Archives par mot-clé : Dai Viet Cach Mang Dang

Bùi Diễm (1923-2021), dernier grand témoin du Viêt-Nam libre, de la guerre à l’exil

Il y a un peu plus d’un an, le 24 octobre 2021, disparaissait Bùi Diễm à l’âge de 98 ans (99 ans pour les Vietnamiens). Figure importante de la diplomatie de guerre et de la communauté vietnamienne, cet ancien ambassadeur de la République du Viêt-Nam aux États-Unis aura été un fervent défenseur des valeurs de liberté et de démocratie pour le Viêt-Nam. Retour succinct sur une trajectoire remarquable et une vision toujours lucide.

Bui Diêm lors du 7e Congrès du parti Dai Viêt Révolutionnaire à Houston en 2011

Bùi Diễm naquit dans la province de Hà Nam au nord du Viêt-Nam le 1er octobre 1923 dans une famille de lettrés. Neveu de Trân Trong Kim, le premier ministre de Bao Dai en 1945, Bùi Diễm fut très tôt engagé dans la lutte pour l’indépendance de son pays. Membre du parti Dai Viêt dès 1944, il resta affilié à ce mouvement politique jusqu’à ces derniers jours, prenant même la tête du parti Dai Viêt Révolutionnaire (Dai Viêt Cach Mang Dang) en 2011.

Installé à Saigon après les Accords de Genève (1954), Bùi Diễm fonda le Saigon Post, premier journal anglophone édité au Sud Viêt Nam. En 1956, il réalisa le film politique Chung tôi muôn sông (Nous voulons vivre) pour dénoncer les exactions du régime communiste nord-vietnamien pendant la réforme agraire.

Bui Diem arrivant à Paris pour des négociations avec la RDVN

Bùi Diễm était surtout connu pour son rôle de diplomate pendant la guerre du Viêt-Nam. Il fut ambassadeur de la République du Viêt-Nam aux États-Unis entre 1967 et 1972 sous la présidence de Nguyên Van Thiêu. Il resta ambassadeur itinérant jusqu’en 1975.

Exilé aux États-Unis après 1975, il participa au programme HO, organisé par les États-Unis pour rapatrier les anciens prisonniers des camps de rééducation.

Très attaché à rétablir une certaine vérité historique, il a participé à de nombreux entretiens pour faire valoir la cause de la République du Viêt-Nam pendant la période la guerre en ne sous-estimant pas les tensions engendrée par l’intervention massive des Américains au Viêt-Nam.

Personnalité très abordable, il participait volontiers aux manifestations scientifiques dédiées à l’histoire de la République du Viêt-Nam comme par exemple à Cornell University en juin 2011. Lors de ce symposium organisé par l’historien Keith Weller Taylor, Bui Diêm m’avait confié se sentir comme un “dinosaure”, survivant d’une histoire vietnamienne pleine de bruit et de fureur et se souvenait encore avec émotion de sa rencontre avec Truong Tu Anh, le chef du parti nationaliste Dai Viêt disparu en décembre 1946.

Couverture de la réédition des Mémoires politiques de Bui Diêm (2019). Source : Van Viêt

Il publia ses mémoires politiques avec l’aide de David Chanoff en 1987 (réédité en vietnamien en 2000 puis 2019) et laisse derrière de multiples témoignages oraux dont les derniers en date se trouvent dans le documentaire en 10 épisodes The Vietnam War de Ken Burns et Lynn Novick (2017) mais aussi dans une série sur l’histoire orale du Viêt-Nam (Vietnam War Oral History Project) sous la direction de Alex Thai-Vo (2019).

Depuis la période révolutionnaires des années 1945-1946, Bùi Diễm incarna avec brio cet autre Viêt-Nam non communiste et démocratique qui s’éteint aujourd’hui peu à peu, acteur d’une histoire tragique prise dans les redoutables mâchoires de l’histoire.

FG, 16/12/2022.


Ðại Việt Cách Mạng Ðảng tổ chức lễ giỗ ông Hà Thúc Ký

[ndlr] Comme dans l’article précédent, est relatée ci-après la cérémonie de commémoration de la disparition de Ha Thuc Ky, fondateur du Parti Dai Viet Révolutionnaire. Ce quatrième anniversaire fut célébré à Westminster (Californie Sud). Comme pour le précédent billet, nous avons souligné les grandes étapes de la biographie politique du défunt dans la partie centrale du texte. L’article fut publié dans Người Việt, le célèbre quotidien de la communauté vietnamienne des Etats-Unis.

* * *

Westminster (NV) – Sáng hôm Chủ Nhật 14 tháng 10, khu bộ Nam Cali của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng, đại diện cho các khu bộ của đảng khắp nơi, đã tổ chức lễ giỗ cố Chủ Tịch Ðảng Hà Thúc Ký, sáng lập Ðại Việt Cách Mạng Ðảng, tại chùa Ðiều Ngự, Westminster.

Ngoài đại diện các khu bộ về từ Washington D.C., Colorado, Atlanta, Philadelphia… còn có hàng trăm quan khách thân hữu trong các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Tân Ðại Việt. Nhiều hội đoàn, hội ái hữu trong cộng đồng ở Nam California, đặc biệt là phu nhân cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký cùng gia đình cũng có mặt trong buổi lễ tưởng niệm này.

Phát biểu trong bài diễn văn khai mạc, ông Nguyên Dzuy, đại diện khu bộ Nam California, khu bộ được ủy quyền tổ chức, trân trọng ngỏ lời chào mừng toàn thể quan khách có mặt và rất vinh dự trước sự có mặt của Chủ Tịch Danh Dự Bùi Diễm, cựu đại sứ VNCH đã ngoài 90 tuổi, và cụ bà quả phụ Hà Thúc Ký, năm nay đã ngoài 80 tuổi, cùng hai cô con gái Hương và Thu.

Bàn thờ cố Chủ Tịch Sáng Lập ÐVCMÐ Hà Thúc Ký trong ngày tưởng niệm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Trong bài diễn văn, ông Nguyên Dzuy cho biết sau ngày mất của Chủ Tịch Hà Thúc Ký đảng ÐVCM đã ôn cố tri tân theo lời chỉ đạo, huấn thị và di chúc của cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký, người sáng lập ÐVCMÐ. Ðược sự lãnh đạo sáng suốt của chủ tịch danh dự là cựu Ðại Sứ Bùi Diễm, bên cạnh đó còn có cụ bà Hà Thúc Ký cố vấn, toàn đảng đã quyết tâm đoàn kết xây dựng đảng trong tinh thần dân chủ của một đất nước trọng pháp đúng theo lời chỉ đạo của cố chủ tịch là trẻ trung hóa lãnh đạo đảng. Kết quả là một cuộc đại hội toàn đảng kỳ 7 vào tháng 6 năm 2011 tại Houston, Texas, đã thành công và đại thành công là đảng đã có được một lực lượng lãnh đạo trẻ trong đảng.

Ông Nguyên Dzuy nhấn mạnh: “Chúng tôi khẳng định ÐVCMÐ chỉ có một duy nhất từ trung ương đến địa phương không có một ÐVCMÐ nào khác nữa. Nếu có thì các tên phản đảng cấu kết cùng các tên cộng sản nằm vùng tạo dựng phá hoại làm tan rã hàng ngũ người quốc gia chống cộng sản ở hải ngoại”.

Sau phần khai mạc, lễ cầu siêu cho người quá cố đã được Thượng Tọa Thích Viên Huy cùng ban Hộ Niệm chùa Ðiều Ngự cử hành qua một thời kinh. Tiếp đó bà quả phụ Hà Thúc Ký đã cùng Chủ Tịch Danh Dự Bùi Diễm và đại diện thành phố Westminster, các đảng phái, hội đoàn làm lễ dâng hương trước bàn thờ cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký được đặt chính giữa sân khấu của hội trường chùa Ðiều Ngự.

Buổi lễ tưởng niệm cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký được tiếp tục với hai bài phát biểu của Chủ Tịch Ðảng Nguyễn Phượng Hoàng và Chủ Tịch Danh Dự Bùi Diễm. Cả hai ông chủ tịch đều nhắc đến những kỷ niệm được làm việc với ông Hà Thúc Ký mà ông Nguyễn Phượng Hoàng coi như vừa là một bực trưởng thượng vừa là một bực thầy nên đã học hỏi được rất nhiều, trong khi đó ông Bùi Diễm coi là một người đồng chí hướng cùng là một người bạn thân thiết. Ông Bùi Diễm kể lại thời trai trẻ hai người cùng học ở Hà Nội cùng trong một tâm trạng chung của thế hệ thanh niên lúc ấy là sôi sục cách mạng cứu đất nước và dân tộc. Nhưng với Hà Thúc Ký thì ông đã nhận biết ngay Việt Minh là cộng sản nên đã không chấp nhận và thường gọi là “bọn Việt Minh chúng nó”. Ông Bùi Diễm cũng kể đến suốt cuộc đời ông Hà Thúc Ký là cả một cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của đất nước và sự ấm no cho toàn dân, lúc nào ông cũng mong mỏi có được sự đoàn kết, thống nhất nơi các lực lượng quốc gia yêu nước để đối phó hữu hiệu với cộng sản.

Quan khách và thân hữu tham dự lễ tưởng niệm
cố Chủ Tịch ÐVCMÐ Hà Thúc Ký. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Nhiều quan khách tham dự trong buổi tưởng niệm Hà Thúc Ký cũng đã lên bày tỏ cảm tưởng. Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm nhận xét ông Hà Thúc Ký là một người hoạt động lúc nào cũng mong mỏi cho lợi ích của toàn dân. Theo Giáo Sư Liêm thì tất cả các đảng phái quốc gia đều có tinh thần nhân bản, dân tộc nên luôn đối kháng với cộng sản là đảng chủ trương phi dân tộc, mất nhân tính.

Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, phó chủ tịch Tân Ðại Việt, cũng có nhận xét rằng tinh thần dân tộc trong tuổi trẻ Việt Nam luôn được biểu lộ ra trước thời cuộc khi chúng ta nhìn lại hoạt động yêu nước của thế hệ trước.

Phần phát biểu để tưởng niệm đến người quá cố, ông Vũ Hà, một đảng viên trẻ của ÐVCMÐ, đã lên đọc tiểu sử của cố Chủ Tịch Sáng Lập Hà Thúc Ký. Ông Vũ Hà đã đọc lại tài liệu chính thức của ÐVCMÐ do Ban Chấp Hành Trung Ương phát hành.

Theo tài liệu này, cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký sanh tại Thừa Thiên trong một gia đình khoa bảng vào năm Canh Thân 1920. Tốt nghiệp Ðại Học Hà Nội với bằng kỹ sư thủy lâm, làm phó quận trưởng thủy lâm tại Cà Mau. Năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, ông trở về Huế rồi cũng như thanh niên cùng thế hệ, ông tham gia kháng chiến tại mặt trận Lào nhưng bị Việt Minh tại đó phao vu là thành phần phản động nên ông đã bỏ hàng ngũ kháng chiến về Hà Nội. Tại đây ông đã gia nhập Ðại Việt Quốc Dân Ðảng do ông Trương Tử Anh thành lập vào năm 1939.

Năm 1946, theo lệnh đảng ông về Huế hoạt động trong vòng bí mật.

Năm 1953 vào Sài Gòn và được bầu vào Hội Ðồng Chủ Tịch Trung Ương Ðảng Bộ Ðại Việt Quốc Dân Ðảng. Ông cũng là một thành viên trong phong trào Ðại Ðoàn Kết và Hòa Bình năm 1954 cùng một số nhân sĩ, giáo phái miền Nam như Cao Ðài, Hòa Hảo ủng hộ ông Ngô Ðình Diệm về làm thủ tướng.

Năm 1953, ông bị chính quyền của ông Ngô Ðình Diệm kết án vắng mặt khổ sai chung thân vì vụ Ba Lòng ở miền Trung.

Năm 1963, ông được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng mời vào Hội Ðồng Nhân Sĩ rồi tham gia trong chính phủ Nguyễn Khánh trong chức vụ Tổng Trưởng Nội Vụ. Nhưng chỉ 2 tháng sau ông đã từ chức vì bất đồng ý kiến với Tướng Nguyễn Khánh.

Tháng 5 năm 1965 ông công bố một bản tuyên ngôn 9 điểm, chủ trương chống cộng sản, đòi thực hiện đại đoàn kết quốc gia, cải cách kinh tế, chính trị, xã hội rồi tiếp theo tổ chức những cuộc biểu tình tại nhiều tỉnh để ủng hộ tuyên ngôn này.

Tháng 12 cùng năm đó, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng được thành lập tại Sài Gòn và ông được bầu làm tổng bí thư đảng.

Cũng trong thời gian này và sau đó một số lớn đảng viên ÐVCMÐ đã gia nhập vào các cơ cấu hành chánh, quân sự của nền Ðệ II Cộng Hòa tạo nên được khí thế đối lập dân chủ của miền Nam Việt Nam.

Tháng 9 năm 1967, ông ứng cử tổng thống VNCH nhưng thất cử.

Sau vụ Tết Mậu Thân ông đã vận động 6 đảng lớn có thực lực ở miền Nam lúc ấy để thành lập một mặt trận gọi là Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội để thống nhất lực lượng chống cộng. Chủ tịch của chủ tịch đoàn của mặt trận là đương kim Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Năm 1969, ông cầm đầu một phái đoàn gồm đủ mọi khuynh hướng chính trị xuất ngoại để vận động quốc tế ủng hộ cho miền Nam Việt Nam có được nền hòa bình công chính.

Năm 1972, ông cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.

Sau năm 1975, ông vượt biên, định cư tị nạn tại Hoa Kỳ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

Năm 1978 cùng một số nhân sĩ, đảng viên cũ và các bạn trẻ thành lập Mặt Trận Việt Nam Tự Do đồng thời cũng tập trung nỗ lực củng cố những cơ sở nòng cốt cho đảng được phục hoạt.

Năm 1988, ông cùng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Bùi Diễm nỗ lực thống nhất Ðại Gia Ðình Ðại Việt nhưng không may Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từ trần trong lúc công việc đang tiến hành nên việc tiến hành sự thống nhất đành tạm ngưng cho đến năm 1992, ông hợp tác với Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn theo tinh thần đã đồng ý với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từ trước để tái lập Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, nhưng việc kết hợp gặp trở ngại nên ông đành trở về với tổ chức Ðại Việt Cách Mạng Ðảng. Trong ba kỳ đại hội liên tiếp 1995, 1999 và 2003, ông được bầu làm chủ tịch đảng.

Vào kỳ đại hội IV ông xin rút lui vì lý do sức khỏe và ủy quyền cho ông Bùi Diễm đứng ra triệu tập đại hội vào năm 2007. Trong kỳ đại hội này ông Bùi Diễm đã được bầu làm Chủ Tịch Tân Ban Chấp hành Trung Ương thay thế ông Hà Thúc Ký.

Ngày 16 tháng 10 năm 2008, ông qua đời tại bệnh viện Holy Cross, Maryland, hưởng thọ 89 tuổi.

Kết thúc buổi lễ ban tổ chức đã mời mọi người tham dự dùng một bữa cơm chay tại chùa để cùng tưởng nhớ đến người đã khuất.

Ghi chú: Trong một bài viết trước về Lễ Giỗ Cố Chủ Tịch Hà Thúc Ký đăng trên trang Ðịa Phương Người Việt số ra ngày Thứ Tư 10 tháng 10, ban tổ chức lễ giỗ cho biết có một số chi tiết không đúng với tài liệu chính thức của ÐVCM do ban chấp hành trung ương phát hành, và yêu cầu chúng tôi sửa chữa, bổ túc những sai sót. Vậy xin quí độc giả coi bài tường thuật này như một bản đính chính về Ðại Việt Cách Mạng Ðảng trong số báo trước.

Nguyên Huy/Người Việt, Sunday, October 14, 2012.

Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com

Source : Người Việt

Đại Việt Cách Mạng Đảng Tưởng Niệm Chủ Tịch Hà Thúc Ký

[ndlr] Article du journaliste Nguyen Ninh Thuan du Việt Báo (Californie) relatant la journée de commémoration de la disparition de Ha Thuc Ky, fondateur du Parti Dai Viet Révolutionnaire. Ce quatrième anniversaire (lễ giỗ lần thứ 4) fut célébré au Sud de la Californie et organisé par la cellule locale du parti nationaliste. La partie centrale de l’article présente les grandes étapes de la biographie politique de Ha Thuc Ky.

* * *

Westminster – Trưa Chủ Nhật 14-10-2012 tại phòng hội chùa Điều Ngự, khu bộ ĐVCMĐ Nam Cali. và đại diện các cơ sở ĐVCMĐ tại Hoa Kỳ qui tụ về Nam Cali. tổ chức lễ giỗ lần thứ 4 cụ Hà Thúc Ký trong không khí trang nghiêm, đượm tình đoàn kết đại gia đình ĐVCMĐ. Trong số gần  200 quan khách tham dự còn có sự hiện diện của Bà quả phụ Hà Thúc Ký & gia đình, đại diện các Đảng phái như VNQDĐ; ĐVQDĐ; LMDCVN; Tân ĐV; nhiều hội đoàn đòan thể, các thân hào nhân sĩ, thân hữu cùng đồng hương VN; Phó Thị Trưởng Westminster, Tạ Đức Trí… và truyền thanh báo chí. MC: Vũ V Hùng.

Sau nghi thức chào cờ Việt -Mỹ, Đảng kỳ, phút mặc niệm và giới thiệu quan khách tham dự, Bí Thư Khu Bộ ĐVCM  Nam Cali, Ô.Nguyên Dzuy lên chào mùng & cám ơn quan khách có đoạn nói: “… từ tháng 10 năm 2008- tháng 10 năm 2012 là 4 năm ngày mất của cố Chủ-Tịch Hà Thúc Ký, là 4 năm ĐVCM Đảng chúng tôi ôn cố tri tân:  lời chỉ đạo, lời huấn thị,  lời di chúc của cố CT/ Hà Thúc Ký sáng lập ĐVCMĐ,  song hành được sự lãnh đạo sáng suốt của CT/ danh dự Đảng cựu Đại sứ Bùi-Diễm…  Đảng quyết tâm đoàn kết xây dựng Đảng trong tinh thần Dân chủ, đúng theo tinh thần Đại Hội Kỳ IV năm 1999 tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ  “Trẻ Trung hóa lãnh đạo Đảng…”

Sau nghi thức cầu siêu do Thượng Tọa Thích Viên Huy và Chư Đức tăng ni chùa Điều Ngự là Lễ Dâng Hương của bà quả phụ Hà Thúc Ký & gia đình; CT Danh dự Bùi Hoài Nam & CT BCH TƯ Nguyễn Phượng Hoàng; Phó Thị trưởng  Westminster Tạ Đức Trí; PCT/TĐV Lê Minh Nguyên; CTTƯVQDĐ; GS Nguyễn Thanh Liêm; Cựu DB Trương Văn Nguyên.

Tiếp theo Chủ Tịch ĐVCMĐ Nguyễn Phượng Hoàng lên chào mừng và cám ơn quan khách cùng phát biểu: “ Nhân dịp lễ giỗ lần thứ tư của cố CT HTK, tôi xin mạn phép được nói về một vài kỷ niệm trong lúc hoạt động với CT HTK. Thưa quý vị, nếu so sánh tuổi đời và tuổi Đảng thì CT Hà Thúc Ký là bậc trưởng thượng của tôi. Nếu so sánh kinh nghiệm hoạt động thì CT HTK là bậc thầy của tôi. Tôi đã được học hỏi rất nhiều điều từ CT HTK. Một trong những ấn tượng sâu sắc mà CT HTK đã để lại trong tâm khảm tôi là cách làm việc của ông. Rất nhiều người biết ông không bao giờ nề hà sự khó nhọc, ông có một ý chí kiên cường không bao giờ sờn lòng trước những khó khăn. Ngay cả đến lúc tuổi đã quá cao, và theo lẽ thường tình của con người thì thể chất suy yếu và bệnh tật bắt đầu hành hạ, nhưng ông vẫn ung dung, bình thản làm việc như bình thường. Có những lúc thấy ông làm việc cật lực, tôi tỏ vẻ quan tâm đến sức khoẻ của ông thì ông cười và bảo: Anh đừng lo cho tôi, ngày nào mà tôi không đau mới là chuyện lạ, còn đau đớn hàng ngày là chuyện bình thường. Tuy thể xác không còn được như thời trai trẻ, nhưng tinh thần của ông lúc nào cũng minh mẫn, vẫn đều đặn viết bài cho tờ Tạp Chí Cách Mạng của Đảng qua hai bút hiệu là Nam Phong và Bắc Vũ cho đến khi lực bất tòng tâm vào khoảng 2 năm ở cuối đời! Khi viết những bài bình luận liên quan đến VN thì ông ký tên Nam Phong, những bài liên quan đến thời sự quốc tế thì lấy tên Bắc Vũ. Nhưng ấn tượng tôi muốn nói đến là cách làm việc của ông. Ông luôn coi tôi như một người bạn đồng hành, một già một trẻ cùng đi trên con đường mưu cầu một nền tự do dân chủ để mang lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân tộc. Đối với ông, tôi là một người bạn, một người đồng tâm chí hướng, một đồng chí của ông cho dù chúng tôi có khoảng cách xa về tuổi tác và kinh nghiệm… Mọi người dựa vào nhau, chung sức làm việc. Và tôi có thể hãnh diện để nói nhờ cái tinh thần đó mà tổ chức của chúng tôi được thuần nhất. Những cá nhân nào có cái tâm đố kỵ, hay có cái tâm vị kỷ thì vì tư tưởng dị biệt nên trước sau cũng sẽ bị ra ngoài khỏi tổ chức do quy tắc tự nhiên của tiến trình sàng lọc…”

Tiếp theo, Phó Chủ Tịch ĐVCMĐ Vũ Hà lên đọc tiểu sử Cố CT Hà Thúc Ký rất đầy đủ chi tiết, chúng tôi tóm tắt như sau:

Ông Hà Thúc Ký sinh năm Canh Thân (1920) tại làng La Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình khoa bảng. Sau khi đỗ Tú Tài ông ra Hà Nội học Đại Học và đỗ Kỹ Sư Thủy Lâm và đến năm 1943 thì lên đường làm Phó Quận Trưởng Thủy Lâm tại Cà Mau. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, ông trở về Huế và tham gia Kháng Chiến tại Mặt Trận Lào trên con đường số 9 với tư cách là Trưởng Ban Đặc Vụ Quân sự. Ít lâu sau, vì bị cán bộ chính ủy Việt Minh tại đó phao vu là thành phần phản động, ông đành phải rời bỏ hàng ngũ Kháng Chiến và ra Hà Nội. Tại đây ông gặp bạn bè cùng lứa và gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh thành lập năm 1939, cùng một thời với những đảng viên của đảng này như Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tất Ứng, Bùi Diễm v.v…

Năm 1953, ông vào Sài Gòn và được bầu vào Hội Đồng Chủ Tịch Trung Ương Đảng Bộ Đại Việt Quốc Dân Dảng. Vì Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị mất tích, Hội Đồng này tạm thời thay thế Đảng Trưởng để lãnh đạo Đảng. Ông cũng tham gia vào Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình năm 1954 cùng với một số nhân sĩ và giáo phái Miền Nam như Cao Đài và Hòa Hảo…

Năm 1955, vì bất đồng chính kiến với chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và vì có liên quan đến vụ biến động Ba Lòng ở Miền Trung, ông bị kết án (vắng mặt) khổ sai chung thân, rồi đến tháng 11, 1958 thì bị bắt và biệt giam cho đến sau ngày đảo chính ngày 1 tháng 11, 1963 mới được ra khỏi tù…

Sau Tết Mậu Thân, để đối phó với Cộng Sản , ông vận động 6 đảng lớn có thực lực ở Việt Nam là Dân Xã Đảng (Hòa Hảo), Lực Lượng Đại Đoàn Kết, Nhân Xã Cách Mạng Đảng, Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với mục đích đoàn kết lại những chính đảng chống Cộng…

Vào đầu năm 1988. ông cũng nỗ lực cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Bùi Diễm để tiến tới việc thống nhất lại Đại Gia Đình Đại Việt. Một bản thông cáo với chữ ký của 3 người được gửi tới các cấp của các hệ phái Đại Việt và được công bố ngày 27 tháng 3, 1988. Trong lúc những nỗ lực kết hợp được tiến hành đều đặn thì không may Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từ trần….

Năm 1992, ông hợp tác với Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn theo tinh thần đã được đồng ý với Giáo Sư Huy từ trước để tái lập lại Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhưng việc kết hợp gặp trở ngại nên ông trở về với tổ chức Đại Việt Cách Mạng. Trong 3 kỳ Đại Hội liên tiếp 1995, 1999 và 2003, ông được bầu làm Chủ Tịch Đảng. Vì lý do sức khoẻ, trước ngày Đại Hội VI, ông tuyên bố rút lui và trong một bức tâm thư tháng 10, năm 2006, ông ủy quyền cho ông Bùi Diễm đứng ra triệu tập Đại Hội. Tại Đại Hội lần thứ VI, ngày 26 tháng 5, 2007, ông Bùi Diễm đã được bầu làm Chủ Tịch Tân Ban Chấp Hành Trung Ương thay thế ông Hà Thúc Ký… Ông Hà Thúc Ký qua đời lúc 12 giờ 10 chiều ngày 16 tháng 10, năm 2008 (nhằm ngày 18 tháng 9 năm Mậu Tý) tại bệnh viện Holy Cross, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.

Sau đó CTDDĐVCMĐ/ ĐS Bùi Diễm lên chia xẻ: “…Tôi từ miền Đông  được vinh dự đến tham dự buổi tưởng niệm một người bạn, người đồng chí đã khuất núi 4 năm nay và hôm nay anh đã phiêu diêu miền cực lạc… Tôi đã có rất nhiều kỷ niệm với anh vào thời kỳ còn là sinh viên… Ở ký túc xá, không ai bảo ai cùng hoạt động tham gia các hoạt động cho đất nước… trong đó có ngày giỗ Tổ để nhớ tổ tiên nâng cao tinh thần dân tộc, tranh đấu… Khi đó một tổ 3 người, nhưng không ai biết ai, sau đó chúng tôi mới nhận ra nhau cùng là Đảng Đại Việt có nguồn gốc QDĐ… Khi làm việc, anh  Hà Thú Ký luôn vui vẻ để mưu cầu cùng làm việc chung cho đất nước…”

Tiếp theo bà quả phụ Hà Thúc Ký lên chào mừng & cám ơn quan khách, có đoạn nói “ …Từ trước đến nay chưa bao giờ phát biểu trước đám đông, nếu có gì sai sót xin lượng thứ… Tôi thật xúc động vì đã 4 năm qua mà quý vị vẫn nhớ đến anh HTK… Tình sâu nghĩa nặng của các anh chị em trong ĐVCMĐ không những  dành cho người đã khuất núi mà cho cả gia đình chúng tôi. Chúng tôi xin ghi vào tâm khảm và xin cám ơn…”

Nhà Thơ Vũ Thùy Nhân, ĐVCMĐ lên đọc thơ do bà sáng tác để tưởng nhớ CT Hà Thúc Ký .

Mở đầu những lời phát biểu của quan khách, Phó T T Tạ Đức Trí lên phát biểu “…Nhân dịp dự lễ tưởng niệm cố CT Hà Thúc Ký, tôi càng hiểu rõ chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn, nhân bản… là kim chỉ nam của ĐVCMĐ đã ảnh hưởng công cuộc tranh đấu cho VN. Cuộc đời của cụ Hà Thúc Ký nối tiếp ĐT Trương Tử Anh qua chủ nghĩa Sinh Tồn và suốt 37 năm tại hải ngoại các phụ huynh đã dẫn dắt con em đi học Việt ngữ, bảo tồn văn hóa dân tộc… Chúng tôi hãnh diện là người VN…”

Tiếp đó cựu Dân Biểu Trương Văn Nguyên, em của ĐT Trương Tử Anh lên tưởng nhớ cụ Hà Thúc Ký có đoạn nói “…Tôi ngưỡng mộ phu nhân của cụ Hà Thúc Ký, thật xứng đáng cương vị Phu Nhân hiền thục, không bao giờ xuất hiện phát biểu trước đám đông…Người ta thường nói HTK là một nhà độc tài. Nhưng nói đến ĐVCMĐ là  có đảng  quy và tối mật như không được chụp ảnh chung, tiết lộ bí mật của đảng… vì thế không thể cởi mở oan oan nói ra ngoài… Nó là những tế bào riêng biệt, bộ phận này không ảnh hưởng bộ phận khác…Do đó  HTK là người lảnh đạo thì phải quyết đóan chứ không phải độc đoán…”

Nối tiếp Phó CT Tân ĐV Lê Minh Nguyên, đại diện các đảng phái chính trị lên chia xẻ sơ qua về CN Sinh Tồn… Được tóm tắt qua bài thơ do anh sáng tác Sống Còn Với Dân Tộc: Sinh Tồn nguồn gốc bản năng- Trong ba tiểu bản giảm tăng môi trường- Bản năng vị kỷ đo lường-Bản năng tình cảm nối đường cháu con- Bản năng xã hội sắc son-Dân ta tranh đấu giữ non nước nhà-Muốn thắng thì phải có ba Sức mạnh, biến cải, thiết tha hợp quần- Văn minh định chế không ngừng- Phát huy Dân tộc thắm nhuần bản năng.

Sau cùng GS Nguyễn Thanh Liêm lên phát biểu: “…Tôi không phải người trong Đảng ĐV hay đảng phái nào. Tôi không có cơ hội gặp gỡ Ô. Hà Thú Ký. Nhưng đã biết cụ Hà Thú Ký đã sống thanh đạm, đã đi xe đạp để nhận chức Tổng Trưởng Nội Vụ… Sau đó ở ngoại quốc, tôi đã có dịp biết rõ hơn về cụ HTK… Tất cả con người, giá trị ở phần tinh thần…”

Buổi lễ chấm dứt, mọi người chưa có dịp thắp hương đã lần lượt lên bàn thờ dâng nén hương tưởng niệm nhà cách mạng HTK trong không khí bùi ngùi và sau đó dự buổi cơm chay do BTC khoảng đãi trong không khí thân mật.

Quý vị muốn biết hoạt động của ĐVCMĐ xin liên lạc về  anh Nguyên Dzuy  số phone (714 ) 838-1099.

Nguyễn Ninh Thuận, (18/10/2012)

Source : Viet Bao

A lire sur Mémoires d’Indochine : “Lire les mémoires de Hà Thúc Ký” par Nguyen Van Canh

Potrait de l’article extrait du Faire-part de décès sur Tributes (Mr. Ky Thuc Ha Obituary).

“Lire les mémoires de Hà Thúc Ký” – Contribution à l’histoire du parti Đại Việt par Nguyễn Văn Canh

[ndlr] En préambule de son très long compte-rendu de lecture intitulé “Lire les mémoires de Ha Thuc Ky”, Nguyen Van Canh a pris le soin de préciser qu’il ne l’a pas écrit dans un esprit partisan. Membre lui-même du parti Dai Viêt Cach Mang [Parti Révolutionnaire du Dai Viêt] et secrétaire général du Bureau politique de ce parti avant 1975, il entend mettre de côté cet engagement pour proposer une recherche impartiale à partir de sa lecture des Mémoires du chef du parti décédé en octobre 2008. Pour autant, Nguyen Van Canh ne s’interdit pas d’intervenir de façon limitée dans sa recherche pour confirmer les dires du chef du parti à partir de sa propre expérience personnelle au sein de cette organisation politique.

Il se propose également de replacer quelques événements dans une perspective plus large dans l’intention d’éclairer le lecteur sur certains points de détails historiques. Et ceci pour permettre de mieux saisir les motivations de la lutte politique des nationalistes révolutionnaires vietnamiens pour une « juste cause » à la fois contre le colonialisme et le communisme. Il rappelle que des « mémoires politiques » sont par nature la retranscription des activités politiques d’une personne dans un contexte historique donné. De ce fait, les mémoires incluent des explications sur les faits relevant parfois de la seule connaissance de l’auteur. Enfin, il souligne qu’à travers ses mémoires, Ha Thu Ky n’entend pas se dédouaner de ses propres actions commises tout au long de sa lutte politique comme c’est le cas, selon lui, de certains mémoires d’outre-mer publiés ces dernières décennies.

Nous ajouterons de notre côté que les mémoires de dirigeants politiques de partis non communistes sont assez rares pour mériter d’être signaler en tant que source historique. En ce qui concerne le parti Dai Viêt plus précisément, peu de témoignages internes ont été publiés ces dernières années. Outre les trois tomes des mémoires de Pham Van Lieu parus en 2002-2004 (Van Hoa, Houston) et les mémoires de Bui Diem (1987 en anglais et 2000 en vietnamien), il n’existait jusqu’alors pas de témoignage direct de dirigeants de ce parti. Nguyen Ton Hoan (décédé en 2001), Nguyen Ngoc Huy (décédé en 1990) n’ont, semble-t-il, pas laissé de mémoires personnels sur leurs activités politiques ou bien ceux-ci n’ont pas encore été publiés. D’autres personnalités influentes de ce parti comme Dang Van Sung, Phan Huy Quat ou Tran Viet Son sont décédées sans retracer leur action politique très riche dans le Viêt-Nam en révolution et en guerre. A ce titre, les mémoires de Ha Thuc Ky constitue un témoignage rare qui contribue à la compréhension de la guerre civile vietnamienne.

Réf. : Hà Thúc Ký, Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị, s.l. : Phương Nghi, 2009.

* * *

Đọc cuốn Hồi Ký của Hà Thúc Ký

Nguyễn Văn Canh

 

PHẠM VI BÀI VIẾT:

1.Tôi viết bài này không phải với tư cách một đảng viên Đại Việt, lại càng không phải trên cương vị một Tổng Thư Ký Chính Trị Bộ, Đại Việt Cách Mạng trước thời kỳ 1975, viết về cuốn Hồi ký của Chủ Tịch Đảng. Bài viết được soạn thảo với danh nghĩa một người đứng ở vị trí làm nghiên cứu để cho được vô tư. Trong một giới hạn nào đó, một số ít những gì có liên hệ với hoạt động của tôi sẽ được nhắc tới ở đây, chỉ với mục đích là để chứng minh những gì đã xảy ra mà tác giả đã kể lại là đúng.

2. Trong một phạm vi có giới hạn, tôi lược duyệt, có khi khai triển thêm những điều mà tác giả trình bày trong cuốn Hồi Ký “Sống Còn Với Dân Tộc” súc tích này, với ý định là để giúp cho người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, để từ đó hiểu được nội dung của nó.

Qua tóm lược cuốn Hồi Ký này, độc giả đã hình dung ra hình ảnh sự cố gắng đóng góp của các đảng cách mạng quốc gia trong sứ mạng cứu nước trước các nguy biến, nhất là những hi sinh vô bờ bến của các cá nhân đã dấn thân vào con đường hiểm nguy vì mục đích cao cả này. Tất nhiên, những gì mà tác giả cuốn Sống Còn Với Dân Tộc thực hiện là biểu tượng cho một số đóng góp ấy.

3. Hồi Ký chính trị là tài liệu ghi lại các sự kiện như hoạt động của một người trong bối cảnh lịch sử mà tác giả đã trực tiếp hay gián tiếp tham dự. Dĩ nhiên, trong phạm vi này, nó gồm cả những giải thích sự việc trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Độc giả thế hệ này hay mai sau nhờ thế biết được những gì đã xảy ra, chiêm nghiệm để rút ra một bài học về một giai đoạn lịch sử, để sử dụng hay ứng dụng khi phải đối phó ngay cả trong trường hợp cá biệt, riêng của mình.

Điều đặc biệt là cuốn Hồi Ký của Hà Thúc Ký không phải là tài liệu biện bạch cho những hoạt động của mình như đã thấy một số hồi ký xuất hiện tại hải ngoại trong vòng mấy chục năm nay.

Cụ Hà Thúc Ký
01/01/1919 -16/10/2008

 

I. CUỘC ĐỜI

Sau khi tốt nghiệp Kỹ Sư Thủy Lâm tại Đại Học Hà Nội năm 1943, tác giả đã được nhà cầm quyền Pháp bổ nhiệm làm Phó Quận Trưởng Thủy Lâm tại Năm Căn, Cà Mau. Tác giả đã chiếm được địa vị cao và lương bổng ưu đãi trong xã hội thời bấy giờ. Đó là chưa kể đến các lợi lộc mà ngành thủy lâm mang lại cho cá nhân. Dù có điều kiện đi theo con đường hoạn lộ để vinh thân phì gia, vì tác giả đã lọt vào guồng máy hành chính khép kín của chính quyền bảo hộ thời đó, tác giả có thể không cần phải đổ mồ hôi, nước mắt thêm nữa để được thụ hưởng thành quả những cố gắng của mình; nhưng bầu huyết nóng của một thanh niên có lý tưởng phụng sự như tác giả, nên tình hình đất nước diễn biến trong thời điểm ấy là những quan tâm canh cánh bên lòng của tác giả.

Tình hình miền Nam vào lúc đó có nhiều biến chuyển dồn dập. Trước hết là Nhật đảo chính, loại Pháp ra khỏi vị trí đô hộ Đông Dương vào ngày 9 tháng 3, 1945. Kế đó, mấy tháng sau, ngày 15 tháng 8, Nhật đầu hàng đồng minh. Tại miền Nam, tháng 9, 1945, quân đội Anh đến Sài gòn để tước khí giới quân đội Nhật theo kế hoạch Postdam của các đại cường thắng trận. Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 9, 1945. Sau khi vào miền Nam, Quân đội Anh tái võ trang cho 1,400 quân nhân Pháp mà trước đây Nhật bắt làm tù binh. Việt Minh thiết lập Ủy Ban Hành Chánh và Kháng Chiến Nam Bộ.  Ngày 22 tháng 9, quân Pháp nổ súng chiếm Sài gòn.

Chiến tranh chống Pháp bắt đầu tại miền Nam. Trước tình trạng rối rắm này, tác giả trở về Thừa Thiên – Huế. Ưu tư trước sự xâm lăng của thực dân Pháp trở lại đặt ách thống trị trên quê hương, tác giả quyết định không trở về Cà Mau nữa, và cũng như nhiều thanh niên thời đó đã ồ ạt hăng hái tham gia phong trào chống Pháp.

GIA NHẬP GIẢI PHÓNG QUÂN

Tác giả tìm cách gia nhập “Giải Phóng Quân” (lực lượng quân sự Việt Minh), với một tinh thần giống như của bao nhiêu thanh niên cùng thế hệ là “lăn xả vào công cuộc đấu tranh cho dân tộc” và “tin tưởng vào vận hội mới của đất nước.” Như tác giả đã nói “vừa qua thời kỳ bút nghiên, lại quẳng hết sự nghiệp để đầu quân… giải phóng”.

Đó là những hi sinh cao quí của các chàng trai thế hệ xung phong lên đường cứu nước. Ngay khi xin gia nhập “Giải Phóng Quân”, tác giả được bạn bè hướng dẫn vào Ban Đặc Vụ Quân Sự, để làm thủ tục. Lúc này, Ban Đặc Vụ đang cần một chỉ huy trưởng cho đơn vị “Đặc Vụ Quân Sự Lào, đường số 9”. Đơn vị này thuộc lực lượng Việt Minh mà Ủy Ban Hành Chính và Kháng Chiến Trung Bộ cử sang trợ giúp lực lượng “Lào Độc Lập” của hoàng thân Souphanouvong (sau này là lãnh tụ Lào cộng), đối đầu với quân đội Pháp. “Pháp muốn lật lại thế cờ, chuẩn bị mở lại chiến trường Lào…Nếu giữ được quốc lộ 9 là  ngăn chặn quân Pháp kéo về chiếm Khe Sanh và Lao Bảo, uy hiếp Đông Hà, Quảng Trị.”

Dù chưa làm giấy tờ gia nhập, tác giả đã nhận nhiệm vụ khó khăn này trong khi không có một kiến thức quân sự và tình báo tối thiểu, gồm cả đến cách sử dụng võ khí, cũng như chưa từng bắn một phát súng nào từ trước. Khi đảm nhiệm chức vụ chỉ huy một trung đội Đặc Vụ quân sự, tác giả và đơn vị lập tức lên đường đi Tchepone, Lào.

Tại đây, tác giả và những thành viên trung đội được cố vấn của lực lượng Việt Minh huấn luyện về quân sự. Họ là cựu sĩ quan Nhật không chịu đầu hàng đồng minh, ở lại phục vụ trong hàng ngũ Việt Minh.

Nhiệm vụ của đơn vị này là thu thập và cung cấp tin tức về hoạt động của quân Pháp, còn đóng rải rác dọc quốc lộ 9, cho lực lượng Việt Minh. Tác giả bắt tay vào việc thiết lập mạng lưới thu thập tin tức trong khu vực cho quân giải phóng.

Lực lượng Việt Minh quyết định tấn công quân Pháp ở NaKoi. Quân số của Việt Minh có chừng một tiểu đoàn hành quân trong khu vực này, trong khi đó lực lượng của Pháp là một trung đoàn đóng rải rác trong khu vực. Việt Minh tấn công trước. Vì quân Pháp rất mạnh, nên cuối cùng, Việt Minh yếu thế, phải rút lui, chạy về Mường Phin. Bất ngờ quân Pháp truy kích và bao vây căn cứ. Bộ đội Việt Minh chỉ chống đỡ cầm chừng, rồi tìm cách chạy trốn, rồi phân tán trú ẩn trong các nhà của dân chúng địa phương.

Vào tháng 12 năm 1945, Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Trung Bộ cử viên chính ủy đến Khe Sanh để họp với các chỉ huy lực lượng Việt Minh từ Lào về. Kết thúc buổi họp, tác giả đưa ra  một nhận xét trái ý viên chính ủy ấy, và ngay sau đó được chỉ huy trưởng lực lượng Việt Minh cảnh giác rằng tác giả sẽ bị rắc rối về sau và cùng với lời khuyên của viên cố vấn quân sự người Nhật rằng tác giả nên rời khỏi Lào “càng sớm càng tốt, và nên vào Nam hay ra Bắc, chứ đừng về Huế, vì nơi đó  nằm trong vòng kiềm tỏa của viên chính ủy và tay chân bộ hạ của anh ta”. Đồng thời, tác giả nhận được điện tín bằng mật mã của người bạn, làm trong Ban Đặc Vụ ở Huế khuyên tác giả phải rởi khỏi Lào gấp, vì “viên chính ủy đã vu cáo tác giả là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng”. Đó là một “thành phần phản động, vô cùng nguy hiểm”. Như vậy, tính mạng tác giả đã thực sự bị đe dọa trước mắt.

Tác giả rời Lào vào tháng 1 năm 1946, rồi trở lại Hà Nội.

II. DẤN THÂN VÀO HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG

Trở ra Hà Nội lần này, tác giả ghi danh vào trường Dược để tránh dòm ngó và theo dõi của Việt Minh Cộng Sản. Với ngụy trang đó, được sống tại Đông Dương Đại Học Xá như khoảng 5 hay 6 năm về trước, tác giả đã lăn xả vào họat động tiếp tục.

Từ tháng 2 năm 1946, tác giả tuyên thệ gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Hà Nội.

Công tác đầu tiên được giao làm Trưởng Ban Báo Chí Nội Thành. Nhiệm vụ là thu góp, biên soạn, sản xuất và phân phối các tài liệu huấn luyện cho đảng viên, và tuyên truyền ra ngoài quần chúng. Ngoài ra, tác giả còn được giao công tác đặc biệt mà Đảng Trưởng ra lệnh.

Vào thời đểm này, Việt Cộng hoạt động mạnh và có ưu thế tại Hà Nội kể từ khi chúng cướp được chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945. Lực lượng tình báo của chúng rải ra khắp nơi để ám sát, bắt cóc, và đem thủ tiêu những người mà chúng cho là kẻ thù hoặc chống lại chúng. Tại Đông Dương Đại Học Xá, có một chi bộ Cộng Sản chuyên lo công tác này, dưới danh nghĩa Sinh Viên Cứu Quốc. Một số bị sa bẫy và bị thủ tiêu. Đó là trường hợp Phan Thanh Hòa, sinh viên Nha Khoa, bị Sinh Viên Cứu Quốc dụ lên Phú Thọ và thủ tiêu tại đó. Phan Thanh Hòa là anh ruột chị Phan Thanh Bình, về sau là chị Nguyễn Tôn Hoàn. Ngoài khuôn viên đại học, biết bao nhiêu trí thức yêu nước, không chịu hợp tác với Cộng Sản, hay thuộc Đại Việt hoặc Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng bị Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp tương tự. Đảng Trưởng Đại Việt là Trương Tử Anh có tin cho biết là bị mất tích tại Hà Đông và bị thủ tiêu vào thời gian tháng 12 năm đó (1946). Lãnh tụ Lý Đông A của Đại Việt Duy Dân cũng ở trong tình trạng như thế. Đặng Vũ Trứ, con trai BS Đặng Vũ Lạc cũng bị mất tích v.v…

Hoạt động báo chí kể cả phân phối tài liệu học tập trong hoàn cảnh này rất khó khăn, phải được ngụy trang cẩn thận tránh sự phát hiện của tình báo Cộng Sản. Ngay khi di chuyển trên đường phố, cũng phải canh chừng bọn chúng theo dõi. Sinh sống hàng ngày, nhất là ở khu tập thể như Đại Học Xá, cũng phài tính toán như thế nào để Sinh Viên Cứu Quốc, không nghi ngờ, dù chúng thường xuyên rình mò.

Nhân dịp này, tôi thấy cần nhấn mạnh đến phương thức liên lạc để hiểu biết các khó khăn, gian khổ của các nhà cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Mọi liên lạc để báo cáo lên hay nhận chỉ thị từ cấp trên xuống đều được bố trí nghiêm ngặt để sống còn. Và chỉ có một đường dây duy nhất với một người được chỉ định để tránh tiết lộ và đề phòng cả trường hợp phản bội.

Trường hợp của tác giả, thì chỉ nhận lệnh của Đảng Trưởng Trương Tử Anh qua phái viên duy nhất phụ trách liên lạc, Nguyễn Tất Ứng (về sau là Bộ Trưởng Xây Dựng Nông Thôn của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, bị tử nạn máy bay sau ít tuần lễ nhậm chức). Chỉ thị là lên đường về Huế làm phụ tá Xứ Ủy cho Bác Sĩ Bửu Hiệp. BS Hiệp đã được cử vào Trung phục vụ với cương vị Xứ Ủy trước đó. Cùng một phương thức liên lạc qui định trước, Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn cũng nhận được lệnh mật như vậy để trốn tránh VC vì “đang bị theo dõi để ám sát”. Một hôm đang khám bệnh tại bệnh viện Phủ Doãn nằm trên đường Quán Sứ, Hà Nội, BS Hoàn được lệnh của chính Đảng Trưởng Trương Tử Anh qua phái viên phụ trách liên lạc là phải rời bỏ công việc tức khắc và được người hướng dẫn đưa đến một ngôi nhà ở đường Quan Thánh, vì Việt Cộng đang theo dõi khắt khe. Nằm trên căn gác của ngôi nhà ấy vài ngày, BS Hoàn được bí mật đưa đến Hải Phòng và từ nơi đây, người đồng chí tên Minh đưa BS Hoàn xuống một chiếc thuyền đi Hồng Kông, và sau đó BS Hoàn được đưa đến Nam Ninh, Trung Hoa.

Cũng như trước đó không bao lâu, vào cuối năm 1945, Đảng Trưởng Trương Tử Anh bí mật cử 2 đồng chí đầu tiên là Nhân và Tín vào Nam Kỳ để lập cơ sở và phát triển Đảng. Nhân là bí danh của GS Phạm Đăng Cảnh, có một thời gian làm Giám Đốc Nha Tư Thục Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. GS Cảnh hiện ở Rennes, Pháp. Tín là bí danh của GS Nguyễn Tấn Thành, thuộc trường Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. GS Thành đã qua đời tại Niles, Pháp, hơn 10 năm trước đây. Một người thứ 3 được cử vào Nam là Lễ. Lễ hay Mười Lễ là bí danh của Nguyễn Văn Hướng, về sau, năm 1967, làm Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống cho TT Thiệu, trong những ngày đầu của chế độ nền đệ II Cộng Hòa. Có một người khác được đưa vào sau là Nghĩa, được nói là bí danh của Nguyễn Văn Kiểu, anh ruột của TT Thiệu, làm Đại Sứ tại Đài Loan cho đến khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam.

LÀM XỨ ỦY TRUNG KỲ.

Ngày 19 tháng 11 năm 1950, Việt Minh ám sát BS Bửu Hiệp. Đóng vai là một bệnh nhân, cán bộ ám sát Việt Minh xin vào khám bệnh mà phòng mạch đặt tại nhà ở Huế. Tên sát nhân bắn nạn nhân vào đầu trong lúc đang ăn cơm, và BS Hiệp gục chết tại chỗ. Tên sát nhân về sau đã đền mạng. Tác giả được lệnh thay thế BS Hiệp, để phát triển Xứ Ủy Trung Kỳ từ đó.

Cho đến 1950, Đại Việt đã phát triển rất mạnh ở Huế. Nhiều người theo Việt Minh đã nhận ra được âm mưu của họ Hồ. Nhiều thanh niên, trí thức biết rõ Việt Minh, nên đã bỏ hàng ngũ Việt Minh và gia nhập Đại Việt. Đó là nguyên do VC ám sát BS Bửu Hiệp. Đây là biện pháp khủng bố “làm nhụt nhuệ khí của Đảng Đại Việt.”

Xứ Ủy Trung Kỳ “nhắm vào giới trẻ là thành phần tràn đầy năng lực để lôi cuốn giới sinh viên, đồng thời tìm cách đưa người vào các cơ quan chính phủ, nhất là chú trọng vào vấn đề an ninh tình báo để đối đầu với Cộng Sản nằm vùng”. Chính vì thế mà chương trình bình định tại tỉnh Quảng Trị do cán bộ Đại Việt hỗ trợ dưới thời hai Tỉnh Trưởng Trần Điền (bị VC bắt và giết vào dịp Tết Mậu Thân ở Huế) và GS Nguyễn Văn Mân (hiện ở Texas, Hoa Kỳ) là hai tỉnh trưởng được ca ngợi rất thành công. Quảng Trị là tỉnh địa đầu của miền Nam, và dĩ nhiên là mục tiêu ưu tiên của Cộng Sản Bắc Việt nhắm vào, đặt hạ tầng cơ sở, để từ đó dùng Quảng Trị làm đầu cầu thôn tính miền Nam.

Đảng ủy Huế -Thừa Thiên được phát triển mạnh để làm bàn đạp cho Đại Việt phát triển ở miền Trung.

III. VỤ BIẾN ĐỘNG VÀ CHIẾN KHU BA LÒNG

NGUYÊN NHÂN: tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ gia đình họ Ngô.

Hiệp định Genève được ký vào 21 tháng 7 năm 1954. Việt Nam bị chia làm hai. Hiệp định qui định Việt Minh Cộng Sản (Cộng Sản) phải rút về bên kia vĩ tuyến 17, và ranh giới phân chia hai miền là cầu Hiền Lương, nằm trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Để thi hành hiệp định, CS phải rút quân đội ra khỏi căn cứ của chúng, tập trung lại để di chuyển ra Bắc (tập kết ra Bắc). Cũng nên để ý đến một sự kiện là tại một số nơi như ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam v.v… quân Việt Cộng đã chống trả quân đội quốc gia đến tiếp thu. “Máu đã đổ để thu hồi đất đai cho tổ quốc “.

Thời gian này, Trần Điền là tỉnh trưởng Quảng Trị. Cán bộ Đại Việt ở địa phương “xung phong” hợp tác với tỉnh trưởng để tiếp thu các căn cứ địa ấy. “Chủ trương này được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (lúc đó mới lên cầm quyền) chấp thuận, khi ông đi kinh lý miền Trung hồi đầu năm 1955″, tuy nhiên lại bị ngấm ngầm chống đối bởi một số người tại địa phương”. Hồi Ký nhấn mạnh rằng họ là “chân tay của Cố Vấn Chỉ Đạo miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn”… Mâu thuẫn này là nguyên nhân chính đưa dẫn tới sự đụng độ về mặt quân sự giữa hai bên, về sau này được gọi là Biến Động Ba Lòng”. Vì tại địa phương, “cấp trên của tỉnh trưởng Trần Điền là Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần có những tính toán khác và bất thần quyết định hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng, dù đã bắt đầu thực hiện.

Ba Lòng là một chiến khu quan trọng của Việt Minh Cộng Sản thuộc tỉnh Quảng Trị, nằm sát biên giới Lào. Kế hoạch tiếp thu ấy đã được chấp thuận, và đã được các sĩ quan gốc Đại Việt thi hành một phần. Hai đại đội Cảnh Bị do sĩ quan gốc Đại Việt chỉ huy đã vào chiếm giữ chiến khu. Còn hai đại đội khác chờ ngày xuất quân là lên đường. Đúng sáng ngày xuất quân, trong một buổi lễ trọng thể trước tòa Hành Chánh Tỉnh đang cử hành, Tòa Đại Biểu Trung Phần gủi cho tỉnh trưởng Quảng Trị một công điện hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng.

Vì quyết định quá đột ngột này làm cho những sĩ quan gốc Đại Việt phụ trách đi tiếp thu Ba Lòng “ngỡ ngàng và đẩy họ vào hoàn cảnh không biết phải hành động thế nào cho phải. Rồi họ phản ứng theo cảm tính và chống trả…”

Hồi ký có nói rằng “Đại Việt khi chống trả lại nhà cầm quyền địa phương và tuyên bố ly khai quả thật là sai trái”. Hà thúc Ký viết: “Một số chi tiết không được giải thích, tại sao chính quyền địa phương lại đi ngược lại hẳn với chính quyền trung ương?. Họ không được giải thích?. Rồi đến khi (quân đội) tấn công, họ không được một cơ hội biện bạch !”

Kế hoạch tiếp thu các căn cứ của VC gồm cả chiến khu Ba Lòng như thế nào?

“Tỉnh Trưởng đề nghị lên Trung Ương qua Tòa Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần kế hoạch phối trí lực lượng và đã được chấp thuận như sau: Tỉnh có 10 đại đội Cảnh Bị (sau này gọi là Bảo An, rồi sau cùng là Địa Phương Quân) được sử dụng để tiếp thu căn cứ của VC. Mỗi đại đội gồm 150 người. Riêng tại căn cứ Cùa và Ba Lòng, lực lượng tiếp thu là 4 đại đội. Sau khi tiếp thu, Ba Lòng sẽ trở thành một quận hành chánh kiểu mẫu. Đại Úy Nguyễn Ngọc Cứ được tỉnh trưởng cử làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng. Sau Tết Nguyên Đán (1955), trong khi chờ đợi sự vụ lệnh chính thức làm Quận Trưởng, Đại Úy Cứ được lệnh Tỉnh Trưởng đem hai đại đội lên Ba Lòng trước để chuẩn bị tiếp thu và gây dựng cơ sở. Đại Úy Cứ chia lực lượng ra làm hai cánh: một đại đội đi đường thủy, ngược sông Thạch Hãn và một đại đội đi đường bộ lên Cam Lộ, vào Ba Lòng qua ngả Kho Muối.

Hai đại đội còn lại tiếp tục ở Thị Xã, chờ làm lễ xuất quân chính thức, rồi lên đường.

Sau đó ít hôm, Tỉnh Trưởng Trần Điền ký sự vụ lệnh bổ nhiệm Đại Úy Cứ làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Cảnh Bị Ba Lòng, đồng thời ấn định ngày 19 tháng 2, năm 1955 làm lễ xuất quân. Buổi lễ được tổ chức trọng thể trước tòa Hành chánh Tỉnh, dưới sự chủ tọa của Tỉnh Trưởng Trần Điền để tiễn đưa tân Quận Trưởng và 2 đại đội Cảnh Bị còn lại lên đường.

Vào 8 giờ sáng ngày 19 tháng 2 năm 1955, trong lúc đang làm lễ xuất quân trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, đột ngột nhận được công điện từ Huế đánh ra, ra lệnh đình chỉ chiếm đóng Ba Lòng. Tỉnh Trưởng Trần Điền quyết định rằng đoàn quân cứ tiến hành theo chương trình đã định. Ông sẽ thương nghị với thượng cấp”.

Tỉnh Trưởng Trần Điền và Thiếu Tá Hoàng Văn Hiền, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Bị (Bảo An) Tỉnh về trình diện Tòa Đại Biểu Chính Phủ ở Huế. Quyết định của Trần Điền bị Đại Biểu Chính Phủ coi là “bất tuân thượng lệnh’. Sau đó, Tỉnh Trưởng được ra về, còn Thiếu Tá Hiền bị đưa sang Nha Bình Trị giam lỏng. Trần Điền phản đối và đòi ở tù tại Huế cùng với Thiếu Tá Hiền.

LỆNH GIẢI GIỚI TRỰC TIẾP BAN RA CỦA CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH CẨN

Ông Ngô Đình Cẩn cho mời GS Nguyễn Văn Mân của Đại Việt đến, ra một tối hậu thư là các đơn vị ở Ba Lòng phải trở về thị xã và nộp tất cả võ khí. Ông Cẩn còn nặng lời rằng không tuân lệnh, thì sẽ bị dẹp, tới lúc đó tất cả sẽ vào ngồi tù. GS Mân khẳng khái trả lời: “Chúng tôi hân hạnh ở tù dưới chế độ cụ Ngô.”

Năm ngày sau, Bộ Tư Lệnh Quân Khu II ra lệnh cho một tiểu đoàn Bộ Binh, một đại đội Thiết Giáp đưa Thiếu Tá Hiền về Quảng Trị, đến thẳng văn phòng Tỉnh Đoàn Bảo An, buộc ký lệnh thu hồi tất cả võ khí của các đại đội ở các quận và thị xã đem về nộp vào kho của tỉnh đoàn, buộc Thiếu Tá Hiền ra lệnh cho tiểu đoàn ở Ba Lòng trở về thị xã. Sau đó Thiếu Tá Hiền được trả tự do và tước hết quyền hành. Ngay chiều hôm đó, Thiếu Tá Hiền đi thẳng lên Ba Lòng. Ngoài ra, vì thấy chính quyền quyết định như vậy, Thiếu Tá Phạm Văn Bôn, Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân 610 đang đóng quân ở Quảng Nam và  Đại Úy dù Phạm Văn Đồng với một trung đội Dù nghe tin như vậy, tuyên bố ly khai và kéo quân về Ba Lòng.

“Chính quyền đã dồn họ vào thế phải chống đối dù biết rằng đằng nào cũng gặp nguy hiểm”. Anh em sĩ quan gốc Đại Việt quyết định “đã bị dồn vào chân tường, thì chỉ còn cách là ‘họ đánh thì mình đỡ’. Đằng nào cũng vào tù, nhưng ngẩng mặt mà vào tù, không chịu áp bức, không chấp nhận sự bất công.”

QUÂN ĐỘI TẤN CÔNG BA LÒNG

Đệ Nhị Quân Khu điều động 3 tiểu đoàn thiện chiến nhất để lập thành Đòan Quân Thứ Lưu Động lên Ba Lòng. Sau đợt tấn công đầu tiên không vào được mục tiêu, vì Chỉ Huy Trưởng chiến dịch là Trung Tá Phan Văn Cách không có ý định ‘tàn sát lẫn nhau’. Bộ Tư Lệnh đệ II Quân Khu đưa Trung Tá Lê Văn Nghiêm lên thay thế. Quân đội dùng công binh mở đường để đem đại bác vào tận Đá Nổi để tác xạ vào Ba Lòng. Cầm cự đến ngày 9 tháng 3, năm 1955, quân trú phòng bị bất ngờ khi quân chính phủ tiến vào phía sau, chiếm kho đạn và lương thực. Ba Lòng thất thủ. Lực lượng Đại Việt rút về Ba Hi, bên kia biên giới Lào.

Ngày 10 tháng 3, Ban chỉ huy quyết định giải tán lực lượng. Th. Tá Hiền và Đại Úy Cứ dẫn một số anh em về Quảng Trị. Họ bị giam ỏ nhà lao Thừa Thiên cho đến 1977, Tòa quân sự Huế mới đưa ra xét xử. Còn chừng 100 người ở lại và lén về ẩn náu tại làng Ven. Tại đây, một số chết dần vì bệnh tật, hoặc sa vào tay Việt cộng. Ít người khác lẻn về Huế, rồi cuối cùng cũng bị bắt.
Chung cuộc,Tỉnh trưởng Trần Điền bị cách chức và loại ra khỏi ngạch công chức. Những sĩ quan chỉ huy Ba Lòng, người thì bị án tù, khổ sai và một số vắng mặt bị khổ sai chung thân.

Nhận xét về biến cố Ba Lòng:

Dựa trên các sự kiện được trình bày trong cuốn Sống Còn Với Dân Tộc, người đọc thấy rõ được sự mẩu thuẫn giữa chính quyền Trung Ương với  chính quyền địa phương. Sự việc này bắt nguồn từ ở mối nguy cơ mất chức của  viên Đại biểu Chính Phủ tại Trung Phần Việt nam: Nguyễn đôn Duyến.

Trong cuộc viếng thăm Quảng Trị vào đầu năm 1955, Thủ tướng Diệm ngợi khen Tỉnh Trưởng Trần Điền về thành quả đã đạt được, ban cấp Bảo Quốc Huân Chương, chấp thuận kế họach tiếp thu các căn cứ VC, và lại công khai nói rõ ý định của Thủ Tướng Diệm là sẽ đưa Trần Điền làm Đại Biểu Trung Phần.

Kẻ sắp bị mất chức trong trường hợp như vậy như Nguyễn đôn Duyến phải tìm cách diệt kẻ “thù” của mình. Có như thế, thì mới giữ được ghế của mình. Dưới triều Ngô, ai cũng biết có nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ gia đình của TT Diệm :Giám Mục Ngô đình Thục, Ngô đình Nhu, Ngô đình Cẩn. Những nhân vật này được coi là trung tâm quyền lực thực tại ( de-facto), nghĩa là không có chức vụ chính thức trong chính quyền, ngay cả đến luật pháp căn bản để thiết lập ra quyền lực ấy cũng không có. Và mọi người đều hiểu rằng họ là Cố Vấn của  Ông Diệm. TT Diệm là người nắm quyền chính thống , được Hiến Pháp ban cấp quyền hành. Chính ông nhiều khi lại không hành sừ quyền của mình liên quan đến những vấn đề của quốc gia. Quyền hành của TT Diệm  bị chi phối bởi những người thân trong gia đình của ông. Chi phối ở đây không có nghĩa là anh em ông Diệm gây ảnh hưởng đối với trung tâm quyền lực chính thống là ông Diệm, mà là hạn chế quyền hành của ông, có khi thay thế hay vướt quá cả quyền hành của ông. Vì nhu nhược trước các hành động của các trung tâm quyền lực khác  của gia đình, mà nhất là gia đình có truyền thống phong kiến, Ông  Diệm không dám hay không thể nắm hay hành sử quyền hành mà Hiến Pháp, hay là gọi là do  quốc dân giao phó.

Trường hợp vụ Biến Động  Ba Lòng là một thí dụ. Kẻ sắp mất chức là Nguyễn đôn Duyến. Làm Đại biểu chính phủ ở Trung Phần Việt nam, Ông Duyến đã phải được che chở của trung tâm quyền lực ở địa phương là ông Ngô đình Cẩn. Nếu không có sự chấp thuận của ông Cẩn, ông Duyến hay bất cứ ai không thể có địa vị nào ở Miền Trung. Trong thời gian nhà Ngô cai trị, người ta đã chứng kiến nhiều trường hợp sự lạm quyền đã xảy ra và ông Diệm đều lặng thinh. Thí dụ Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung  dưới quyền điều khiển của  Dương văn Hiếu hoạt động tài Sài gòn. Đoàn này do Ông Cẩn từ Huế lập ra, chỉ đạo và không  thống thuộc hệ thống An ninh của Trung Ương. Quyền hành của nhóm này còn mạnh hơn hay cao hơn cả hệ thống an ninh chính thức cuả quốc gia.Như vậy phạm vi “ảnh hưởng” của ông Cẩn không chỉ giới hạn ở Miền Trung. Hậu quả là có nhiều tướng lãnh, bộ trưởng v.v. từ Sài gòn bay ra Huế để chúc tết hay dự ngày sinh nhật của ông Cố Vấn Miền Trung để mưu cầu một ân huệ.

Nhờ  quyền hành  rất lớn như thế của ông Cố vấn và là người đỡ đầu, ông Duyến đi tới  quyết định chấm dứt kế hoạch tiếp thu Ba Lòng đã được ông Diệm chấp thuân từ trước và đã bắt đầu thi hành một phần rồi. Lại ra lệnh chấm dứt vào đúng phút chót  là lúc tổ chức “lễ xuất quân” để đánh vào mặt và hạ uy tín Trần Điền. Lệnh của ông Duyến dù có trái với quyết định  trước đó của chính ông Diệm, nhưng lệnh ấy vẫn được ông Diệm  hợp thức hóa bằng cách  trừng phạt, và bắt bớ, truy tố “các kẻ thù” của ông Duyến về tội “phá rối trị an”, và “vi phạm an ninh quôc gia”.  Tỉnh trưởng Trần Điền là mục tiêu của ông Duyến. Ông Trần Điền và các sĩ quan Đại Việt trong công tác tiếp thu chiến khu Ba Lòng, dù sẵn sàng chấp nhận phải đổ máu, là nạn nhân của tranh chấp quyền hành trong gia đình Nhà Ngô. Lệnh hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng của ông Duyến được ông cố vấn Cẩn chính thực “bao yểm” khi ông Cẩn mời GS Nguyễn văn Mân tới “nhà”, để “chỉ thị”  rằng sĩ quan Đại Việt phải giải giới về trình diện tại Quảng trị, nếu không  sẽ bị bỏ tù.

Tôi có gọi điện thoại nói chuyện với cựu Thượng Nghị Sĩ  Mân , hiện tại ở Texas về vấn đề này. TNS Mân xác nhận rằng có trả lời ngay ông Cẩn rằng ” Đại Việt chúng tôi rất vui mừng ở tù dưới triều đại cụ Ngô”.  Hành động của chính quyền địa phương đã dồn sĩ quan Đại Việt vào vị trí phải chống trả lại , nghĩa là họ quyết định “ngẩng  đầu lên mà đi”. Cũng vì  hành vi “ngẩng đầu mà đi” này đối với người em của ông Diệm, là Cố Vấn Cẩn, mà GS Mân bị tòa án quân sự phạt tù 6 năm, dù GS Mân không có một hoạt động nào dính líu đến vụ Ba Lòng. Lý do được viện dẫn trong bản án là : phá rối trị an và vi phạm an ninh quốc gia.

IV. NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP ĐẠI VIỆT

Hồi ký nói: “Từ 1956, Đại Việt bị chính quyền dồn vào tình thế bất lợi. Các hoạt động của Đảng không những bị ngưng trệ và càng ngày càng lâm vào bế tắc”.

Đẩ làm sáng tỏ vấn đề này,  hồi 1992 , BS Nguyễn tôn Hoàn kể với tôi rằng ” sau khi ông Diệm ở Mỹ về, thì thái độ của ông ấy  thay đổi hẳn. Trước khi xuất ngoại, vì tôi là người đứng đầu phong trào  Đại Đoàn Kết và Hòa Bình để vận động yểm trợ ông ấy. Ông ấy còn dặn ông Nhu rằng cần phải vận động khối Hòa Hảo và Cao Đài và phải nhờ BS Hoàn giúp liên lạc và giới thiệu. Ông Diệm còn nói rằng hai giáo phái đó không chấp nhận hợp tác với ông Nhu. BS Hoàn phải đích thân đưa ông Nhu đến gập các nhà lãnh đạo của hai khối này để giải quyết vấn đề hợp tác để ủng hộ ông Diệm. Nay thấy ông Diệm tỏ vẻ thờ ơ và có thêm được tin tức về âm mưu đàn áp đối lập đã lộ rõ. Ngay trong giai đoạn đầu cũng đã có tin  việc thủ tiêu Nguyễn bảo Toàn, Vũ tam Anh (1)…. Tôi thấy có một mối nguy hiểm cho tôi. Tôi đến gập ông Diệm và nói rằng tôi cần đi ngoại quốc. Ông Diệm hỏi tai sao tôi muốn đi như vậy. Tôi trả lời thẳng với ông Diệm rằng: ” Nêu tôi ở lại, có ngày anh sẽ giết tôi.” Kế đó, ông Diệm gọi ông Nhu vào văn phòng, bảo ông Nhu: ” làm thủ tục để BS Hòan xuất ngoại.”

Rồi, ngày 3 tháng 4 năm 1957, Tòa án quân sự Sài gòn xử  tù một số đảng viên Đại Việt thuộc Xứ Bộ Miền Nam trong số này có ông Phan thông Thảo; và ngày 7 tháng 10,1958 , tòa quân sự Nha Trang cũng xử một số Đảng viên Đại Việt. Thí dụ Bà Trương thị Thỉnh, em ruột của Đảng trưởng là một nạn nhân, bị 3 năm tù. Tất cả bị qui tội “phá rối trị an” và bị án tù, dù họ không có liên hệ gì đến vụ Ba Lòng. Ngoài ra, Trương tử An, một em ruột khác của Đảng trưởng Đại Việt bị thủ tiêu vào giai đoạn này. (2).

V. ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG VIỆC XÂY DỰNG DÂN CHỦ, TỰ DO Ở THƯỢNG TẦNG

A). CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG QUỐC GIA TRONG CÔNG CUỘC GIÀNH CHỦ QUYỀN DÂN TỘC KHỎI TAY NGƯỜI PHÁP, VÀ  THAM DỰ VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHÁT HUY CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA

1. PHONG TRÀO ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ HÒA BÌNH, 1953.
Tình hình đất nước vào năm 1953 rất bấp bênh, lòng dân phân tán. Các phe phái dằng co, những người chủ trương Nam Kỳ tự trị sau khi thất bại âm mưu của họ tỏ ra bất mãn và chống đối tích cực. Thục dân Pháp đã được người Anh thỏa hiệp cho vào Sàigon, và Tàu nhượng cho Pháp vào Miền Bắc và nay ở trong vị thế lăm le  đặt ách thống trị trở lại, dù Pháp đã ký hiệp ước trao trả độc lập cho Việt nam.

Về phía Việt minh, thì Hồ chí Minh đã  được Mao viện trợ quân trang, quân dụng để phát động đấu trang võ trang qui mô. Mao cử  Trần Canh sang làm cố vấn về mặt quân sự, viện trợ quân trang quân dụng cho Hồ để đánh Pháp. Dưới sự chỉ đảo của Trần Canh, quân Việt Minh thắng trận đầu tiên tại Cao bằng, Lạng sơn (1950),  rồi những năm kế đó,  dồn quân Pháp lui vào vùng Trung Châu, Bắc Phần, gây rối tại nhiều khu vực do Pháp kiểm soát. Dưới sụ lãnh đạo chính trị của Lã quí Ba, Hồ cải tổ chính quyền, chuẩn chị công cuộc Cải Cách Ruộng Đất, thiết lập hệ thống thuế để củng cố thế lực. Tại Miền Bắc Trung Phần,  Việt minh cộng sản kiểm soát được nhiều nơi và các vùng phía Nam Trung Phần trở thành các khu vực tranh chấp giữa Pháp và Việt minh.

Trước tình thế đó, các lãnh tụ Đại Việt quốc dân Đảng của ba miền: BS Nguyễn đình Luyện thuộc Xứ ủy Bắc Kỳ, BS Nguyễn tôn Hòan, Xứ ủy Nam Kỳ, và Kỹ sư Hà thúc Ký, Xứ ủy Trung Kỳ họp và quyết định ra thành lập Phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình. Mùa thu năm 1953, phong trào ra đời. Mục đích là kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại “cải tổ định chế (cơ cấu chính quyền), thay đổi nhân sự để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tình thế và áp lực với Pháp trao trả độc lập thực sư cho Việt nam.”

Phong trào được thành lập và tại 3 Miền Nam Trung Bắc, mỗi miền có một Ban Đại Diện. Tại Trung  Phần, Ngô đình Nhu làm chủ tịch và tác giả làm Phó. Sự việc này chứng tỏ một điều là Đại việt nói chung và tác giả nói riêng , vì ý thức quyền lợi và tương lai của  dân tộc, đã vận động thành lập Phong trào với mục đích đòi lại chủ quyền thực sự cho dân tộc khỏi tay của thực dân Pháp. Chúng có âm mưu đặt ách thống trị trở lại, sau khi chúng đã bị Nhật bản đảo chánh chừng một thập niên trước đó. Hơn thế nữa, tập hợp này sẽ  tạo một sức mạnh của toàn dân chống lại sự bành trướng của Công sản Việt nam có sự tiếp sức và chỉ đạo của Cộng sản quốc tế, nhất là của Tàu cộng. Ngô đình Nhu với tư cách là Chủ Tịch Phong Trào tại Trung Phần lại lập thêm một bộ phận tham mưu riêng gồm một số tay chân thân tín tại Sài gòn (Nam Phần), ở nơi đây là phạm vi hoạt động đã được giao cho BS Nguyễn tôn Hoàn chịu trách nhiệm.  Bộ phận này của Ngô đình Nhu chống lại một số người Ban chỉ đạo Phong trào của Miền Trung và như đã nói, chính Ngô đình Nhu làm Chủ tịch. Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ này, Đại Việt cử ông Đoàn Thái ( hiện cư ngụ tại Fort Smith, AR)  làm trung gian, tiếp tay hòa giải.

Ngày 6 tháng 1, 54  Phong trào ra mắt tại Sài gòn với 100 đại biểu của các tố chưc thành viên. Tại buổi họp này, Phong trào biểu quyết một lá thư gửi Quốc trưởng Bảo Đại thỉnh nguyện cải tổ định chế, triệu tập Quốc Hội và ban hành Hiến pháp. Phong trào ‘hậu thuẫn cho Ngô đình Nhu và nhóm công giáo ủng hộ Ngô đình Diệm, vả gây được tiến vang khắp ba Kỳ’.

Về mục tiêu giành lại chủ quyền, thì “ngày 4 tháng 6 năm 1954, Thủ tướng Pháp Lauriel và Thủ tướng Việt nam Bửu Lộc ký thỏa ước thi hành Hiệp Định Elysée để kiện toàn độc lập cho Việt nam.”

Phong trào Đoàn Kết và Hòa Bình lúc đầu gồm nhiều nhận vật, gồm cả những người thân Pháp. Về sau, Phong trào chỉ còn gồm có Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Hội, Phục Quốc Quân,các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức Công Giáo.

2. MẶT TRẬN DÂN CHỦ XÃ HỘI QUỐC GIA,1969.

Vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân (1968), phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao, gây một áp lực mạnh đối với chính quyền Hoa Kỳ. Mục tiêu  của chúng là đòi hỏi cắt đứt mọi hỗ trợ tài chánh cho Việt nam Công Hòa, và rút quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam, để Miền Nam tự chống đỡ lấy, tự  mình chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản quốc tế mà Cộng sản Việt nam  là một thừa sai.

Để làm nhẹ bớt áp lực đó, Đại sứ  Bunker, đại diện chính quyền Hoa Kỳ kêu gọi các đảng phái quốc gia tập hợp xung quanh chính quyền của TT Thiệu thành một tập thể rộng lớn, hỗ trợ cho mục tiêu chống lại Cộng sản mưu toan đánh chiếm Miền Nam.

Tôi và chủ tịch Hà thúc Ký đi họp một số buổi  họp với các chính đảng có biểu lộ ý định ngồi lại với nhau trong Mặt Trận.

Tromg buổi cuối cùng, mở rộng gọi là khoáng đại hội nghị của các chính đảng gồm khoảng 100 đại biểu  của các chính đảng ấy do Nguyễn văn Hướng triệu tập, các đại biểu bầu 3 đại diện lên làm chủ tọa đoàn để điều khiển Hội Nghị. Ba đại diện đó là Trịnh quốc Khánh, Ngô Khắc Tỉnh và tôi. Tôi đề nghị một cuộc hội ý riêng, tại chỗ giữa 3 người chúng tôi  để xác định qui tắc và phương pháp sinh hoạt  cho hữu hiệu, cũng như đề cử  một người làm đại diện của chủ tọa đoàn đứng ra điền khiển  hội nghị. Chủ tịch Khánh và Dược sĩ Tỉnh đồng thanh cử tôi  lãnh trách nhiệm này, vì lý do ” trẻ hơn và năng động…”

Chúng tôi đã hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp và Mặt Trận đã ra đời.

Chủ đích của Đại Việt Cách Mạng tham gia Mặt Trận, không phải chỉ để tiếp tay cho chính quyển Hoa Kỳ phản ứng lại phong trào phàn chiến tại Mỹ. Đại Việt Cách Mạng còn muốn đóng góp thực sự  vào công tác bảo vệ “hạ tầng ” chống lại sự khuynh loát của Cộng sản. Đó là loại các phần tử VC nằm vùng tại nông thôn ra khỏi thôn ấp, củng cố và lành mạnh chính quyền nông thôn để từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Vào thời điểm này, tài liệu nghiên cứu của tôi cho biết rằng với trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, hạ tầng cơ sở của Việt Cộng đã bị vỡ nát. Con số chi bộ VC được ước tính chỉ còn độ 400 trên toàn quốc. Tuy nhiên các chi bộ này không toàn vẹn. Có chi bộ chỉ còn bí thư. Chi bộ khác còn một vài ủy viên… Chúng phải lẩn trốn, y như thời kỳ sau hiệp định Genève.

Tôi là người viết kế hoạch để Chủ Tịch Ký đưa ra cho Hội Đồng Chỉ Đạo của Mặt Trận có trụ sở ở đường Bà Lê Chân, Sàigon, thuyết phục các thành viên đóng góp sức mình vào công tac trọng đại này.

Không một chính đảng trong Mặt Trận có thực lực dải rộng trên toàn lãnh thổ. Vì thế kế hoạch trù liệu sự phối trí nhân sự và hoạt động linh động. Ở nơi nào một đảng nào mạnh nghĩa là nhiều đảng viên đảm nhiệm công việc nặng nhọc hơn, với sự hỗ trợ của cá đảng khác. Ở những nơi không có hiện diện của một đảng nào, chính quyền địa phương phải lo bố trí nhân sự thay thế. Điểm quan trọng là các cơ sở của Mặt Trận ở địa phương có nghĩa vụ cung cấp tin tức về ‘hạ thầng cơ sở ‘của VC để  chính quyền quyết định. Như vậy, Mặt Trận không dẫm chân lên chính quyền, hay cản trở hoạt động của chính quyền..

Trong cái gọi là chiến tranh nhân dân của Mao trạch Đông mà Hồ được huấn luyện để thực hiện, thì đơn vị đảng CS  ở hạ tầng đóng vai trò quan trọng. Ngoài công tác kiểm soát dân chúng bằng bạo lực ( khủng bố), hạ tầng cơ sở của VC là các chi bộ đảng thu thuế bằng nhất là hiện vật ( như lúa gạo) và  huy động ( bắt buộc) nông dân vận chuyển lúa gạo để tồn trữ ở một nơi nào đó khi quân đội hành quân đi qua có lương thực để ăn. Hạ tầng cơ sở VC còn làm nhiệm vụ tình báo, nghĩa là tìm kiếm và cung cấp tin tức cần thiết để cho quân đội hành quân… Muốn lảm được hai công tác này (dĩ nhiên còn nhiều công tác khác), đơn vị Đảng  ấy ở nông thôn luôn sử dụng mọi biện pháp có thể có để đạt mục tiêu của chúng. Hạ tầng VC là người trong thôn xóm. Chúng biết từng người trong thôn ấp. Chúng dùng mọi thủ thuật để vận động mỗi cá nhận, từng cá nhân vào họat động mà chúng muốn, quan trọng hơn hết bằng là bạo lực, kể cả khủng bố: ám sát, giết chóc v.v.. nếu cần.  Mọi cá nhân đều sợ, nên phải ‘thi hành.’ Nhiều cá nhân bị áp lực nhận công tác nhỏ  như vậy, góp vào thành công việc lớn. Tuy nhiên, ở nơi nào VC không xâm nhập được, vì không có ‘hạ tầng cơ sở nằm vùng”, VC không làm gì được. Đó là vùng Hòa Hảo. Đó là vùng người công giáo sống  tập trung. Nhiều khu vực Quảng trị, Thừa thiên, Quảng nam, Quảng ngãi, Qui nhơn,  Phú yên,  ở những nơi Đại Việt và VNQDD mạnh,  lả những thí dụ khác. Điều quan trọng trong Kế hoạch này là các đảng phái tại nông thôn là một tập thể bảo trợ cho các cá nhân, nên VC không thể hay khó có thể vận dụng được. Hơn nữa, mỗi cá nhân biết được có đoàn thể của mình hậu thuẫn, hướng dẫn, nên có can đảm đứng ra ‘tố cáo’ các phần tử khả nghi hay nằm vùng (các vùng Hòa Hảo và Công giáo cũng vậy) qua tập thể của mình. Còn mỗi cá nhân riêng rẽ  ở nông thôn bị  VC tiếp xúc, thường giữ kin đáo, lặng yên vì sợ, nhất là ám sát hay bắt cóc là biện pháp VC thường sử dụng  Trong tình thế này, họ thường bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của VC. Đó là điểm mấu chốt cho sư thành công trong công tác vận động của CS.

Kế hoạch này chẳng bao giờ được mang ra thi hành. Khi viết kế hoạch, tôi không có ảo tưởng rằng Chủ tịch Đoàn, dĩ nhiên  TT Thiệu lả Chủ tịch của chủ tịch đoàn, có thể hiểu được tầm quan trọng của vấn đề để giải quyết cuộc chiến do CSVN xâm lược. Hơn nữa, những kẻ được đưa vào ngồi trong chính quyền, trung ương cũng như địa phương , dù bằng phương cách nào đi chăng nữa cũng chỉ muốn độc quyền hành động, không muốn chia sẻ quyền hành với bất cứ ai, kể cả e ngại những dòm ngó của kẻ khác…, dù kế hoạch này qui định các ủy ban Mặt Trận  địa phương là một bộ phận tư nhân, đóng góp cho chính quyền bằng cách thu lượm, đánh giá tin tức về VC nằm vùng, giúp cho chính quyền thực hiện công tác bình định trong phạm vi trách nhiệm của họ.

Tác giả  cuốn Sống Còn Với Dân Tộc khi nói về Mặt Trận bị giải thể, nhấn mạnh rằng các thành viên trong Chủ Tịch Đoàn ra đi “không kèn , không trống” . Trái lại, lễ  khai mạc được tổ chức tại rạp Rex ở Sàigòn, long trọng, ‘rầm rộ’.

Tại sao như vậy, tôi nghĩ rằng TT Nguyễn văn Thiệu , chủ tịch Mặt Trận cảm thấy đã đạt mục tiêu về phía Mỹ đòi hỏi rồi, và không cần có lực lượng  nào hẫu thuẫn nữa. Đó là chưa kể đến sự kiện là suốt trong thời gian gọi là hoạt động của Mặt Trận, chẳng có gì xảy ra, ngoài một số buổi họp chiếu lệ, tẻ nhạt, của các chủ tịch trong Chủ tịch đoàn chỉ có tính cách tượng trưng để quảng cáo hay tô vẽ vẻ đẹp cho chế độ. Ông Thiệu cũng chẳng đến họp. Người ta có cảm tưởng rằng các chính đảng tham dự bị TT Thiệu cầm chân. Sau đó, hầu hết các chính đảng có chân tromg Mặt Trận đứng vào vị trí chống đối với TT Thiệu.

Các sự kiện này đưa đến một giải thích thứ hai là âm mưu của TT Thiệu là tiến tới độc tài. Ông Thiệu  cho lập đảng Dân Chủ  với phương tiện của chính quyền để nắm trọn quyền hành trong tay, dù trước đó đã  phải ứng cử độc diễn. Với Luật ủy Quyền được Quốc Hội thông qua để chuẩn bị  ứng cử nhiệm kỳ 3,  với qui chế chính đảng mới thay thế qui chế đã ban hành trước, TT Thiệu đã lộ rõ âm mưu này. Sắc Luật 060 vào ngày 27 tháng 12, 1972 ( trước ngày hết hạn ủy quyền), đòi hỏi các chính đảng phải tái tổ chức trên phạm vi toàn quốc hay là bị giái tán. Rồi đến các luật lệ tiếp theo ban hành vào tháng 5, 1973, giải tán 26 chính đáng hợp pháp. Các đảng đó đã hội đủ điều kiện và đã đăng ký ở Bộ Nội Vụ theo luật Qui Chế Chính Đảng và  đang hoạt động. Nay  chỉ để một mình Đảng Dân Chủ của TT Thiệu hoạt động mà thôi. (3)

Từ 1969, TT Thiệu quá say mê củng cố quyền hành, tập trung nỗ lực quốc gia vào mục tiêu này để tiến tới nắm trọn quyền hành trong tay. TT Thiệu đồng thời cố gắng làm sói mòn lực lương chính trị quốc gia, đến nỗi vào tháng tư 1975, không còn ai cộng tác vào  lúc phải  huy động mọi lực lượng chính trị, cải tổ nội các để đối đầu với Tổng Công Kích của VC nhằm chiếm đoạt Miền Nam.
Thực là thảm thương cho quân dân Miền Nam.

Mặt Trận gồm 6 đoàn thể: Việt nam Quốc Dân Đảng  (gồm phân bộ Vũ hồng Khanh ( Bắc) hợp tác với phân bộ  Nguyễn hòa Hiệp ( Nam, có sự tham dự của LS Trần văn Tuyên), Lực lượng Đại Đoàn Kết  (Nguyễn gia Hiến), Nhân Xã Đảng  (Trương Công Cừu), Lực Lương Tự Do Dân Chủ (Nguyễn văn Hướng), và Dân Chủ Xã Hội Đảng  (Trình Quốc Khánh của Hòa Hảo) và  Đại Việt Cách Mạng.

Về sức mạnh của Mặt Trận, GS John C. Donnell  trong  bài  thượng dẫn của cuốn sách trên, trang 156, có trích dẫn từ tài liệu  ” South Vietnam: Neither War nor Peace” của  Allan E. Goodman đăng trong  Asian Survey (Feb 1970), nói rằng tập hợp này tượng trưng cho 40% lực lượng quốc gia dựa trên kết quả bầu cử 1967.

Drapeau du Parti
Dai Viêt Révolutionnaire

 

B). ĐÓNG GÓP VÀO XÂY DỰNG NỀN TẢNG CHO CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ PHÁP TRỊ

1.  DẠI VIỆT CÁCH MẠNG VÀ HIẾN PHÁP VNCH 1967.

Hiến Pháp là văn kiện căn bản thiết lập cơ quan chính quyền của quốc gia trong một chế độ dân chủ pháp trị.

Trước sự xáo trộn gây ra do các tướng lãnh tranh giành quyền lực, và sự lủng củng của chính phủ dân sự Phan khắc Sửu- Phan huy Quát để tiến tới chính phủ quân nhân nắm quyền.  Ban lãnh đạo Đại Việt Cách Mạng đưa ra  kế hoạch 9 điểm để đối phó với tình hình: tuyên bố lập trường đối với quốc tế, đối với Cộng sản , kêu gọi áp dụng các biện pháp cần thiết để chống lại Cộng sản.  Kế hoạch ấy được công bố vào tháng 5 1965.   Điểm 3 của kế họach nói ” Để có chính nghĩa đấu tranh, chính phủ phải nỗ lực tạo dựng điều kiện tiến tới việc tổ chức bầu cử một Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo một Hiến Pháp dân chủ. Sau khi Hiến Pháp được ban hành, phải tổ chức bầu cử các cơ cấu quyền lực quốc gia, thành lập chính quyền dân cử”. Mục đích  điều 3 này là ngăn ngừa  cánh quân nhân có tham vọng nắm trọn quyền hành trong tay ngõ hầu tiến tới độc tài quân phiệt. Như thế là một thảm họa cho Miền Nam. Tránh được độ tài nọ, dân tộc lại phải gánh chịu một độc tài khác, để  rồi sẽ dẫn đến độc tài toàn trị của Cộng sản. Hai phương pháp được áp dụng: Một mặt phải vận động với tướng lãnh có ảnh hưởng trong chính quyền quân nhân, vì tất cả thành viên đều là quân nhân chuyên nghiệp, và mặt khác phải phát biểu quan điểm để làm áp lực. Do đó, có một số cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Miền Trung (10 tháng 5, 1965: Tam Ký, Quảng Tín; 17 tháng 5: Hương Trà, Thừa Thiên; 24 tháng 5: Triệu Phong), và tại Miền Nam, ngày 7 tháng 5: Phước Ninh ( quận ChâuThành) Tây Ninh, 31 tháng 5: thị xã Sóc Trang, Ba Xuyên  để đòi hỏi ban hành một đạo luật bầu cử quốc hội lập hiến. Chính quyền quân nhân nhượng bộ, tỏ thiện chí muốn cải tiến chế độ. Vì vậy, các cuộc biểu tình tiếp theo bị hủy bỏ.

Tham dự Bầu Cử Quốc Hội Lập Hiến :

Đại Việt Cách Mạng đã tham dự bầu cuộc cử Quốc Hội được tổ chức ngày 11 tháng 9, 1966 để làm ra một Hiến pháp làm căn bản cho sinh hoạt quốc gia. Trong tổng số 117 dân biểu được bầu, Đại Việt có được 9 dân biểu và 2 cảm tình viên.

Trong Quốc Hội này có 3 Khối, một dân biểu của Đại Việt Cách Mạng là GS Nguyễn văn Ngải được bầu làm Trưởng Khối của một trong 3 Khối. Đó là Khối Đại Chúng.  Ngay trong giai đoạn đầu, đó là một Khối có đa số áp đảo gồm hơn 60 ghế. Khối này có khuynh hướng độc lập.  Các dân biểu khác của Đại Việt được bầu nắm chức vụ trong  ban lãnh đạo Quốc Hội Lập Hiến là: Hoàng xuân Tửu, đệ II Phó Chủ Tịch; Mai  đức Thiệp, Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Tra Kế Toán; Nguyễn hữu Đức, Thuyết trình viên Dự Luật Qui Chế Chính Đảng. Một Dân biểu khác là LS Đinh thành Châu, hiện làm chủ nhà hàng Kobe ở Santa Clara, CA được bầu là Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến.

Sau 6 tháng làm việc, ngày 1 tháng  4 năm 1967 Quốc Hội này đã cho ra đời một bản Hiến Pháp làm nền tảng xây dựng nền đệ II Cộng Hòa(4)

2. THAM DỰ VÀO SINH HOẠT TRONG NGÀNH HÀNH PHÁP VÀ LẬP PHÁP.

HIẾN PHÁP VNCH 1967  thiết lập Tổng Thống Chế và quốc hội theo chế độ lưỡng viện, gồm Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện.

A.  Bầu cử Tổng Thống: Hiến pháp qui định nhiệm kỳ Tổng Thống là 4 năm. Bấu cử Tổng Thống đầu tiên của đệ II Cộng Hòa được tỗ chức ngày 3 tháng 9 năm 1967.  ĐVCM có liên danh Hà thúc Ký- Nguyễn văn Định với danh hiệu Bông Lúa. Về kết quả bầu cử, thì trong tổng số 11 liên danh, Liên danh Bông Lúa đứng hàng thứ 5.

B. Thượng Viện:
Hiến Pháp 1967 qui định Thượng Nghị Viện VNCH gồm 60 Nghị sĩ. Để bầu 60 nghị sĩ này, các ứng viên phải được tập hợp thành từng liên danh 10 người. Như vậy, cuộc bầu cử đầu tiên sẽ chọn 6 liên danh. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm. Thượng viện cũng  được tổ chức  bầu cử  vào ngày 3 tháng 9 năm 1967.  Đại Việt Cách mạng có một liên danh đắc cử. Đó là liên danh Bông Lúa. Tại cơ quan này, Hoàng xuân Tửu được bầu làm đệ II Phó Chủ tịch; Nguyễn văn Ngải , Chủ tịch Ủy Ban Kinh tế; Phạm nam Sách, Chủ tịch Ủy ban Định Chế Tư Pháp; Nguyễn văn Kỷ Cương, Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục.

C. Hạ Viện: Trong các nhiệm kỳ 1967-1971, 1971-1975 có 18 dân biểu.
Về cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện, được tổ chức vào tháng 9 1970. Nhiệm kỳ Thượng Viện là 6 năm. Để cho sinh hoạt Thượng viện không bị gián đoạn, Hiến Pháp 1967 qui định rằng cuối năm thứ 3 của pháp nhiệm I, sẽ có một cuộc rút thăm để giữ lại 1/2  là 30 thành viên và  1/2  phải ra đi . Như vậy vào năm 1970, sẽ có cuộc bầu cử bán phần để thay 30 người phải ra đi. Chủ tịch Hà thúc Ký cử tôi đứng đầu liên danh cũng lấy danh hiệu Bông Lúa. Liên danh gồm 10 đảng viên: Nguyễn văn Canh; Đặng văn An ( trung tá Quân đội); Đoàn Ý ( Luật sư); Nguyễn Bào ( Giáo sư Đại Học); Nguyễn đình Hoan ( Giáo sư Đại Học);  Nguyễn văn Mân ( cựu Giáo sư, cựu Thượng Nghị sĩ, pháp nhiệm I); Tôn thất Uẩn ( Kỹ sư  Điện, cựu Thượng Nghị sĩ , pháp nhiệm I); Mai đức Thiệp ( Đốc sự, cựu Thượng nghị sĩ, pháp nhiệm I); Nguyễn văn Đại ( Luật sư) và Nguyễn văn Kỷ Cương ( Giáo sư Đại Học, cựu Thượng nghị sĩ Pháp nhiệm I).

Kết quả được Hội Đồng Bầu Cử tuyên bố ngày 14 tháng 9, 1970: liên danh Bông Lúa được 628,992 phiếu, đứng thứ 6, trong khi đó theo Hiến pháp qui định, thì chỉ chọn 3 liên danh đứng đầu mà thôi.

Ngoài ra, nhiều đảng viên ĐVCM tham dự vào các cơ quan quyết nghị tại các cấp địa phương như Hội Đồng Tỉnh, Thị Xã, và các Xã khắp nơi trên toàn quốc.

Chủ tịch Hà thúc Ký làm Tổng trưởng Bộ Nội Vụ trong một thơi gian ngắn vào 1964  và Hồ văn Châm được cử làm Tổng trưởng Chiêu Hổi (1969).

3. THAM DỰ VÀO CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN  HẠ TẦNG CƠ SỞ MÀ MỤC TIÊU LÀ LOẠI TRỪ VC NẰM VÙNG RA KHỎI NÔNG THÔN.

TẠI MIỀN TRUNG:

A)  CÔNG TÁC BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRỊ dưới thời Trần Điền làm Tỉnh trưởng

Quảng Trị là một tỉnh địa đầu giới tuyến đầy dãy cán bộ cộng sản nằm vùng. Trần Điền, xuất thân là Tri Huyện, được Ngô đình Diện khi chấp chánh bổ nhiệm làm tỉnh trưởng. Biết tới khả năng và thực lực của Đại Việt, Trần Điền tìm đến  sự hợp tác của Đại Việt, nhất là phải đối phó với Việt Minh Cộng Sản trong thời gian chuyển tiếp sau Hiệp Định Genève  được ký kết. Tỉnh đã  đạt: “kết quả vô cùng tốt đẹp là mới hơn nửa năm, tỉnh Quảng trị đã  vãn hồi an ninh và phát triển kinh tế, ổn định đời sống.” Thủ tướng Diệm đến kinh lý Quảng trị vào đấu tháng 1 năm 1955 đã “khen ngọi và ban thưởng Bảo Quốc Huân Chương cho Trần Điền.”

B). CÁN BỘ ĐẠI VIỆT TRONG TỔNG ĐOÀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÀ CẢNH SÁT THỪA THIÊN, VỚI VỤ BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG.

Vào tháng 4 năm 1966, Việt cộng lợi dụng thay đổi phương vị Tư Lệnh Quân Đoàn I của Tướng Nguyễn chánh Thi ( bị bãi chưc ngày 10 thảng 3, 66) xúi dục nhóm phản động Miền Trung dưới danh nghĩa Phật Giáo đấu tranh, chống lại chính quyền trung ương. Chúng đốt phá thư viện của Hoa Kỳ tại Huế, đốt luôn cả tư gia của Tỉnh trưởng, Trung tá  Phan văn Khoa, xúi dục đồng bào Phật tử đưa bàn thờ Phật xuống đường gây xáo trộn, cản trở lưu thông làm mất trật tự của thành phố Huế. Tình trạng hỗn loạn, có thể nói là vô chính phủ, bất chấp luật pháp của nhóm đấu tranh lan tràn. Vào lúc này, tinh thần của Tỉnh trưởng Thừa Thiên đã nao núng, có vẻ đã chùn bước, mất tinh thần muốn xuống nước nhường nhóm đấu tranh. Các cơ  quan hành chánh, quân sự tỉnh đã đồng loạt rút về cố thủ tại Hương Thủy do một Đảng Viên Đại Việt làm quận trưởng.

Trong hoàn cảnh đó, cán bộ  Đại Việt Cách Mạng (ĐVCM) được lệnh công khai quyết liệt chống lại chúng. Hơn nữa, ĐVCM được chính quyền trung ương triệt ủng hộ: Ty Cảnh Sát Thừa Thiên được giao cho một Đảng Viên ĐVCM là Trần công Lập chỉ huy để  chế ngự nhóm đấu tranh tại thành phố. Đồng thời, với sự đồng ý của chính quyền, một đảng viên khác là Phùng ngọc Sa, lúc đó đang phục vụ tại sở Ngoại Viện, Bộ Xây Dựng Nông Thôn  đã được điều động ra Thừa Thiên làm Tổng Đoàn trưởng Xây Dựng Nông Thôn. Với trên 1,000 cán bộ trong tay, Phùng ngọc Sa đã góp phần tích cực phối hợp với Đoàn công Lập của Cảnh Sát  đễ giữ vững tình hình tại thị xã cũng như tại nông thôn. Ngoài lực lượng cảnh sát Thừa Thiên và tổng đoàn Xây Dựng Nông Thôn ra, các quận quanh thành phố như Hương Trà, Phú vang, Hương Thủy  từ trước đã  đều do cán bộ ĐVCM chỉ huy. Tất cả đều nhận lệnh của Đảng là phải cương quyết chống lại bọn đấu tranh.

Hai bên, Cộng sản Bắc Việt và các can bộ quốc gia cầm cự từ tháng 4 cho đến tháng 5, 1966, lực lượng chính phủ Trung Ương gốn 1500 Thủy Quân Lục Chiến và các biệt đoàn Cảnh Sát Dã Chiến từ Sài gòn do Tướng Nguyễn ngọc Loan chỉ huy được điều  động ra trực tiếp can thiệp và dẹp tan cái gọi là Khối Phật Giáo Đấu Tranh.

Công tác dẹp bỏ bàn Thờ Phật đã ” xuống đường” là công tác tế nhị, cũng đã được cán bộ Đại Việt dẹp bỏ một cách khôn khéo và  êm đẹp.
Cũng cần nói thêm rằng, vào thời điểm này,Tổng Đoàn Xây Dựng Nông Thôn còn thành công tham dự vào công tác ngăn cản sự bành trướng của VC ở nông thôn, và rồi từ tình trạng thôn xã bị sa sút nhất, mất an ninh, vùng xôi đậu …đã trở thành những thôn xã có an ninh đúng tiêu chuẩn mà Bộ Xây Dựng Nông Thôn đề ra.

Một chi tiết cần thêm ở đây rằng trong cuộc ứng cử Tỗng Thống năm 1967,  có cuộc tranh luận diễn ra tại trường Đồng Khánh, Huế , và liên danh Bông Lúa (của Hà thúc Ký) được nhiệt liệt hoan hô, trái lại liên danh Thiệu Kỳ bị đả kích nặng nề. “Ngay buổi chiều hôm đó, tỉnh đoàn trưổng ( Xâ Dựng Nông Thôn) Phùng ngọc Sa bị cách chức và trả về Bộ và Nguyễn ngọc Cứ bị trung tá  tỉnh trưởng Phan văn Khoa giải nhiệm chức vụ Tỉnh Đoàn Phó và không cho hưởng bất cứ một trợ cấp nào.”…

“Sau Tết Mậu Thân, Tỉnh Đoàn (Xây Dựng Nông Thôn) bị thiệt hại nặng. Trong tình trạng đen tối đó, tỉnh trưởng Thừa Thiên lại tìm Nguyễn ngọc Cứ để giao quyền chỉ huy lại cho Đại Việt Cách Mạng.

Tác giả mạnh mạnh đến một nguyên tắc chỉ hướng là : “nếu muốn thành công phải có sự chỉ đạo sáng suốc của chính trị, dưới sự lãnh đạo của đảng phái chân chính, một công cụ để đấu tranh. Ngược lại muốn áp dụng hay quảng bá một đường lối có lợi cho quần chúng trong một vùng thiếu an ninh, đều kiện cần thiết là phải có sự yểm trợ của bộ phận võ trang. Lý do đó, chính trị và quân sự phải liên hoàn và được  phối hợp chặt chẽ”.

C) TẠI MIỀN BẮC.

Nhân dịp này cũng cần thêm vào công tác bình định và xây dựng nông thôm của Đại Việt ở Miền Bắc, trước năm 1954. Có 3 công tác lớn theo đuổi mục tiêu này.

Tại Bắc Việt, Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn (TNBQĐ) do Đỗ văn Năng làm thủ lãnh. Thanh niên BQĐ có cơ sở ở nhiều nơi ở nông thôn. Nha Công An Bắc Phần là do Giám Đốc Nguyễn đình Tại, xuất thân là Tri Huyện điều khiển. Đoàn Quân Thứ Lưu Động (GAMO: Groupements Administratifs Mobiles Operationnels)  dưới sự điều động của Đỗ đình Đạo , rồi Trần như Thuần (cựu Tri Huyện). Công tác của Đoàn Quân Thứ Lưu Động gồm  cả  quân sự  lẫn chính trị: tổ chức lại  và bảo vệ cơ quan hành chánh tại xã ấp sau khi Pháp đã giải phóng khỏi tay Việt Minh Cộng sản. 15  Đoàn Quân Thứ Lưu Động hoạt động mạnh tại nhiều tỉnh ở Miền Bắc.

Vào giữa thập niên 1990, tôi có gập một  sinh viên người Pháp đến xin phỏng vấn để viết luận án tiến sĩ với Đại Học ở Paris về thời kỳ trước Hiệp Định Genève ở Bắc Việt. Anh này cho biết rằng anh ấy có tìm thấy một báo cáo của một Đại Úy Pháp thuộc Tâm Lý Chiến, khuyến cáo Tổng Tư Lệnh Pháp ở Đông Dương đừng ngăn cản Đại Việt  mà trái lại phải trợ lực cho họ hoạt động và thực hiện công tác của họ.

Hơn 30 trang cuối, tác giả nói về những ngày cuối cùng của VNCH. Những chi tiết liên hệ cũng là những tài liệu quí báu để cho những ai muốn biết  về sự kiện trong giai đoạn đen tối của lịch sử dẫn đến Miền Nam lọt vào tay Cộng sản, thay vì Miền Nam phải giải cứu Đồng Bào Miền Bắc khỏi gông cùm của Cộng Sản.

Dưới chế độ Ngô đình Diệm, tác giả sa vào vòng tù tội từ tháng 10 năm 1956 mãi cho tới ngày 3 tháng 11 năm 1963 ( hơn năm năm, kể cả biệt giam tại sà lim), sau ngày đảo chính, mới được thả. Với cách thức đối đãi với tù nhân (như đã mô tả trong cuốn hồi ký này)- một người đã từng cộng tác trong một số phong trào trước đó, để chống lại thực dân và cộng sản, có cả  phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình là để ủng hộ chính  Ngô đình Diệm giành đoạt chính quyền với mục đích xây dựng một quốc gia độc lập và tự do, ngoài ra, vợ và con út của  tác giả ( mới chỉ có 3 tháng tuổi) cũng bị giam cầm gần 3 năm, chỉ vỉ chồng và cha tham gia chống đối chế độ, tác giả trong suốt cuốn hồi ký không có một  chữ hay  câu văn ngụ ý đến oán hận nhà Ngô  mà ngược lại còn ca tụng, thương tiếc (tr.360).  Đó là một điểm mà người đọc cần nhận diện qua cuốn tài liệu này.

Về hình thức, lời văn rất thông thoáng, nhẹ nhàng, dễ đọc.  Sắp xếp bố cục có lớp lang. Tác giả đã tài tình dùng một số câu tục ngữ  hay cao dao, hay trong văn chương bình dân để diễn tả một hình nào đó. Thí dụ như “đường dài ngựa mỏi chân bon”; “vật đổi sao dời”; “cảnh cũ còn đó, những người xưa nay đâu?”, “tuyệt tích giang hồ”….

Sống Còn Với Dân Tộc là cuốn hồi ký có giá trị.

 

Notes

(1). Nguyễn bảo Toàn nguyên là Tổng Thư Ký, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng ( gọi tắt là Dân Xã Đảng) từ thời Đức Huỳnh Phú Sổ còn sống, là Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng. Hội Đồng này gồm cả Cao Đài ( Hồ Hán Sơn, đại diện của cánh Nguyễn Thành Phương , ở bên ngoài về và  Nhị Lang của cánh trong nội thành). Ngoài ra, còn nhiều lực lượng khác. Hội Đồng có mục đích là truất phế Bảo Đại qua cuộc trưng cầu dân ý, để  ông Diệm thay thế Bảo Đại , và rồi làm Dự Thảo Hiến Pháp để thiết lập nền Cộng Hòa và Thủ tướng Diệm  sẽ là Tổng Thống. Có người cho rằng sở dĩ Nguyễn bảo Toàn bị thủ tiêu, bắt nguồn từ quan điểm là Hội Đồng chỉ ủy quyền cho ông Diệm 3 tháng để tổ chức  trưng cầu dân ý và lập Hiến Pháp. Riêng điều này không thôi đã làm cho ông Diệm phật lòng, vì giới hạn quyền hành của ông ấy, và là nguyên do của sự ra đi và chống đối của Nguyễn bảo Toàn. Sau đó, ông ta bị thủ tiêu…

(2) Có sự bắt bớ và giam cầm một số cán bộ Đại Việt. Một vài thí dụ tiêu biểu: a) đảng viên gốc miền Bắc: Trần việt Sơn, Nguyễn văn Ngải, Đinh văn Lục…; b) đảng viên gốc Miền trung: Lê phùng Thời, Hà thúc Ký, Đoàn Thái…c) Đảng viên gốc Miền Nam : Lê Xuyên ( tác giả nhiều tiểu thuyết), Nguyễn kim Vui, Đỗ văn Thọ…

Những người này là do Ty Đặc Cảnh Miền Đông bắt.

Các vụ bắt bớ  về sau này mới Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung mà  Dương văn Hiếu là người đứng đầu, thực hiện. Cơ quan Mật Vụ của Nhà Ngô đã áp dụng những hiện pháp tra tấn dã man mà thực dân Pháp để lại đối với các tù nhân. Cưu Nghị Sĩ Nguyễn văn Ngải cho biết cho đến nay ông vẫn còn gánh hậu quả của tra tấn. LS Đinh thạch Bích cũng chịu cảnh đó. Riêng,  đối với KS Hà thúc Ký , Nhà Ngô không áp dụng các hình phạt này.

(3) John C. Donnell , “Prospects for Political Cohesion and  Electoral Competition”, in trong  cuốn ” Electoral Politics in South Vietnam”  của John C. Donnell & Charles A. Joiner , tr.160, Lexington Book, 1974.

(4) Về tài liệu liên quan đến Hiến Pháp đệ II Cộng Hòa, trong thời gian tôi làm Đồng Giám Đốc với Doug. Pike, Dự Án Oral Life History, Văn Khố Đông Dương thuộc Viện nghiên Cứu Đông Á, Đại học Berkeley, tôi có nhờ anh Ngô ngọc Trung, một Viên Chức được cử làm Giám Đốc Điều Hành Dự Án cho sắp xếp lại biên bản của Ủy Ban. Tài liệu này rất dày, lên tới 1 thước tây. Vào khoảng giữa thập niên 1990, khi Doug. Pike chuyển sang Vietnam Center, Tech. Texas University, ông ấy cho chuyển rất nhiều tài liệu của Văn Khố Đông Dương sang Texas. Tôi có lưu ý rằng tập tài liệu này cần được lưu trữ tại Đại Học Berkeley và nay dù Văn Khố này đã giải tán, tập hồ sơ quan trọng này được giao cho Steve Denney cất giữ. Hiện nay Steve đã chuyển sang làm việc tại Tổng Thư Viện của Đại Học Berkeley.

Nguyễn Văn Canh

10 tháng 9 năm 2009

Source : Nguyen Van Canh’s Blog