Archives par mot-clé : historien

SỬ GIA NGUYỄN THẾ ANH (1936-2023): TINH HOA GỬI LẠI – Hommage de Việt Anh depuis Hanoi

SỬ GIA NGUYỄN THẾ ANH (1936-2023): TINH HOA GỬI LẠI

Việt Anh

Có một người Việt từng tự cảm thấy không thuộc riêng về một xứ sở nào. Song, một trong ước nguyện của ông, nếu một ngày trở lại quê cha đất mẹ Việt Nam, nơi đầu tiên phi cơ đáp xuống sẽ là Phú Bài – đất Huế, người tri kỷ sẽ đợi ông ở đó.

Ông là Nguyễn Thế Anh (1936-2023), sử gia về Việt Nam và châu Á, người đã gầy dựng một sử nghiệp mẫu mực trong nền học thuật Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Pháp.


Le Professeur Nguyên Thê Anh en décembre 2022 © Photo Viêt Anh

            Nguyễn Thế Anh là một người Việt gốc Bắc, năm 1936 được chào đời ở Lào; phiêu dạt ở Thái Lan; tuổi thơ từng nếm trải thế nào là Việt Minh, thuộc địa. Từng học thêu-may, từng muốn theo sở thích hóa học hơn là sử học. Học trường Pháp ở Lào và Sài Gòn. Học Latin và Pháp ngữ trong trường, học Anh ngữ trong đời.

Từng trải Tết Mậu Thân 1968, tận tai nghe tiếng loa kêu mình ra trình diện; đích thân đi nhận diện xác người…

Từng trải Tháng Tư 1975, chỉ với bộ quần áo trên người, ông đưa gia đình thêm lần xuất ngoại. Tủ sách cá nhân gom góp trong hai thập niên hoạt động học thuật tan tác. Phận tha hương. Ở Mỹ vài tháng, ông quyết chọn Pháp định cư.

Nguyễn Thế Anh chưa từng có ý định viết hồi ký. Là một người trực tính, không ngại trực ngôn, ông không muốn phô với công chúng về đời mình chỉ vì lẽ “không thiết, không để làm gì”. Dù vậy, đáp lại những mối giao hảo  thâm tình hoặc những câu hỏi tò mò đầy tính sử, đôi khi ông mở lòng nhớ lại những đoạn đời không ngớt biến thiên :

“Thời niên thiếu của tôi rất ngắn ngủi: năm 1945 tôi mới học xong lớp ba thì chiến tranh Đông Dương bùng nổ, phải tản cư qua Thái Lan sống gần 3 năm thất học, rồi trở lại Vientiane thì chỉ còn học trường Tây. Do đó, tôi đã chỉ đọc các văn sĩ thời tiền chiến, qua các sách ông cụ thân sinh mua cất trong tủ. Về sau, khi đã thành nhà giáo đại học, quen nhiều nhà văn nổi danh, thế mà không thiết đọc tác phẩm của họ, vì không cảm thấy hợp với cách hành văn của họ. Còn về nhạc thì tất nhiên thích nhạc tiền chiến và những nhạc sĩ như ban hợp ca Thăng Long hay Phạm Duy mà tôi tập đánh đàn mandoline với các bản nhạc của họ. Song thổi sáo thì toàn là nhạc cổ điển Tây phương, trừ một vài bài như “Tiếng sáo Thiên Thai” và những bản nhạc của Trịnh Công Sơn.”

“Việc tôi đến Huế có nguồn cơn từ cuộc gặp riêng với Giáo sư Cao Văn Luận khi ông sang Pháp năm 1963 và đề nghị tôi về Viện Đại học Huế làm giáo sư thỉnh giảng về sử. Tôi được bổ nhiệm tại Văn khoa thuộc Viện Đại học Huế đúng vào lúc ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, và tình trạng rối loạn nghiêm trọng sau cuộc đảo chính khiến tôi không thể lập tức trở về Việt Nam. Chỉ đến năm 1964 tôi mới đến Huế, nơi tôi bắt đầu công việc giảng dạy của mình trong bàu không khí chính trị rối ren do nhiều người bên Phật giáo gây nên. Những rắc rối này cũng là nguyên nhân khiến vị trí Viện trưởng Viện Đại học của Giáo sư Cao Văn Luận (1908-1986) bị thay thế bởi Giáo sư Bùi Tường Huân (1924-1988), người ngả theo dòng Phật tử. Một năm sau, năm 1966, Giáo sư Bùi Tường Huân ở vị thế Tổng trưởng, bổ nhiệm tôi làm Viện trưởng Viện Đại học Huế. Đó là chức trách đánh dấu một giai đoạn khó khăn nhất trong đời tôi, khi tôi phải nỗ lực để giữ cho môi trường đại học tránh xa các toan tính chính trị, và để bảo lưu quyền tự trị giáo dục đại học. Rồi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra: cộng quân chiếm đóng Huế, cùng với những thủ đoạn của một số giáo sư và sinh viên đã để lại cho Viện Đại học những tổn thất trầm trọng mà tôi phải khắc phục trước khi từ chức và được phép thuyên chuyển về Viện Đại học Sài Gòn – ở Đại học Văn khoa, rồi gầy dựng và mở mang Ban Sử học. Tháng 4 năm 1975, tôi cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam 4 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.

Ký ức sâu đậm về những năm tháng rùng rùng biến động ở miền Nam cho tôi cảm giác rằng: đời sống đại học nói chung không bị các chính phủ kế tiếp nhau gây trở ngại, và các giáo sư đại học khá tự do trong các hoạt động của mình. Đương nhiên có những vị được biết đến nhiều hơn so với đồng nghiệp, nhưng xem tổng thể thì các ấn phẩm và công việc giảng dạy của giới giáo sư đại học được chú trọng nhiều hơn so với việc họ dự vào chính trị. Tiêu biểu hàng đầu là trường hợp Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (1929-2017): ông từng là Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, song tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất qua các ấn phẩm về thực vật học miền Nam.

Về phía người học, tùy thuộc vào các môn học, sinh viên đọc nhiều sách bằng ngôn ngữ này hơn ngôn ngữ khác. Song, họ ngày càng thích sử dụng sách tiếng Việt hơn vì vốn hiểu biết về ngoại ngữ của họ còn bị hạn chế. Với các giáo sư thì thói quen bắt nguồn xuất thân của họ: thế hệ lớn tuổi quen thuộc hơn với tiếng Pháp, lứa trẻ hơn gần với tiếng Anh. Nhưng họ giảng dạy bằng tiếng Việt mặc dù thời trước, tiếng Pháp hay tiếng Anh được phép dạy cho các môn ngoài văn chương với điều kiện giáo viên là người nước ngoài. Dù sao, các giáo sư  đại học phải xuất bản bằng Việt văn nếu họ muốn bổ túc cho các bài giảng của mình: bởi vậy những ấn phẩm đầu tiên của tôi ở Việt Nam là kết quả từ những năm tôi giảng dạy ở Huế.”

Kế tiếp những ấn phẩm đã công bố ở Pháp và Việt Nam từ những năm đầu đời học thuật, trên một trăm bài khảo cứu riêng cùng hàng chục đầu sách đứng tên riêng và chung với các học giả hàng đầu về nghiên cứu sử học Á Đông và Âu châu như Alain Forest (trong Guerre et paix en Asie du Sud-Est1, Notes sur la culture et la religion en péninsule indochinoise2 ), Eric Bournazel  (trong Les féodalités3 ), Yoshiaki Ishizawa (trong Commerce et navigation en Asie du Sud-Est XIVe-XIX siècle4 ), Hartmut O. Rotermund (trong L’Asie orientale et Méridionale aux XIXe et XXe siècles5 ) đã khiến giới sử học phương Tây đánh giá Nguyễn Thế Anh là sử gia hàng đầu về Việt Nam và miền Đông Á. Theo quy luật tự nhiên trong học giới cũng như đời, sóng sau đè sóng trước. Thế nhưng, đến nay, hậu sinh vẫn khó vượt qua nhiều nghiên cứu căn bản của ông, về thư mục như Bibliographie critique sur les relations entre le Việt Nam et l’Occident (Ouvrages et articles en langues occidentales)6, về sử kinh tế-xã hội Việt Nam thời Nguyễn, về thiết chế phong kiến tồn tại ở nhiều quốc gia Đông Á nhưng chưa từng hiện hữu đúng nghĩa ở Việt Nam, về vai trò đúng mức của nhiều phong trào xã hội và những nhân vật quan trọng trong sử Việt…

Hình như, cái gánh nặng số phận của một người Việt thường cảm thấy lẻ loi ngay trên đất Việt, cô đơn giữa những quốc gia, chính là một nhân tố khiến nhãn quan sử học của Nguyễn Thế Anh luôn luôn giữ ở thế trung chính. Không dễ dàng khi chọn tư thế sống không thỏa hiệp, không thiên vị với bất kỳ phe phái nào, ông tự nhận đã “tỵ nạn trong giáo dục” – giảng dạy lịch sử, để tránh những xung đột liên tiếp có thể khiến ông kiệt sức. May sao, ông đã được đền đáp bởi nhiều học trò, nhất là những học trò trên đất Pháp nay đã thành danh vẫn giữ nguyên tấm lòng thành kính và yêu thương với thầy. Như những dòng tiễn biệt của Claire Trần Thị Liên, Francois Guillemot, Pascal Bourdeaux… đang và sẽ còn được gửi tới ông: « Là người dẫn dắt đầy khoan dung, độ lượng và nhạy cảm, Thầy luôn luôn khích lệ để hướng tới nỗ lực trong khảo cứu, để không bao giờ đánh mất nhãn quan căn cốt, để thể hiện sự tiếp thu đa chiều và phẩm cách trung chính đầy trí tuệ.

Là đồng nghiệp, Thầy mong muốn chúng tôi – một số học trò của Thầy – tự nhận thức bản thân, để mà hướng tới phẩm chất của người giảng dạy – người nghiên cứu. Vậy nên, đến tận ngày nay, lòng tôn kính vốn có dành tới Thầy mà chúng tôi luôn luôn tỏ bày cũng không làm phai nhạt mối liên hệ nền tảng và sâu đậm là tình Thầy -Trò.

Dẫu vậy, ở một khía cạnh khác, người Thầy thân yêu của chúng tôi đã thành công khi mạnh mẽ áp đặt cho chúng tôi một mối liên hệ bình đẳng, không hề kém giá trị hơn, là tình bạn. Một tình bạn có được qua thời gian. Một tình bạn kín đáo. Một tình bạn chân thành. Hẳn nhiên đây là tặng phẩm đẹp nhất ông có thể dành cho chúng tôi, học trò của Thầy.

Thầy kính yêu ơi, trò của Thầy mất đi một người Thầy, bạn của Thầy phải xa một người bạn. Tất cả chúng con chúng khẩu đồng từ xin bày tỏ lòng tri ân với sự truyền dạy nhân văn sâu sắc không ngừng nghỉ của Thầy. Chúng học trò xin giữ mãi những khoảnh khắc vui vẻ và đầy tình sẻ chia này ; chúng học trò xin giữ mãi trong trí cái chân trời đã được Thầy chỉ hướng ; và nhất là xin lưu giữ tấm chân tình của chúng con dành tới Thầy. »

Giờ này Nguyễn Thế Anh đã trút hẳn gánh đời, được về lại trong vòng tay mẹ hiền đã khuất bóng từ năm 4 tuổi, được hàn huyên với cha già đã tử biệt sinh ly đất Á trời Âu 4 thập niên, được đoàn viên với bạn đời tròn vẹn sắc tài, được tái ngộ những tiền bối liên tài như Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991), Giáo sư Léon Vandermeersch (1928-2021), Giáo sư Trần Văn Toàn (1931-2014), những bằng hữu tri kỷ như Huỳnh Kim Khánh (1936-1990), Tạ Chí Đại Trường (1938-2016)… cùng không ít học giả trời Tây đã trìu mến đón chào người đồng nghiệp Việt Nam cứng cỏi. Ở nơi chốn thật là thanh thản mà ông đang đến, như ước nguyện của những người yêu thương ông thật nhiều, đón mừng ông đã có Giáo sư Hán học Nghiêm Toản (1907-1975) – người đặt hiệu cho ông là Tử Hoa Nhân Kiệt mà ông chỉ dám nhận hiệu Tử Hoa, đã có Giáo sư Hán học Jacques Gernet (1921-2018) nhìn tên Thế Anh bằng chữ Hán, cười vui mà diễn nghĩa “la gloire du monde” – niềm vinh hiển giữa thế gian.

Gói kín buồn thương tiễn người về.

Sử học Nguyễn Thế Anh còn gửi lại.

V.A, 21/03/2023


Illustration “à la une” : Laque vietnamienne “Hoa Sen” (lotus) © DR

Notes

  1. Paris: L’Harmattan, 1998 []
  2. Paris: L’Harmattan, 1995 []
  3. Paris: Presses universitaires de France (PUF), 1998 []
  4. Tokyo: Sophia University, Paris: L’Harmattan, 1999 []
  5. Paris: Presses universitaires de France (PUF), 1999 []
  6. Paris : Maisonneuve et Larose, 1967 []

Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil – par Louis Raymond

Nous avons appris le décès de Nguyên Thê Anh, historien du Viêt Nam et de l’Asie du Sud-Est, le dimanche 19 mars 2023. L’occasion de revenir sur sa trajectoire à travers ce beau portrait réalisé en juillet 2021 par Louis Raymond. A lire sur les Cahiers du Nem.

Nguyễn Thế Anh est un historien du Viêt Nam et de l’Asie du Sud-Est, né en 1936, auteur de plus de 120 publications, livres ou articles. La réalisatrice de films documentaires Florence Tran avait prévu de filmer avec lui une série d’entretiens au cours des mois de juin et juillet 2021, et m’avait proposé d’animer l’un d’eux. J’ai accepté avec d’autant plus d’enthousiasme que ce devait être ma première rencontre avec un auteur aux écrits duquel je ne cesse de revenir. Portrait d’un intellectuel sur le fil, qui a toujours tenté de faire son métier sans faire de la politique, quitte à se retrouver parfois pris entre deux feux.

Lire la suite : http://lescahiersdunem.fr/nguyen-the-anh-lhistorien-sur-le-fil/

Illustration “à la une” : Le professeur Nguyên Thê Anh © 2021 Florence Tran

Décès du professeur Ngô Duc Tho (1936-2019)

Message de Philippe Papin, ancien Directeur de l’EFEO et Directeur d’Etudes à l’EPHE, à l’occasion du décès du professeur Ngô Duc Tho.

J’apprends à l’instant, avec beaucoup de tristesse, le décès du professeur Ngô Duc Tho. Je me souviens des heures que nous avons passées ensemble, au bureau ou bien chez lui, et soudain me reviennent à l’esprit son érudition, sa générosité, son humour et, en toute occasion, cette impétuosité qui le caractérisait tant. Ngô Duc Tho en savait trop pour tenir en place. Il fallait qu’il parle, qu’il écrive, qu’il partage. Toujours plongé dans mille projets, cet immense savant brassait les dictionnaires, les cartes et les manuscrits avec une aisance impressionnante, et il les étudiait avec une minutie extraordinaire. Sa bibliographie atteste la contribution hors du commun à l’histoire et à la philologie du Vietnam classique. Sa disparition est une douleur personnelle et, pour la science, une perte irréparable.

J’adresse à la famille du professeur Ngô Duc Tho et à ses proches mes condoléances les plus sincères et le témoignage de ma profonde amitié.

Philippe Papin

École Pratique des Hautes Études

Le professeur Ngô Duc Tho analysant une édition du Đại Việt sử ký toàn thư © DR

Tôi thật đau lòng khi nhận được tin giáo sư Ngô Đức Thọ từ trần. Tôi vẫn nhớ như in những lần tôi gặp giáo sư, khi ở văn phòng, lúc ở nhà ông, nhớ sự uyên bác, tính rộng rãi và hài hước của ông trước mọi hoàn cảnh, nhớ tinh thần đầy nhiệt huyết tiêu biểu cho tính cách của ông.  Ông có quá nhiều tri thức và ông không thể giữ tất cả vốn kiến thức đó cho mình. Ông cần phải nói, phải viết, phải chia sẻ. Ông đắm chìm trong hàng ngàn dự định. Với vốn kiến thức uyên thâm của mình, ông thoăn thoắt tra cứu từ điển, bản đồ và tư liệu để nghiền ngẫm chúng một cách vô cùng tỉ mỉ. Qua những công trình ông đã công bố, chúng ta đủ thấy được những đóng góp vô cùng quý giá của ông vào ngành nghiên cứu lịch sử và văn bản học trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam học cổ điển. Sự ra đi của ông không chỉ là một mất mát vô cùng to lớn đối với cá nhân tôi mà còn là một mất mát không thể bù đắp được đối với giới nghiên cứu khoa học.

Qua đây, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc của một người bạn, một đồng nghiệp và một người học trò tới gia đình và bạn bè thân hữu của giáo sư Ngô Đức Thọ.

Philippe Papin

Trường Cao học Thực hành (EPHE)

Disparition de l’historien Phan Huy Lê (1934-2018)

[ndlr] Une grande perte pour la Vietnamologie, le professeur Phan Huy Lê, célèbre historien et professeur vietnamien, est décédé à Hanoi le samedi 23 juin 2018 à l’âge de 84 ans.

De nombreux chercheurs occidentaux ont simultanément partagé cette triste nouvelle avec la communauté des chercheurs sur le Viêt-Nam, parmi eux : Pierre Asselin (San Diego State University), Hue-Tam Ho Tai (Harvard University emerita), Ben Kerkvliet (Australian National University emeritus), Shawn McHale (George Washington University), Nhung Tuyet Tran (University of Toronto), Philippe Papin (EPHE Paris), Emmanuel Poisson (Université Paris Diderot), Oscar Salemink (University of Copenhagen), Olivier Tessier (EFEO Saigon) et bien d’autres encore.

FG

Voir aussi : Lê Quỳnh, Học giả nước ngoài ‘mang ơn’ GS Phan Huy Lê, BBC Vietnamese, 25/06/2018.

Rappel biographique dans la presse vietnamienne :

Source : © Tuoi Tre

« Tạ Chí Đại Trường, la lucidité d’un regard historien » par Nguyễn Thế Anh [1993]

[ndlr] A l’occasion du décès de l’historien Tạ Chí Đại Trường le 24 mars dernier et pour lui rendre hommage nous reproduisons ci-dessous un texte du Professeur Nguyễn Thế Anh, également historien, paru initialement en 1993 dans Le Médecin du Viêt Nam. Ce texte a contribué à faire connaître en France et aux États-Unis les travaux de recherche de Tạ Chí Đại Trường. Texte retranscrit ici avec l’autorisation de l’auteur que nous remercions chaleureusement.

TaChiDaiTruong_VanMieu

Tạ Chí Đại Trường, la lucidité d’un regard historien

Nguyễn Thế Anh

1993

Originaire du Bình Định mais venu au monde à Nha Trang, Tạ Chí Đại Trường porte la marque du cadre géographique de sa naissance, son père, lettré confucéen, ayant en effet voulu que son nom soit composé des deux principaux toponymes de la province de Khánh Hòa, le mont Đại Lãnh et la rivière Trường Giang. Son enfance passée dans une région particulièrement empreinte des souvenirs historiques du Nam Tiến (la progression du peuple vietnamien en direction du Sud) a en tout cas contribué à déterminer une vocation dont rien ne peut l’écarter depuis qu’il l’a choisie. Faisant partie des toutes premières promotions d’étudiants en histoire de la Faculté des Lettres de Saigon, il tranche déjà sur les autres par l’originalité de sa pensée. Le mémoire qu’il rédige en 1964 pour l’obtention du diplôme d’études supérieures en histoire le fait remarquer par la hardiesse de ses conceptions et la largeur de ses vues : s’appuyant sur une utilisation exhaustive des anciens documents, il y expose les tenants et les aboutissants d’une situation de guerre civile qui a débuté en réalité bien avant le XVIIIe siècle pour ne se terminer qu’en 1802. Cette étude doit être couronnée en 1970 par un premier prix littéraire en République du Việt Nam, avant d’être publiée sous le titre « Histoire de la guerre civile au Việt Nam de 1771 à 1802 ». Mais elle va aussi, après 1975, valoir à son auteur toute une série de critiques acerbes de la part des auteurs marxistes de Hà Nội s’érigeant en seuls détenteurs de la vérité, tellement ses analyses attentives à la rigueur historique se démarquent d’une interprétation orientée idéologiquement. Leur sévérité n’empêche pas du reste ces censeurs de faire de larges emprunts, bien entendu inavoués à un ouvrage qu’ils ne cessent d’éreinter.

TaChiDaiTruong_ouvrages

Mobilisé en 1964 comme tant d’autres enseignants du secondaire de sa génération, Tạ Chí Ðại Trường va passer les dix années suivantes sous les drapeaux : c’est seulement vers la fin de cette période qu’une affectation à l’État-major, au bureau du service historique de l’armée, vient apporter un certain adoucissement à son sort. Il continue cependant, malgré la servitude militaire, à mener des recherches sur l’histoire monétaire du XVIIIe siècle, à laquelle ses connaissances numismatiques l’ont poussé à s’intéresser. Il rédige en même temps une thèse de doctorat sur le soldat colonial en Cochinchine (1862-1945) : elle ne sera pas soutenue, la chute de Saigon survenant alors qu’il y met la dernière main1. Il vient à peine d’être rendu à la vie civile quand la victoire des troupes du Nord-Vietnam impose le régime communiste sur le Sud. Son ancien grade de capitaine lui vaut à ce moment une période interminable de « rééducation », de 1975 à 1981. Les souffrances physiques et morales endurées ne réussissent pourtant pas à l’abattre ; elles lui permettent au contraire d’affiner son regard sur les hommes et les choses, et les notes qu’il a prises au long de cette détention constituent un témoignage lucide d’historien, sans haine ni passion, sur toute la malédiction qu’implique la formule Vae Victis ! Il est à souhaiter que ces notes puissent être publiées un jour2. Après sa libération, Tạ Chí Ðại Trường trouve, pour subsister, un travail d’ouvrier à la coopérative de fabrique de papier Ðồng Tháp (Saigon), puis à partir de 1987, un emploi de correcteur d’épreuves dans une imprimerie. TCDT_BaiSuKhacChoVNDepuis mai 1991, il est au chômage, vivotant grâce à des commandes de traduction de romans policiers occidentaux. A cette « prolétarisation » correspond toutefois la phase la plus productive de sa vie, car l’adversité l’a extraordinairement mûri, tout en l’incitant à prendre courageusement le contre-pied des thèses et hypothèses aventureuses de l’école officielle. Il en est résulté des études et articles proposant des vues tout à fait neuves sur différents aspects de l’histoire du Việt Nam, et qui ont pu être connus à l’extérieur du pays par l’entremise d’amis dévoués. L’ouvrage intitulé « Les génies, l’homme et la terre vietnamienne »3, notamment, est une admirable synthèse d’histoire des mentalités qui éclaire l’évolution des croyances populaires dans la société vietnamienne.

Tạ Chí Ðại Trường se propose dans un proche avenir d’étudier l’histoire de la formation de la principauté méridionale des Nguyễn et de redresser les erreurs d’interprétation qui n’en finissent pas d’être proférées sur le XVIIème et XVIIIème siècles. Il ne renonce donc toujours pas  à perpétuer la tradition antique des historiens dignes de ce nom, celle qui conduit au refus de se plier devant la force.

Nguyễn Thế Anh, historien, Directeur d’études à l’École Pratique des Hautes Études (Sorbonne-Paris).

TCDT_nhung_bai_da_su_vietTexte paru dans Le Médecin du Việt Nam, journal de l’Association des Médecins du Viêt Nam, n° 8, V-VI/1993, p. 13 puis reproduit sur la couverture de l’ouvrage Những bài dã sử Việt, California, Thanh Văn, 1996.

Image “à la une” : illustration de couverture de la 3e réédition de Thần, người và đất Việt à Hanoi en 2013.

Notes

  1. Un chapitre en a été extrait pour être publié dans la revue Văn Lang (Westminster, California), n° 1, 1991, pp. 65-87, sous le titre « Le recrutement militaire en Cochinchine pendant la Première guerre mondiale » []
  2. Ðã in dưới tựa đề Một khoảnh VNCH nối dài, Thanh Văn XB, 1993 (Chú, 1995) []
  3. Thần, người và đất Việt, Westminster, CA, Văn Nghệ, 1989, 397 p. []

Décès de l’historien Tạ Chí Đại Trường (1935-2016)

[ndlr] Le quotidien Nguoi Viet, depuis la Californie, a annoncé de décès de l’historien vietnamien Tạ Chí Đại Trường à l’âge de 81 ans à Ho Chi Minh-Ville.

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

WESTMINSTER (NV) – Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 – 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Lire la suite : Nguoi Viet, 23/03/2016.

A lire également sur Mémoires d’Indochine : L’historien Ta Chi Dai Truong récompensé pour l’ensemble de son oeuvre (14/04/2014).

Image “à la une” : montage Dan Lam Bao.

 

Sébastien Ledoux : Le devoir de mémoire – une formule et son histoire [parution]

[ndlr] Présentation de l’éditeur.

Ledoux_LeDevoirDeMémoireD’où vient l’expression « devoir de mémoire » ? Comment s’est-elle imposée dans notre langage courant ? À partir de nombreux entretiens, d’archives inédites et de sources numériques massives, Sébastien Ledoux retrace la trajectoire de cette formule qui éclaire la relation souvent douloureuse que la France entretient avec son histoire récente. Forgé à l’orée des années 1970, le terme investit le débat public dans les années 1990, accompagnant le « syndrome de Vichy » et la réévaluation du rôle de la France dans la mise en œuvre de la Solution finale, avant d’être repris pour évoquer les non-dits de la mémoire coloniale. Doté d’une forte charge émotive, il traverse les débats sur la recomposition du récit national, la place du témoin, le rôle de l’historien, la patrimonialisation du passé ou la reconnaissance des victimes, qui traduisent un tournant majeur et accouchent de nouvelles questions dont l’actualité est toujours brûlante. Ce sont les mutations de la société française des cinquante dernières années qui sont ici analysées par le biais de ses nouveaux rapports au passé que le « devoir de mémoire » est venu cristalliser.

Préface de Pascal Ory

Enseignant à Sciences Po Paris et chercheur en histoire contemporaine à Paris 1 (Centre d’histoire sociale du xxe siècle), Sébastien Ledoux a consacré sa thèse à l’histoire du « devoir de mémoire » pour laquelle il a obtenu en 2015 le Prix de la recherche de l’INA.

Source : CNRS éditions

  • Sébastien Ledoux était l’invité de Jean Lebrun sur France Inter pour l’émission “La marche de l’histoire”, jeudi 21 janvier 2016.