Archives par mot-clé : lettre

Lê Hữu Khóa : Cùng chia sẻ nỗi đau với Nice – 14 tháng 7 năm 2016

[ndlr] Lettre en vietnamien du professeur Lê Hữu Khóa publiée à la suite du carnage de Nice.

Cùng chia sẻ nỗi đau với Nice

14/07/2016

Chère Khả An, chère Khả Anh, hai con thương yêu của bố,

Quốc Khánh Pháp năm nay 2016, trước giờ pháo hoa, thành phố thân yêu của chúng ta: Nice, đã bị khủng bố, bao người vô tội, bao sinh linh đã thiệt mạng. Bạo động cực đoan, bạo hành quá kích đã lộ rõ khuôn mặt u minh của chúng qua hành động sát nhân thấp tồi nhất, cho nên chúng ta phải tố cáo cái vô nhân của nó, cho dù nó được thúc đẩy bởi bất cứ một động cơ ý thức hệ nào.

Trong giáo dục của Việt tộc, chúng ta dựa vào lòng từ bi của phật giáo, lòng rộng lượng của khổng giáo, lòng vi tha của lão giáo, mà không quên đạo thờ tổ tiên của ta lấy sự ân cần của nhân tính ra làm cách đối nhân xử thế với đời, để cuộc sống được hay, đẹp, tốt, lành hơn. Nhân cách giáo lý Việt tộc luôn tôn trọng không những tính mạng của tha nhân, mà khuyên ta phải tôn trọng cả nhân sinh quan, thế giới quan của đồng loại, đây vừa là lẻ sống của mỗi các nhân, vừa là nội công và bản lỉnh của một tập thể, nơi mà nhân sinh biết tôn trọng nhân trí: sức thông minh của nhân loại làm ra bao sáng tạo để cuộc sống ngày càng cao, sâu, rộng, lớn ra hơn. Trong giáo dục gia đình mình, cha con ta chỉ bảo nhau không bao giờ nuôi hận thù với bất cứ ai, không nuôi oán cừu với bất cứ tập thể nào, cộng đồng nào, văn hóa nào, xã hội nào, đất nước nào… sống ung dung giữa đời mà không coi ai là tử thù, sống khoan thai kiếp người mà không coi ai là «không đội trời chung», sống thong dong trong cuộc sống mà không có địch thủ phải hạ, không có đối thủ phải diệt, không có đối phương phải thắng. Đây là nhân tính giúp nhân sinh « dễ thở », nhân tri giúp nhân tình « dễ sống », nhân đạo giúp nhân thế « dễ yên », chúng ta chắc chắn không sai đường, lạc hướng trong cách giáo dục này; mà khoa học xã hội và nhân văn đã đặt tên thật hay cho nó là: sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta chia sẻ sâu sắc nỗi đau của Nice, từ khi Nice bị khủng bố. Tại nơi này, gia đình mình đã chọn làm quê hương thứ hai, trong địa lý kỳ diệu, khí hậu tuyệt vời, nhất là cái ánh sáng dầy, rực tạo ra niềm vui, chất sống hằng ngày cho Nice ; chúng ta xem quê hương Nice gần gủi vô cùng, gần như đạo lý Việt tộc dặn dò ta: « đổi họ hàng xa, lấy láng giêng gần ». Một người như bố, trong các công vụ đại học, sau bao nhiêu năm đi qua bao lục địa khác nhau, bố luôn ngạc nhiên về vẻ đẹp dầy đặc tính, đủ đặc thù, rõ đặc điểm, sáng đặc sắc trong chất sống của Nice. Và từ năm 1980 bố không bao giờ rời Nice, bây giờ các con đã thành thế hệ thứ hai tại đây, mỗi ngày cùng các bạn pháp tại Nice, xây dựng một vũ trụ sống an hòa, hằng ngày sống trong vui-sống. Cũng tại Nice này, các con sinh ra, lớn lên, học hành, chúng ta có một cái nợ với đất Pháp đã tiếp đón mình, nợ muôn chiều, nợ muôn phần với Nice đã bao bọc và dâng hiến bao điều hay, đẹp, tốt, lành cho gia đình mình. Đúng vậy các con à! Tại Nice này chúng ta đã có những người bạn tràn chung thủy, những xóm giềng đầy tin tưởng, những chuyên gia y khoa tận tâm đã chăm sóc đầy đủ các con với tất cả lương tâm nghề nghiệp của họ. Cũng nơi này, tình người đoàn kết với nhau trước các thử thách trong cuộc sống đã giúp gia đình ta có đủ lực tương trợ để vượt qua bao thăng trầm trong kiếp làm người. Các con ơi, bố muốn nói rõ một chuyện là khi xây dựng tương lai cho các con : thành đạt trong học hành-thành công trong nghề nghiệp-thành quả trong kinh tế-thành tựu trong xã hội, các con đừng quên ơn nặng, nghĩa sâu này với Nice, với nước Pháp, nơi mà ông cố đã chọn năm 1940, ông nội đã tới năm 1965, và bây giờ chúng ta dứt khoát chọn Nice để an cư, kể từ khi các con ra đời, tức là từ đầu thế kỷ mới này. Việt tộc dặn dò mình là: «một duyên, hai nợ, ba tình », chúng ta không sợ nợ (đời) các con à, vì người biết mang nợ (nghĩa) là người biết mang đạo lý của nhân tri để làm ra giáo lý cho nhân phẩm, lấy nhân tính nuôi nhân sinh để nhân loại có lối ra, nhân tình có lối thoát, để đi về hướng hay, đẹp, tốt, lành. Vì vậy, chúng ta biết là chuyện «trong ấm, ngoài êm» tại Nice và tất cả các nơi trên quả địa cầu này luôn: xa lạ, xa lánh, xa rời, xa cách với các bạo động cực đoan, các bạo hành quá khích, các hành động sát nhân.

Những lời cuối của lá thư này gởi tới các con, bố muốn trở lại cái cấu trúc của nhân lý làm nên nhân trí, chế tác ra cái thông minh để làm gốc, rể, cội, nguồn của bao sáng tạo giúp nhân tính luôn được thăng hoa, bố biết chắc là những kẻ có các bạo động cực đoan, các bạo hành quá khích, các hành động sát nhân đã thất bại ngay trong kiếp làm người của họ. Vì họ không biết là Nice nơi hội tụ bao tinh hoa cúa nhân tri, tại đây triết gia Nietzsche đã dừng chân để củng cố hệ tư tưởng, bồi đắp lại các lý luận của ông. Cũng tại Nice này hai thiên tài của nghệ thuật tạo hình: Matisse et Picasso đã hoàn hảo nghệ thuật, đã hoàn thiện lập luận mỷ thuật của họ, chúng ta cũng không quên Chagall, cùng với bao văn nghệ sĩ, trí thức khác, cũng lưu vong, xa quê cha đất tổ, rồi được Nice đón nhận, giáo dưởng như chúng ta hiện nay. Chúng ta đâu quên văn sĩ thân thương Le Clézio luôn tâm sự là số phận của mỗi người nằm trong tự do của người đó, từ Nice ông nhìn nhân sinh thật mềm dẻo, mọi giáo điều đều làm ngột thở nhân tri. Nice cũng là nơi chốn sinh thành ra nguyên bộ trưởng Bộ Xã Hội: bà Simone Veil, người phụ nử thông minh sâu sắc, đủ «cứng vía» để bảo vệ quyền phụ nử qua công pháp của cộng hòa. Những ngày này, bố đang xa Nice, bố đang ở Mỹ, từ đông (Florida) với Khả Anh, qua tây (California) với đồng bào, đồng nghiệp, nhưng bố đau nổi đau của Nice, bố muốn chia sẻ đầy đủ nỗi khổ, niềm đau với bè bạn, xóm giềng Nice của mình; nhưng bố quyết giữ sáng suốt và tỉnh táo để tin, để sống và để tiếp tục tham gia vào các việc bồi đắp thêm vào cái đẹp của Nice, vung trồng thêm vào lòng người rất lành tại Nice.

Lê Hữu Khóa

Image “à la une” : Hình ảnh đẹp về Việt Nam. Người phụ nữ thắp nhang và khấn vái tại TP.HCM (Ảnh: Jane Sweeney / Getty Images).

Le Huu Khoa : Notre souffrance avec Nice – 14 juillet 2016

[ndlr] Lettre ouverte du Professeur Le Huu Khoa adressée à ses enfants à la suite du carnage de Nice. Mise en ligne avec son aimable autorisation.

Notre souffrance avec Nice

14/07/2016

Chère Khả An, chère Khả Anh, mes chers enfants,

La fête nationale de cette année 2016, à l’heure des feux d’artifice, notre ville bien-aimée : Nice, a été frappée par un attentat où le visage du fanatisme, de l’intégrisme et de l’obscurantisme se montre en plein jour avec sa terreur qui se dévoile de la façon la plus lâche ; ainsi nous savons pourquoi nous dénonçons son inhumanité, quelque soit la motivation idéologique.

Dans notre éducation vietnamienne qui se fonde sur la compassion bouddhiste, la tolérance confucianiste, l’indulgence taoïste, sans oublier notre culte vietnamien des ancêtres à la sollicitude envers d’autrui, nous respectons autrui non seulement dans son existence humaine mais aussi dans sa conception de la vie et dans sa vision du monde ; de là nous ne sommes jamais des êtres haineux, rancuniers et menaçants la vie de l’autre comme les individus du fanatisme, de l’intégrisme et l’obscurantisme. Nous respirons l’air et vivons à l’aise avec les autres ; vivre au cœur de la vie sans ennemi à abattre, sans adversaire à éliminer, sans opposant à supprimer et sans protagoniste à gagner car nous marchons sur la même terre et portons aussi le même ciel avec les autres dans cette vie. Notre éducation résulte non seulement d’un comportement culturel mais aussi d’une confiance éthique envers autrui ; elle est non seulement une attitude individuelle envers la vie humaine mais aussi une aptitude collective où l’intelligence humaine d’une personne se construit sur l’intelligence vivante de l’autre, que les sciences humaines n’hésitent pas à qualifier d’intelligence du respect mutuel.

Combien nous souffrons avec Nice depuis cet attentat, ce lieu où notre famille a choisi de s’installer, avec sa géographie géniale, son climat merveilleux, sans oublier sa lumière unique, incroyablement dense, qui éclaire la joie de vivre des Niçois, que nous considérons comme les plus près, même plus près que nos compatriotes d’origine vietnamienne, ceci est clairement conceptualisé par un proverbe vietnamisant : « troquer la parenté lointaine pour obtenir la proximité du voisinage ». Pour une personne comme moi qui voyage à travers les continents, je suis toujours impressionné par la beauté de Nice, depuis 1980 je ne la quitte plus, et maintenant vous êtes déjà la deuxième génération avec tant d’amis niçois construisant harmonieusement votre univers social. C’est aussi ici : vous y êtes nées, y avez grandi et y avez été scolarisées, notre famille a une dette envers la France qui nous accueille, nous avons de multiples dettes envers Nice qui nous offre chaque jour des bonheurs si simples mais si forts dans notre existence paisible.

Oui ! C’est bien ici à Nice que nous avons des amis parmi les plus fidèles, les voisins parmi les plus fiables, les professionnels médicaux les plus consciencieux qui prennent soin de vous depuis vos naissances, le tout dans des relations de la solidarité cimentées concrètement chaque jour par l’entraide. Mes chers enfants, je voudrais dire une chose très concrète : il est de notre devoir d’honorer nos dettes envers la France, envers Nice ; ainsi dans la matrice positive de vos vies : réussite scolaire-succès professionnel-ascension économique-promotion sociale, n’oubliez jamais ces dettes. Car dans notre culture vietnamienne, la dette est une éthique valorisante qui sait se transformer en faveur morale pour que les êtres humains puissent vivre ensemble dans l’affinité, c’est-à-dire le même monde, ce vivre-ensemble si cher pour que notre humanité ait un avenir vivable, où le bien-être de chacun va avec la paix dans ce monde, et qui ne va jamais de pair avec le fanatisme, l’intégrisme et l’obscurantisme.

Enfin, les derniers mots de cette lettre vont revenir encore une fois sur la construction de l’intelligence humaine dont je suis persuadé, tout ce que les individus venant du fanatisme, de l’intégrisme et de l’obscurantisme ont totalement raté dans leur vie humaine. Oui ! C’est à Nice que l’enfant génial de la philosophie Nietzsche s’arrête pour ressourcer son intelligence argumentative. Oui ! C’est à Nice et sa région que les deux grands génies de la peinture : Matisse et Picasso ont fait évoluer à la fois leurs arts et leurs arguments esthétiques, sans oublier Chagall -exilé comme nous, si loin de notre terre ancestrale- avec bien d’autres artistes, intellectuels qui se sentent toujours protégés par Nice et ses Niçois.  Nous n’oublions pas notre cher écrivain niçois Le Clézio qui nous a confié un jour que notre destin est dans notre liberté,  il conçoit ainsi la vie dans sa meilleure souplesse, toute rigidité étouffera notre existence. Oui ! C’est à Nice, le pays natal de Simone Veil, dame de l’intelligence moderne qui a su protéger les conditions féminines concrètement par la loi de la République. Ces jours d’été 2016, je suis entre l’Est (Floride) et l’Ouest (Californie) des États-Unis, combien j’en souffre avec Nice et mes amis niçois, mais je garde ma lucidité, je conserve ma sérénité pour que vous et moi, nous continuons à croire, à vivre et à participer à la beauté de Nice et au génie des Niçois.

Le Huu Khoa, 14 juillet 2016.

Le Huu Khoa est professeur d’anthropologie, de sociologie et directeur du Master Asie Pacifique de l’Université Charles-de-Gaulle – Lille 3. Il est également président-fondateur du GRISEA (Groupe de recherche sur l’immigration du sud-est asiatique) et expert à l’Unesco.

Image “à la une” : Marc Chagall, Projet pour le rideau de scène de L’Oiseau de feu de Stravinski, 1945. Gouache, encre de Chine, pastel, crayons de couleur et collages de papier doré sur papier contrecollé sur carton. Collection particulière © ADAGP, Paris 2015 − CHAGALL

Tâm thư của Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đạm Phong

[ndlr] La lettre de remerciements de Nguyễn Thanh Tú, l’un des fils du journaliste Đạm Phong assassiné en 1982, adressée aux chroniqueurs du site Tin Paris, dans laquelle se trouve un message aux assassins de son père pour que, du repentir, surgisse la vérité.

Kính thưa quí bác, cô chú.

Đầu tiên, thay mặt gia đình, cháu cám ơn cộng đồng, các tổ chức đã để tâm tới chuyện 5 ký giả bị giết, trong đó có cha của cháu là ký giả đạm Phong. Sự kiện xảy ra cách đây 30 nãm, tưởng đâu chìm trong quyên lãng và mãi mãi quên lãng theo thời gian. Nay nhờ đài truyền hình PBS, ký giả Thompson và Rowley và Frontline đã bỏ ra 2 nãm để đưa ra ánh sáng công lý thủ phạm và chủ mưu, niềm hy vọng bừng lên sau màn đêm u tịch suốt hơn 30 năm.

Cháu cảm kích tấm lòng và cam đảm của các chú Nguyễn Thiếu Nhẫn, Trương Minh Hòa, Hứa Vạng Thọ, Kiêm Ái, Đặng Vãn Âu… đã hết lòng giúp cho nạn nhân, tố cáo tổ chức tội phạm nằm trong cộng đồng quá lâu.

Cái chết tức tưởi của ba cháu và những ký giả khác là vết hằn đau khổ khó hàn gắng đối với gia đình, thân nhân và những người còn sống. Chẳng những làm thiệt hại vật chất, nhưng vết thương tâm lý đã vầy vò nạn nhân hàng bao nhiêu nãm qua, trong khi thủ phạm và kẻ chủ mưu vẫn chưa trả lời trước công lý. Ngày nào vụ án giết người chưa biết thủ phạm là ngày ấy gia đình cháu cũng như những gia đình khác chưa an bình tâm hồn.

Cháu biết là bất cứ ai cũng có lương tri, tánh thiện trong mỗi con người, dù kẻ ác cũng có lúc hồi tâm, cải hối. Những người giết cha cháu và các ký giả khác nên thông cảm cho nổi rai rức triền miên của gia đình nạn nhân và chắc là những người ấy có lúc sai lầm vì nghe theo một tổ chức, gây ra tội ác. Nếu đặt trường hợp như gia đình cháu, thì những kẻ giết người mà không do thù hận phải đau khổ như thế nào? Cháu nghĩ là những người giết cha cháu và các ký giả khác cũng có cảm xúc về tội ác, biết được nổi đau khổ của gia đình nạn nhân. Tuy nhiên có thể vì áp lực hay lý do nào đó mà họ không nói sự thật. Những kẻ giết ba cháu và các ký giả khác chắc cũng có lúc hối cải, nếu không làm cái gì để xoa dịu nổi đau khổ của người khác, lương tâm không an nghỉ, họ sẽ mang theo sau khi lìa đời.

WeWantJustAnAnswer_NguyenThanhTu

Cháu biết những người giết cha cháu và các ký giả khác chỉ là kẻ thi hành mệnh lệnh của tổ chức, được xác nhận qua một vài nhân vật quan trọng, nhiều người biết trong chương trình Frontline và một số youtube. Thủ phạm thừa hành không bị trọng hình nếu biết hối cải, khai báo cho các cơ quan cảnh sát, FBI, chắc chắn là luật pháp có nguyên tắc bảo vệ nhân chứng như các trường hợp những vụ án bí ẩn, khó tìm ra, chỉ có người bên trong khai báo và được hưởng quyền miễn tố. Cháu nghĩ là những người thừa hành giết cha cháu và các ký giả chỉ làm theo lệnh, chánh phạm chính là tổ chức gây ra cảnh kinh hoàng cho cộng đồng từ hơn 30 nãm qua. Cháu đề nghị những ai giết cha cháu và các ký giả khác hãy khai báo với các cơ quan cảnh sát, FBI, là tự cứu mình trước tiên, sau đó là xoa dịu đau khổ cho nạn nhân. Những người gây ra tội ác do thi hành lệnh của một tổ chức nên đặt nghi vấn về tính lương thiện của những lãnh đạo, họ có thể đã khai báo tất cả và chờ ngày bị FBI mở lại hồ sơ, nếu không khai báo sớm, khi nội vụ công khai là những kẻ liên hệ khó tránh được hình phạt của luật pháp. Theo sự nhận xét thì khi truyền hình đưa ra những vụ án bí mật, thường là truyền thông đã có chứng cứ. Cộng đồng và gia đình nạn nhân mở rộng vòng tay khoan dung cho những ai hối cải, đó là con đường tốt nhất và an toàn cho những người thừa hành lệnh giết người.

Cháu khẩn khoản kêu gọi quí vị luật sư hãy giúp cháu và những nạn nhân khác, quí vị là ân nhân của gia đình nạn nhân và cộng đồng. Cháu tin là với tấm lòng vì công lý, quí vị luật sư có lương tri sẽ là động lực thúc đẩy FBI mở lại hồ sơ cold cases và vong linh ba cháu cũng như những người khác ngậm ngùi nơi chín suối.

Chân thành cám ơn cộng đồng, những nhà báo dũng cảm và tinparis.

Nguyễn Thanh Tú.
25.12.2015

Source : Tin Paris, 25/12/2015.

  • A lire également sur le blog Ba Sàm News (lettre suivie d’un message de Phạm Hoàng Tùng prêt à témoigner contre le Front, son ancienne organisation.

 

Nguyễn Thái Học : Lettre aux députés français [1930]

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Messieurs les députés,

En équité : le droit de tout citoyen est de vouloir sa patrie libre. En humanité : le devoir de tout individu est de secourir son frère malheureux.

Que vois-je ? Depuis plus de soixante ans ma patrie est asservie par vous, Français. Mes frères souffrent sous votre domination, ma race est menacée dans son existence. J’ai donc le droit et le devoir de défendre mon pays et mes frères.

J’avais d’abord pensé atteindre ce but en collaborant avec vous. Mes échecs répétés m’ont conduit à comprendre que les Français ne désiraient pas sincèrement cette collaboration et qu’il me serait impossible de servir mes compatriotes aussi longtemps que vous serez les maîtres de mon pays.

J’ai alors, en 1927, organisé le parti nationaliste annamite [VNQDĐ] dont l’action devait tendre :

  • 1° à chasser les Français du territoire ;
  • 2° à former un gouvernement républicain annamite sincèrement démocrate.

Je me rends personnellement responsable de tous les événements politiques survenus dans mon pays depuis cette date et organisés par moi. Je suis le seul et vrai coupable, ma mort doit donc suffire. Je demande grâce pour les autres.

Ceci dit, je tiens à vous déclarer que si les Français veulent désormais occuper l’Indochine en toute tranquillité, sans être gênés par aucun mouvement révolutionnaire, ils doivent :

  • 1° abandonner toute méthode brutale et inhumaine ;
  • 2° se comporter en amis des Annamites, non plus en maîtres cruels ;
  • 3° s’efforcer d’atténuer les misères morales et matérielles en restituant aux Annamites les droits élémentaires de l’individu : liberté de voyage, liberté d’instruction, liberté d’association, liberté de la presse ;
  • 4° ne plus favoriser la concussion des fonctionnaires ni leurs mauvaises mœurs ;
  • 5° donner l’instruction au peuple, développer le commerce et l’industrie indigène…

Veuillez agréer, Messieurs les députés, l’expression de mes sentiments de respect.

Votre ennemi, le révolutionnaire,

THAI HOC.

Document cité par : Louis ROUBAUD, Viet-Nam la tragédie indo-chinoise, Paris, Librairie Valois, 1931, pp. 147-148.

NguyenThaiHoc_Lettre [pdf]