2 janvier 1963 : La bataille d’Ấp Bắc – récits

[ndlr] Le 2 janvier 1963, l’Armée de la République du Viêt-Nam (ARVN) lançait une offensive contre un maquis Viêt-Công (FNL Sud-Vietnam) dans le cadre de la “guerre spéciale” menée au Sud contre les positions communistes. L’ARVN pourtant appuyée par un soutien aérien américain essuya un revers mémorable face à une résistance Viêt-Công opiniâtre et organisée sur un terrain favorable. L’objectif fut atteint (prendre la position) mais l’élimination des forces armées de la résistance du FNL fut un échec. Cette première victoire pour le FNL Sud-Vietnam obligea l’État-major sudiste à repenser ce type d’opération contre les bases VC. Dans ce regard retrospectif, nous proposons quelques liens vers les témoignages de Ha Mai Viet et de Hoang Co Lan du côté de l’ARVN suivi de deux articles s’appuyant sur les témoignages du général Tran Van Tra et de Dang Minh Nhuan, l’officier du FNL qui dirigea la résistance à Ap Bac ce jour-là. Comme nous l’indiquons en fin de billet, un timbre fut émis par le FNL le 20 décembre 1963 pour célébrer ce qui est considéré aujourd’hui comme une “illustre victoire” Viêt-Công (voir illustration ci-dessus).

 

Trận Ấp Bắc

Tác giả: cựu Đại tá Hà Mai Việt

Trích trong cuốn « THÉP và MÁU, Thiết-Giáp trong chiến-tranh Việt-Nam »

dẫn nhập

Vào đầu tháng giêng năm 1963, tại Ấp Bắc, một làng nhỏ hẻo-lánh, dân cư thưa-thớt, với nhiều kinh rạch chằng-chịt, thuộc tỉnh Định-Tường, cách Sài-Gòn khoảng 40 dặm về phía Tây-Nam, đã xảy ra một cuộc giao-chiến dữ dội giữa quân đội Việt-Nam Cộng-Hòa (VNCH) và Việt-Cộng (VC) mà địa-hình, địa-vật tại nơi này đã giúp địch-quân có nhiều ưu-thế trong việc phòng-thủ. Nơi đây cũng là ngoại-vi tiếp-cận của khu-vực mà Cộng-Sản gọi là mật-khu Ba-Bèo.

Trong thời điểm này, chi đoàn 5/1 thiết-vận-xa M113 (1) do tôi (đại-úy Hà-Mai-Việt) chỉ-huy, đang hành-quân tại Đồng-Soài thuộc Vùng 3 Chiến-thuật thì vào lúc nửa đêm ngày 2-1-1963 được lệnh khẩn di-chuyển về Ấp Bắc để tăng-cường cho lực-lượng hành-quân đang bị địch-quân áp-lực nặng. Chi đoàn 5/1 được đặt dưới quyền điều động của đại-tá tư-lệnh sư đoàn 7 Bộ-binh kể từ ngày 3-1-1963 (2).

Nhân dịp này, chúng tôi nhận thấy, theo binh-thuyết, kế-hoạch hành-quân tiên khởi của trận Ấp Bắc khả-thi, nhưng trên thực-tế lại có những khuyết điểm mà các đơn-vị-trưởng thường gặp như địch-tình không xác-thực, không có ưu-tiên không-yểm. Điểm sai trái nhất là không thống-nhất chỉ-huy (3), nếu không muốn nói là việc điều-quân khá phức-tạp. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy trận Ấp Bắc chỉ là một biến-cố quân-sự thông-thường, mặc dầu đây là lần đầu-tiên toàn-bộ một tiểu đoàn Bộ-binh được trực-thăng-vận đến điểm tập-trung (4). Sau nữa, chúng tôi không thấy có điều gì quan-hệ đến mức độ giới truyền-thông Hoa-Kỳ phải đem ra mổ xẻ để lươ.ng-giá chiến-tranh Việt-Nam.

Sau đây là những nét chính về cuộc hành-quân nàỵ

Lire la suite : Trận Ấp Bắc

 

Trận Ấp Bắc (2 tháng 1, 1963)  Ký ức của một  quân y sĩ .

Lời nói đầu:  Trận Ấp Bắc xẩy ra cách đây 40 năm, là một bại trận của Quân đội Quốc Gia. Vâng, một bại trận, vì không có một danh từ nào khác để đánh giá trận này. Quân Cộng sản do Hanoi điều khiển, xưa nay vẫn chỉ quen du kích chiến, đã giám đương đầu trong suốt một ngày với Quân đội Quốc Gia đông người và nhiều phương tiện hơn, đã thắng trận này và đã bảo toàn được lực lượng khi rút lui. Thất bại này của phe ta, hoàn toàn do sự bất tài bất lực của cấp chỉ huy. Lý do chính là việc dùng người của Tổng thống Ngô đình Diệm, không tin những ai  thật sự yêu Nước và có khả năng, mà chỉ vì ưa nịnh và sợ đảo chính, đã cho giai cấp gia nô khiếp nhược nắm hầu hết chức vụ then chốt trong Quân đội. Trường hợp điển hình là việc điều quân một cách bết bát ngoài sức tưởng tượng trong trận Ấp Bắc, khiến chúng ta đáng lẽ thắng lớn, mà đành phải chịu thua một địch quân yếu hơn chúng ta nhiều. Trận Ấp Bắc còn có một ảnh hưởng chiến lược lớn lao: trước hết Ðồng minh Hoa Kỳ đánh giá lại khả năng của Quân đội Quốc Gia và mượn cớ này để sửa soạn đổ quân ào ạt vào miền Nam, điều mà chính Tổng thống Ngô đình Diệm không muốn chút nào! Thứ hai là bộ máy tuyên truyền của Hanoi  mở hết tốc lực thổi phồng chiến thắng Ấp Bắc lên như một Stalingrad của phe Cộng sản, vận động tinh thần quân cán và gửi thêm nhiều người và khí cụ vào miền Nam từ sau trận này. Tôi viết bài này để tưởng nhớ đến những quân nhân của Quân đội ta đã hy sinh trong ngày 2 tháng 1 năm 1963 tại Tân Thới – Ấp Bắc vì họ đã không được chỉ huy, và đặc biệt 18 chiến binh của TÐ8ND đã cùng chúng tôi nhẩy xuống vùng đồng lầy nước đọng này chiều tối hôm đó, và đã bỏ mình một cách oan uổng vì sự  kém cỏi cũng như tính toán ngu xuẩn của những người chỉ huy đương thời.

Trong bài này, đôi khi tôi ôn lại những kỷ niệm cũ không liên quan gì với đề tài chính, mong những mẩu chuyện ngoài đề đó giúp các chiến hữu đọc giả nhớ lại quãng đời  chúng ta đội mũ đỏ phục vụ Quê Hương.

Bác sĩ  Hoàng Cơ Lân – Cựu Y sĩ trưởng SÐND/ QLVNCH

Lire la suite : Mekong Forum

 

Chiến thắng Ấp Bắc trong trang sử oanh liệt của dân tộc

Bị thất bại thảm hại trong chiến lược “chiến tranh đơn phương” ở miền Nam; năm 1961, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, nhằm dập tắt cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam.

Để thực hiện chiến lược này, chính quyền Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor nhằm  bình định miền Nam trong vòng 18 tháng; trong đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường xây dựng lực lượng quân ngụy, dùng lực lượng quân ngụy mạnh do cố vấn Mỹ chỉ huy, được một số đơn vị quân Mỹ yểm trợ, áp dụng chiến thuật cơ động bằng máy bay trực thăng và xe thiết giáp (chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận) để nhanh chóng đập tan lực lượng vũ trang cách mạng.

Theo Thượng tướng Trần Văn Trà, chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận nguy hiểm ở chỗ “với trực thăng chở quân được bố trí tại các căn cứ quân sự  có ở khắp nơi, Mỹ có thể đưa quân ngụy tấn công vào bất cứ vùng rừng núi hiểm trở hay bưng biền, sông rạch nào trong vòng một vài tiếng đồng hồ một cách bất ngờ; với trực thăng vũ trang, Mỹ có thể bắn phá và chi viện cho quân ngụy bằng súng liên thanh và hỏa tiển từ trên trời bất chấp địa hình và cả thời tiết; xe thiết giáp M.113 là loại xe có vỏ thép chống đạn, được trang bị mạnh, dùng chở bộ binh tấn công đột phá vào trận địa đối phương, lại chạy được trên địa hình bình thường hay lầy lội sông rạch”; trong khi đó, quân giải phóng và du kích của ta mới chỉ được trang bị súng bộ binh nhẹ và chưa có cách đánh thích hợp cũng như kinh nghiệm  để đối phó với những chiến thuật “tân kỳ” của địch.

Bằng những nỗ lực chiến tranh điên cuồng, địch đã gây cho lực lượng võ trang giải phóng nhiều khó khăn và tổn thất. Do đó, việc đề ra một chiến thuật mới để đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mỹ – ngụy là một yêu cầu cấp bách và sống còn  của quân dân miền Nam. Trước tình hình đó, ngày 7 – 9 – 1962 tại căn cứ Hưng Thạnh (nay thuộc huyện Tân Phước, tỉnh TG), Đoàn cán bộ của Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, do Phó bí thư Võ Chí Công làm Trưởng đoàn, đã có cuộc họp với Khu ủy Khu 8 và Tỉnh ủy Mỹ Tho.

Lire la suite : Tien Giang University

 

Đặng Minh Nhuận, người tham gia chỉ huy trận Ấp Bắc (1)

Trận Ấp Bắc đã có tiếng vang cả nước và trên thế giới. Theo dòng lịch sử, có người hỏi, người chỉ huy trận đánh nổi tiếng đó là ai, nhất là thế hệ trẻ tìm hiểu tên, họ quê quán người anh hùng để tri ân người đã làm rạng danh truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Trong bài này chỉ đề cập một phần của một mũi chiến đấu của Đại đội 1, do Đặng Minh Nhuận chỉ huy, phản ánh từ hai phía để suy nghĩ và “quyển nhật ký” của người Đại đội trưởng để lại là một di sản quý, tuổi trẻ yêu nước với lý tưởng hoài bão lớn không thể không biết đến.

Trận Ấp Bắc

Với phương tiện tạo sức cơ động nhanh, sức tấn công ác liệt, hai năm 1961 – 1962, Mỹ – ngụy đã giành thế chủ động một số chiến trường. Mỹ đã huênh hoang với những chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, “bủa lưới phóng lao”, “phượng hoàng vồ mồi”… Chúng sẽ làm chủ mặt đất, mặt nước và trên không. Từ “uy lực vô biên” này đã gây chiến tranh tâm lý. Không ít người quan tâm đến thời cuộc với tư tưởng “băn khoăn, lo lắng”. Câu hỏi đặt ra : “Làm sao đối đầu với Mỹ – ngụy và đánh thắng Mỹ – ngụy với thiết bị và vũ khí trang bị đến tận răng như thế?”.

Suốt năm 1962, Mỹ – ngụy gấp rút triển khai kế hoạch Staley – Taylor nhằm giành toàn thắng trong vòng 18 tháng với hai biện pháp chủ yếu : một là lập ấp chiến lược dồn dân, vừa thanh lọc tiêu diệt người yêu nước, hai là dùng vũ khí tối tân ra sức càn quét tiêu diệt lực lượng quân sự, đặc biệt là bóp chết du kích chiến, sẵn sàng lập nhà tù “thà tù đày lầm hơn thả lầm”. Ý đồ chúng giành toàn thắng vào năm 1963.

Nguyễn Long Hồ – Theo sách Những người con trung hiếu.

Lire la suite : THVL

 

Vietnam Stamp

Kỷ niệm Chiến thắng Ấp Bắc (02-01-1963)

Ngày 02-01-1963, tại Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, nay thuộc tỉnh Tiền Giang, một đơn vị Quân Giải phóng với số quân ít hơn đối phương 10 lần, dựa vào xã chiến đấu, đã đập tan cuộc càn quét quy mô lớn của của đối phương gồm 2.000 tên, có nhiều máy bay, trọng pháo, tàu chiến và xe lội nước yểm trợ, đánh tan chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của địch. Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt của lực lượng vũ trang Cách mạng Miền Nam, chứng tỏ quân và dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng thắng Mỹ về quân sự trong “chiến tranh đặc biệt”.

Ngày 20-12-1963, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam” gồm 2 mẫu, trong đó có mẫu tem “Chiến thắng Ấp Bắc” do họa sĩ Nguyễn Thế Vinh thiết kế.

Source : Viet Stamp

En savoir plus

Trận Ấp Bắc