A.08/1BOU

Duong Van Mai Elliott, The sacred willow. Four generations in the life of a Vietnamese family, New York : Oxford University Press, 1999. Cote IAO : 603AV.03/1198

Duong Van Nguyen, The tragedy of the Vietnam war: a South Vietnamese officer’s analysis, Jefferson (NC): McFarland & Company, 2008. Cote IAO : 605AV.09/94

Ho Chi Minh (sous le nom de Tran Dan Tien), L’itinéraire de Ho Chi Minh jusqu’à 1945, Hanoi : Editions The Gioi, 1995. Cote IAO : 603AV.13/107STO

Hoang, Carina, Boat People – Personal Stories From The Vietnamese Exodus 1975-1996, Carina Hoang / Người Việt, 2011. (IAO Fonds Virtual Saigon)

Huynh Ba Xuan, Oublié 23 ans dans les goulags viêt-minh 1953-1976, Paris : L’Harmattan, Lettres asiatiques, 2003. Cote IAO : 603AV.07/152.

Kien Nguyen, voir Nguyen Kien.

Kieu Lien Le Ogura, Bird of one wing. A Vietnamese woman’s story, Reston (VA): Ancient Mariners Press, 2001.

Kim Ha (Ha Pham Kim Nhung), Stormy Escape: A Vietnamese Woman’s Account of Her 1980 Flight Through Cambodia to Thailand, Jefferson (NC) : McFarland, 1997.

Kim Huynh, Where the sea takes us: a Vietnamese-Australian history, London; New York; Sydney & Auckland: Fourth Estate, 2007. Cote IAO : 603AV.09/33

Kim Thuy, Ru, Paris : Liana Levi, 2010. Le Livre de poche, 2012 (Cote IAO : 750AV.14/200)

Ky Thu, Refermer le passé douloureux. Mémoires du camp N°1 des officiers français faits prisonniers dans la guerre au Vietnam, Hanoi : Editions culturelles, 1995. Cote IAO : 600AV.03/84

Lac, Juliet, War child: a story of survival, Edinburgh & London : Mainstream Publishing, 2008. Cote IAO : 603AV.08/264

Lam Quang Thi, The twenty-five year century : a South Vietnamese general remembers the Indochina War to the fall of Saigon, College Station, TX : Texas A & M University Press ; London : Eurospan, 2001. Cote IAO : 603AV.03/1155

Lan Cao, The lotus and the storm, a novel, New York : Viking Books, Adult, 2014. Cote IAO : 750AV.15/48

Lê Cao Dai, C’était au Tây Nguyên. Journal de guerre d’un chirurgien nord-vietnamien 1965-1973, Hanoi : Editions The Gioi, 2006. (en vietnamien, 2002, cote IAO : 750V.04/475)

Le Huu Tho, Itinéraire d’un petit mandarin : juin 1940, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 1997. Cote IAO : 603AI.03/1263

Le Ly Hayslip (avec Jay Wurst), Entre le ciel et la terre, Paris : Editions du Seuil, 1993. Cote IAO : 603AV.03/1314 (édition de 2001).

Le Quang Vinh, Defy The Death Spirit (An Autobiographical Novel), The Avery Publishing Company / Xuan Thu, 1995.

Le Thi Bach Thuy, Hope for the children of war. Viet Nam 1971-1975, [Etats-Unis] : [autoédition], 2014. Cote IAO : 603AV.18/3

Lefèvre, Kim, Métisse blanche, Paris : Bernard Barrault, 1989 / La Tour d’Aigues : Editions de l’Aube, L’Aube Poche 62, 2001. Cote IAO : 603AV.03/1009

Lin Ung, Charlene, Nam Moi, a Young Girl’s Story of her Family’s Escape from Vietnam, [Etats-Unis] : [autoédition], 2015. Cote IAO : 603AV.15/265

Ly Ba Hy, Mes 4584 jours de rééducation au Viêt Nam, s.l. : [autoédition], 1994.

Mai Ling, Enfance volée. Histoire vécue, Paris : Société des Ecrivains, 2012.

Mai Thu Van, Vietnam un peuple, des voix, Paris : Pierre Horay, 1983. Cote IAO : 104AV.11/297BOU

Manh Bich, Le Viêt-Nam crucifié 1945-1975, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 2000. Cote IAO : 605AV.03/1273

Manh Dang, Freedom or Death (The Memoirs of Manh Dang), Baltimore (MD) : Noble House, 2012.

Metzner, Edward (ed.), Reeducation in postwar Vietnam: Personal postscripts to peace, Texas, Texas A&M University Press, 2001. (témoignages des Colonels Tran Van Phuc, Huynh Van Chinh et Le Nguyen Binh).

Minh Tri, Saigon à l’heure de Hanoi, 1975-1980, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 2000. Cote IAO : 200AV.02/308

Nam Phuong, Red on gold. The true story of one woman’s courage and will to survive to war-torn Vietnam, Sutherland : Albatross Book, 1991.

Ngo Dinh Quynh / Ngo Dinh Le Quyen / Ngo Dinh Nhu / Willemetz, Jacqueline, La République du Viêt-Nam et les Ngô-Đình. Suivi des mémoires posthumes de madame Ngô Đình Nhu : 16 juin 1954–2 novembre 1963, Paris : L’Harmattan, 2013. Cote IAO : 603AV.14/68

Ngo Van, Au pays de la cloche fêlée. Tribulations d’un Cochinchinois à l’époque coloniale, Montreuil : L’insomniaque, 2000. Cote IAO : 603AI.03/1032

Ngo Van, In the crossfire. Adventures of a Vietnamese revolutionary, Oakland (CA) : AK Press, 2010. Cote IAO : 603AV.10/230

Ngo Van Chieu, Journal d’un combattant Viet-Minh, Paris : Editions du Seuil, 1955. Cote IAO : 603AV.03/889

Nguyen Ai Quoc, Le procès de la colonisation française, Paris : Librairie du travail, Petite bibliothèque coloniale. 1ère série. Moeurs coloniales, s.d. [1924]. Cote IAO : 601AV.03/625

Nguyen, Bernard, Entre le Capitole et la roche tarpeienne, Paris : L’Harmattan, Graveurs de mémoires, 2007. Cote IAO : 603AV.07/126

Nguyen Cao Ky, Buddha’s child: my fight to save Vietnam, New York : St Martin, 2002. Cote IAO : 603AV.03/1148

Nguyen Cao Ky, How We Lost the Vietnam War, Cooper Square Publishers Inc., 2002. Cote IAO : 603AV.08/99

Nguyen Cong Luan, Nationalist in the Vietnam wars. Memoirs of a victim turned soldier, Bloomington : Indiana University Press, 2012. Cote IAO : 603AV.12/71

Nguyen Dinh Hoa, From the city inside the Red River. A cultural memoir of mid-century Vietnam, Jefferson (NC) : McFarland, 1999. Cote IAO : 603AV.13/156

Nguyen Huu Giao, Le livre de Giao, Paris : La Table Ronde, 2004. Cote IAO : 603AV.07/141

Nguyen Huu Le & Nguyen Thanh Khuong, Je dois vivre (Toi phai song!). Chroniques du goulag Hô-Chi-Minh, 1975-1988, Paris : Les Indes Savantes, 2014. Cote IAO : 603AV.14/204

Nguyen Kien, La nuit nous a surpris, récit, Paris : Denoël, 2001. (traduction de The unwanted : a memoir, 2001)

Nguyen Ky Nguyen, La mémoire des âmes croisées, Lyon : Editions Baudelaire, 2010. Cote IAO : 603AV.14/66

Nguyen Long, Pedro (avec Georges Walter), La montagne des parfums. Une saga indochinoise, Paris : Robert Laffont, Collection Vécu, 1996. Cote IAO : 750AV.03/367

Nguyen Manh Tuong, Un excommunié. Hanoi 1954-1991: procès d’un intellectuel, Paris : Editions Quê Me, 1992. Cote IAO : 200AV.03/432

Nguyen Nhu Kim, Ma guerre du Viêt Nam de 40 ans, [autoédition], 2017. Cote IAO : 603AV.18/51

Nguyen Phuc Ky, Itinéraire d’un gardien de buffles, Brest : [autoédition], 2012.

Nguyen Quy Duc, Where the Ashes Are. The Odyssey of a Vietnamese Family, Reading, Mass. : Addison-Wesley Pub. Co., 1994 (reprint Bison Books, 2009).

Nguyen Thi Dinh, No other road to take: memoir, Ithaca (NY) : Cornell University, 1976.

Nguyen Thi Lung (with Peter Huchthausen), Echoes of the Mekong, Baltimore : Nautical & Aviation Pub. Co. of America, 1996. En version audiobook : [Ashland, Or.] : Blackstone Audio, 2006.

Nguyen Thi Thu Lam (with Edith Kreisler and Sandra Christenson), Fallen leaves. Memoirs of a Vietnamese woman from 1940 to 1975, New Haven (CT) : Yale Center fo International and Area Studies, Lac Viet Series, no. 11, 1989.

Nguyen Thi Tuyet Mai, The rubber tree. Memoir of a Vietnamese woman who was an anti-french guerrilla, a publisher and a peace activist, Jefferson (NC) : McFarland, 1994.

Nguyen Tien Lang, Les Vietnamiens 1. Les chemins de la révolte, roman, Paris : Amiot-Dumont, 1953. Cote IAO : 750AV.07/96BOU

Nguyen Trieu Dan, A Vietnamese Family Chronicle. Twelve Generations on the Banks of the Hat River, Jefferson (NC) : McFarland, 2011 (réédition). Cote IAO : 603AV.13/6STO (édition de 1991).

Nguyen Van Thanh, Saigon-Marseille aller simple. Un fils de mandarin dans les camps de travailleurs en France, Elytis, Grands voyageurs, 2012. Cote IAO : 603AV.13/107

Nha Ca, Mourning Headband for Hue. An account of the battle for Hue, Vietnam 1968, Bloomington : Indiana University Press, 2014. (Translated with an Introduction by Olga Dror). Cote IAO : 603AV.14/228

Oanh Ngo Usadi, Of Monkey Bridges and Bánh Mì Sandwiches: from Sài Gòn to Texas, O&O Press, 2018.

Pham, Andrew X., Catfish and mandala. A two-wheeled voyage through the landscape and memory of Vietnam, New York : Farrar, Strauss and Giroux, 1999.

Pham, Andrew X., The eaves of heaven. A life in three wars, New York: Three Rivers Press, 2008.

Pham, David Lan, Two Hamlets in Nam Bo. Memoirs of life in Vietnam throught Japanese occupation, the French and American wars and communist rule, 1940-1986, Jefferson (NC) : McFarland, 2008, 2e éd. Cote IAO : 603AV.08/268

Pham Quang X., A sense of duty : our journey from Vietnam to America, New York : Presidio Press Trade Paperbacks, 2010. Cote IAO : 603AV.11/76.

Pham Thanh Tâm, Carnet de guerre d’un jeune Viêt Minh à Dien Bien Phu, Paris : Armand Colin, coll. Le fait guerrier, 2011. Cote IAO : 603AV.11/94

Pham Vân Hai, Les tribulations d’une famille vietnamienne au XXe siècle, Paris, L’Harmattan, 2017. Cote IAO : 603AV.18/55

Phan Chau Trinh, Vinh Sinh (trad.), Phan Châu Trinh and his political writings, Ithaca (NY) : Southeast Asia Program, Cornell University, Studies on Southeast Asia, 49, 2009. Cote IAO : 205AV.10/134

Phan Boi Chau, Boudarel Georges (trad.), Mémoires de Phan Boi Chau, Paris : Association pour une meilleure connaissance de l’Asie, “Extrait de France-Asie/Asia, no. 194-195, 1969. Cote IAO : 603AV.11/181BOU

Phan Boi Chau, Vinh Sinh & Wickenden, Nicholas (trad.), Overturned Chariot. The Autobiography of Phan-Boi-Chau, Hawaii: University of Hawai’i Press, SHAPS Library of Translations, 1999. Cote IAO : 603AV.15/117

Phan Minh Hien & Nguyen Van Huy, Loques de vie, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 2000. Cote IAO : 603AV.07/142

Phan Van Truong, Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur l’Indochine, Montreuil : L’insomniaque, 2003. Cote IAO : 605AV.08/55

Quynh Dao, Tales from a Mountain City. A Vietnam war memoir, Fyshwick : Odyssey Books, 2010. Cote IAO : 603AV.11/74

Sarrazin, Xuan Trang, Xuan Trang, Paris : Éditions des Écrivains, 2001.

Scaggion, Guy, Pham Van Kiem, l’évadé des annexes, Bordeaux : Les dossiers d’Aquitaine, coll. Mémoires de France, 2002.

Tham Huy Vu, A Dangerous Journey from Vietnam to America, [Etats-Unis] : Xây Dựng Publishing House, 2013.

Thanh Nguyen, My Story, S.l. : Booksurge Llc, 2005.

Thich Thien Minh (Ven.), Memoirs of 26 Years in Exile in Communist Viet Nam, [Charleston, SC], Vietnam Today, 2015. Cote IAO : 603AV.15/266

Thieu Van Muu, Un enfant loin de son pays, Vénissieux : [autoédition], 2003.

Tran Cong Tan / Vu Cao / Vo Huy Tam et al., Les premiers jours de notre combat. (Récits de la Résistance vietnamienne), Hanoi : Editions en Langues Etrangères, 1962. Cote IAO : 603AV.08/492BOU

Tran Dan Tien [Ho Chi Minh], L’itinéraire de Ho Chi Minh jusqu’en 1945, Hanoi, Editions Thê Gioi, 1995. Cote IAO : 603AV.13/107STO

Tran, P.V. , Prisonnier politique au Viêt-Nam, 1975-1979, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 1990. Cote IAO : 200AV.03/1281

Trando, Robert C. [Tran Do Cung], Letters of a Vietnamese émigré, [Etats-Unis] : Xlibris, 2010. Cote IAO : 600AV.03/168

Tran Nguyet Anh (avec  Alain Gagnieux), Clair de lune, d’un ciel à l’autre. Itinéraire d’une Vietnamienne au gré de l’histoire, Paris : L’Harmattan, Graveurs de mémoire, 2013. Cote IAO : 600AV.03/125

Tran Nhu Dinh & Truong Thi Truong Nga, The Last Boat Out. Memoirs of a Triumphant Vietnamese-American Family, Leander (TX) : GASLight Publishing LLC, 2006.

Tran Thi Hao, La jeune fille et la guerre, roman, Paris : L’Harmattan, Lettres asiatiques, 2007.

Tran Thi Hao, La dernière impératrice d’Annam : Nam Phuong la sacrifiée. Récit romancé de la première reine vietnamienne, Paris : L’Harmattan, 2014. Cote IAO : 603AV.15/124

Tran Van Don, Our endless war : inside Vietnam, San Rafael (CA) ; London : Presidio Press, 1978. Cote IAO : 603AV.11/44BOU

Tran Van Don, Les guerres du Vietnam. Un quart de siècle au Vietnam du Sud, Paris : Vertiges Publications, 1985. (traduction française du précédent)

Tran Van Tung, Rêves d’un campagnard annamite, Paris : Mercure de France, 1940. Cote IAO : 600AV.03/484

Trinh Dinh Khai, Décolonisation du Viêt Nam. Un avocat témoigne Me Trinh Dinh Thao, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 1994. Cote IAO : 603AV.03/1260

Trinh Quang Do, Saigon to San Diego : memoir of a boy who escaped from communist Vietnam, Jefferson (NC) : McFarland, 2004. Cote IAO : 603AV.06/125

Trong, Lucien, Enfer rouge, mon amour, Paris : Editions du Seuil, 1980. Cote IAO : 603AV.11/310BOU

Truong, Huguette, Adieu Vietnam mon amour, Paris : La Pensée Universelle, 1975. Cote IAO : 603AV.08/105BOU

Truong, Marcelino, Une si jolie petite guerre. Saigon 1961-1963, Paris : Denoël, Denoël Graphic, 2012. Cote IAO : 603AV.13/105

Truong Nhu Tang (avec David Chanoff et Doan Van Toai), Mémoires d’un Vietcong, Paris : Flammarion, 1985. Cote IAO : 603AV.11/8BOU

Tu Tri, Jean, L’ombre du passé, Paris : L’Harmattan, Lettres asiatiques, 2010.

Vân Hai Pham, voir Pham Vân Hai

Viet Tran, Vietnam: J’ai choisi l’exil, Paris : Editions du Seuil, L’Histoire immédiate, 1979. Cote IAO : 603AV.11/304BOU

Vo Nguyen Giap (Général), Des journées inoubliables, Hanoi : Editions The Gioi, 1999, 3e éd. Cote IAO : 603AV.03/935BOU (édition de 1975).

Vo Nguyen Giap (Général), Le haut-commandement et le printemps de la victoire. Mémoires rédigés par Pham Chi Nhan, Hanoi : Editions The Gioi, 2008.

Vo Nguyen Giap (avec la participation de Huu Mai), Mémoires, Fontenay-sous-bois : Anako éditions, 3 tomes, 2003-2004.

Vuong Duy Binh, Loin des yeux de ma mère, Paris : First éditions, 2014. Cote IAO : 603AV.14/40

Xuan Phuong (avec Danièle Mazingarbe), Ao Dai. Du couvent des Oiseaux à la jungle du Viêt-minh, Paris : Plon, 2001. Cote IAO : 603AV.04/219

Yung Krall, A thousand tears falling: the true story of a Vietnamese family torn apart by war, communism, and the CIA, Atlanta (Ga.) : Longstreet Press, 1995. (IAO Fonds Virtual Saigon)

* * *

Étudiants du Master ASIOC (Asie Orientale Contemporaine) :
Infos pratiques

  • Pour rechercher un ouvrage sur le Portail Diderot (Bibliothèque Diderot de Lyon).