[ndlr] Ce mois de décembre est marqué par un événement éditorial qui commence tout juste à se répercuter sur la blogosphère vietnamienne. Le journaliste Huy Duc (Trương Huy San alias Osin) [1] vient de faire paraître chez Amazon sous la forme de Kindle Edition (aperçu) le premier volume de son ouvrage intitulé “Du côté des vainqueurs”…
L’ouvrage aborde les événements historiques qui ont marqué le Viêt-Nam depuis 1975. Il débute par la chute de Saigon et la “libération” venue du Nord puis s’attache à décrire “l’ère Lê Duân”, de la Réunification de 1976 jusqu’au Renouveau de 1986 et la fin de l’occupation militaire au Cambodge. Ce regard interne s’appuie sur des sources vietnamiennes produites principalement par le régime et sur l’expérience personnelle de l’auteur. En tant que journaliste politique, il a en effet réalisé de nombreuses interviews avec les principaux dirigeants de la RSVN (voir la page de remerciements de l’ouvrage). Il décrypte avec soin la réalité que recouvre le nouveau vocabulaire des vainqueurs pour désigner les opérations de “remise en ordre” du Sud après la victoire du Nord.
La guerre a pris fin le 30-4-1975 ramenant le pouvoir au bénéfice d’un seul bord. J’ai commencé à collecter de la documentation pour ce livre à partir de fin des années 1980 et j’ai passé trois ans et quatre mois pour achever le manuscrit (d’août 2009 à décembre 2012). Pendant tout ce temps, beaucoup d’idées m’ont traversé l’esprit pour intituler le livre. Mais, une seule m’a hanté du début jusqu’à la fin, c’est ce que le poète Nguyen Duy a résumé de sa plume talentueuse dans ses deux vers : « In fine dans toute guerre / Quelque soit la partie qui gagne, le peuple perd toujours ». Le titre du livre est né de la sorte. [2]
Nous présentons ci-après les premières recensions parues sur RFA, Viet Studies et sur divers blogs.
[1] Ancien journaliste de Tuoi Tre, Thanh Nien, Sai Gon Tiep Thi et fondateur du célèbre blog Osin (2006-2010). Ecarté de Sai Gon Tiep Thi pour désaccord sur un article publié sur son blog, il réside actuellement à Boston. Voir son profil sur Wikipedia en vietnamien
[2] Cf. “Vì sao tôi viết?” [Pourquoi j’écris ?], Blog Osin.
[Sommaire]
Cuốn 1 của bộ sách Bên thắng cuộc có tên Giải phóng, bắt đầu từ thời điểm “Cách mạng vào Thành phố”.
PHẦN I: MIỀN NAM
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)
Chương II: Cải Tạo
Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu. (Những ngày đầu/ “Ngụy Quyền”/ “Ngụy Quân”/ “Đoàn tụ”/ “Phản động”/ Tù và cải tạo/ “Thăm nuôi”/ “Học tập”).
Chương III: Đánh Tư Sản
Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản (“Chiến dịch X-2”/ Đổi tiền/ “Gian thương”/ “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”/ Hai gia đình tư sản/ Kinh tế mới)
Chương IV: Nạn Kiều
Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978 (Đội quân thứ năm/ Hiệp định Geneve/ “chổi ngắn không quét xa”/ Hoàng Sa/ Sợ “con ngựa thành Troy”/ ‘Nạn Kiều”/ “Phương án II”/ “Ban 69”/ Vụ Cát Lái).
Chương V: Chiến Tranh
Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979 (Biên giới Tây Nam/ Pol Pot/ Đi dây/ Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ/ “Kẻ Thù Lịch Sử”/ Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]/ “Nhất biên đảo”/ “Áo lính lại khoác vào ngay”).
Chương VI: Vượt Biên
Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử (“Vượt biên”/ Từ “trí thức yêu nước”/ Đến “thường dân”/ Trước khi tới biển/ Trại tị nạn).
Chương VII: “Giải Phóng”
Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam (Sài Gòn thay đổi/ Kinh tế mới/ Đốt sách/ Cạo râu/ “Cách mạng là đảo lộn”/ Lòng người/ Những người sinh ra không đúng cửa/ “Cánh cửa” Thanh niên xung phong/ Cửa không đủ rộng/ “Nổi loạn”/ “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”).
PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN
Chương VIII: Thống Nhất
Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).
Chương IX: Xé Rào
Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng (Bế tắc/ Mậu dịch quốc doanh/ Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng/ Tháo gỡ/ Nghị quyết Trung ương Sáu/ Bù giá vào lương/ Cắm cờ xé rào/ Khoán chui/ Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn/ “Ai thắng ai”).
Chương X: Đổi Mới
Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới (Hội nghị Đà Lạt/ Nhóm giúp việc mới/ Người của những khúc quanh lịch sử/ Từ chính sách Kinh Tế Mới/ Đến chọc thủng bức tường bao cấp/ Giá-Lương-Tiền/ Nã pháo vào bộ tổng/ Khép lại trang sử Lê Duẩn/ Vai trò của Mikhail Gorbachev/ Tuyên ngôn đổi mới/ Bàn tay Lê Đức Thọ/ Phút 89).
Chương XI: Campuchia
Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia (“Pot ở đầu phum ta cuối phum”/ “Xuất khẩu cách mạng”/ Tư tưởng nước lớn/ Bị cô lập/ Phương Bắc/ Hội nghị Thành Đô/ Campuchia thời hậu Việt Nam).
(HẾT CUỐN I)
Cuốn II sẽ ra mắt vào tháng 1-2013
Source : New Osin Blog
* * *
Bên Thắng Cuộc – Review by Mặc Lâm, biên tập viên RFA
“Bên thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với trang blog Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.
Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc” chính thức ra đời vào ngày 12 tháng 12 vừa qua với hai cách: sách in do chính tác giả xuất bản và sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle.
Có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng sách bán trên hệ thống Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này có ý nghĩa quan trọng cho những ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra kế hoạch cho cuốn sách sắp tới phát hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề bị lưỡi kéo kiểm duyệt gây rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này.
Lire la suite : RFA, 13/12/2012
* * *
Sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức – Review by Nguyen Xuan Long
Vừa đọc xong Bên thắng cuộc, phần một, của nhà báo Huy Đức. Mấy ngày mùa đông cuối học kỳ, còn bao nhiêu việc phải làm, báo phải review, bài phải nộp, thư giới thiệu phải viết. Nhưng không thể nào dứt ra được gần nghìn trang sách đầy ắp những dữ liệu, những thông tin mới và quen, những hồi ức Việt Nam chung và riêng, mà tôi tin hàng triệu người Việt đã mong đợi từ rất lâu. Có vài suy nghĩ không đầy đủ chép lại đây.
Đầu tiên là tựa đề “Bên thắng cuộc”. Thắng cuộc ở đây là thắng một cuộc binh đao huynh đệ tương tàn kết thúc vào ngày 30/4/1975. Thường thì câu chuyện hiển nhiên được viết bởi bên thắng cuộc, với một “chân lý” đã được đoán định sẵn. Nhưng nói theo Bertrand Russell, “War does not determine who is right — only who is left”. Cuốn sách là câu chuyện của những người còn lại từ cả hai phía của cuộc chiến, với nguồn tư liệu lấy từ ngay trong lòng bên thắng cuộc.
Tư liệu không phải là thông tin mật rút từ kho lưu trữ của CIA hay KGB hay Hoa Nam TB cục gì cả. Một số lượng lớn là tin chính thống, từ báo chí của chế độ (Sài Gòn Giải Phóng, Nhân Dân, v.v.), cùng với hồi ký, hồi tưởng của các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp của nhà nước. Rất ấn tượng là nguồn thông tin lấy từ hàng ngàn cuộc phỏng vấn của chính tác giả, một nhà báo kỳ cựu, với các nhân chứng lịch sử, từ những vị lãnh đạo cao nhất, cho đến các thường dân. Huy Đức đã dày công, âm thầm thu thập những tư liệu quý giá này trong suốt mấy chục năm qua.
Lire la suite : Procul, 12/12/2012.
* * *
Bên Thắng Cuộc của Huy Đức – Review by Vang Anh
Mình chỉ vừa mới đọc qua chương II về Cải Tạo trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Osin Huy Đức. Thú thật là với một người gần như đã đọc qua tất cả những quyển sách văn học miền Nam trước 75, hồi ký chiến tranh trước và sau 75 như mình… thì cuốn này của ông Huy Đức vẫn chỉ mới “kể” được cái vỏ chứ chưa trần thuật được cái ruột của phần này. Nhưng mình vẫn có cảm giác rất lạ và cảm kích, có thể vì nó là cái nhìn của một người phía “bên kia”? Phải nói đây là cuốn sách có lẽ là duy nhất mà mình có cảm giác muốn đọc của “bên kia”, không tính “Đỉnh Cao Chói Lọi” của Dương Thu Hương…
Lướt nhanh qua những phần khác về cải “đánh tư sản”, “ly hương”, đặc biệt cái mình ấn tượng nhất trong quyển I này là vụ “Đốt sách” “Đánh tư sản” “Ngụy Quân -Ngụy Quyền” – có quá nhiều chi tiết rất chính xác mà mình tin chắc là ông Osin đã gặp những người “thật sự” biết rõ…
Phải nói rằng Osin Huy Đức ngoài việc sử dụng những dữ kiện có thật và chính xác, ông ấy còn thể hiện sự trăn trở và chua xót trong ngôn từ.
Dự đoán là cuốn sách này sẽ gây ra sóng gió tư tưởng với các bé Hồng Vệ Binh và bút chiến trong phe còn lại.
P/S: Mình rất thích cái bìa sách =)) Thâm nho vãi lọ.
Source + extraits : Thong Tan Xa VangAnh, 13/12/2012.
* * *
Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức – Review by Tran Huu Dung
“Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài). Chỉ cần đọc qua mục lục quyển sách là đủ để choáng ngợp bởi sự súc tích của nó. Tất cả những vấn đề nổi bật đều được kể lại với những thông tin mới lạ: từ sự cố “nạn kiều” ở miền Nam, đến những thất bại kinh tế đưa đến chính sách Đổi Mới năm 1986, vụ “Sáu Sứ”, đến chiến tranh biên giới Tây Nam… đều được Huy Đức thuật lại rành mạch, lớp lang, theo ký ức của hàng trăm nhân vật chủ chốt ̶ nhiều người có những vai trò quyết định trong các sự kiện ấy ̶ được chính tác giả phỏng vấn.
Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Có thể nói, ngoài Huy Đức, trong lớp nhà báo hiện nay, không ai có thể có được những phỏng vấn trực tiếp với hầu hết những nhân vật quan trọng ở Việt Nam như thế này. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”.
Ngoài sự cực kỳ súc tích, một đặc điểm nổi bật khác, càng đáng ca ngợi, ở tác phẩm này là sự rất công bằng của tác giả đối với “bên thua cuộc”. Tôi chưa bao giờ được đọc những câu chuyên về sự gian truân (mà tôi đã nghĩ là không bút mực nào tả xiết) của những người vuợt biên, những “thuyền nhân”, được kể lại một cách trung thực, không phê phán, không tuyên truyền, nhưng đầy tình người và nước mắt, như trong cuốn này. Tôi cũng chưa bao giờ được đọc về hoàn cảnh tái sum họp của những gia đình tập kết, hay những người bị đi cải tạo, như đã đọc ở đây.
Ở một tầm mức cao hơn, “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Họ không phải là những ác quỷ “bán nước” (thậm chí “vô luân” trong đời sống cá nhân) như những người thù ghét họ thường khẳng định, nhưng cũng chẳng phải là những lãnh tụ anh minh, tài đức, luôn luôn gắn bó, đoàn kết với nhau, như ghi trong “chính sử” của Đảng. Họ là những con người với những tị hiềm, những tranh chấp cá nhân, những thiếu sót ở cách cư xử trong gia đình, và, vâng, những sai lầm nghiêm trọng về chính sách, chiến thuật, về đường lối cai trị, và nhất là (theo tôi) cách chọn người của họ. Những sai lầm mà, theo tôi, đã đưa đến hậu quả hiện nay (và vẫn còn tiếp diễn chưa biết đến bao giờ) cho đất nước.
Hẵn có độc giả sẽ “than phiền” rằng “Bên Thắng Cuộc” thiếu những phân tích tổng quan của chính người viết, nhưng, tôi nghĩ, Huy Đức truớc hết là một ký giả, trọng trách hàng đầu của anh là ghi lại một cách trung thực, có hệ thống, càng nhiều càng tốt, những sự kiện xã hội, chính trị và lịch sử. Phần vụ phân tích những sự kiện ấy thì nên để cho những người khác (hay chính Huy Đức, trong một cuốn sách mà tôi mong anh sẽ viết sau này). Một phê bình khác, có lý hơn, là quyển sách này vẫn còn nhiều khoảng trống (trong dòng lịch sử). Có lẽ, khi đọc lại, tác giả sẽ phát hiện những khoảng trống ấy và sẽ lấp chúng trong những lần tái bản sau.
Tất nhiên, nhiều thông tin trong cuốn này cần được kiểm chứng (nhất là thông tin về những sư kiện liên hệ đến những quốc gia khác mà các học giả quốc tế đã nói đến khá nhiều, dựa vào những tài liệu văn khố hải ngoại). Song, dù vài sự kiện nào đó (ví dụ như về liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc) có thể là chưa thật đầy đủ (và có thể có ích hơn nếu tác giả đối chiếu với những nguồn nước ngoài), cuốn này cũng hữu ích vì nó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc (về phía Việt Nam). Nếu họ có nhận định không đúng, có thiếu sót thông tin, và do đó có những quyết định sai lầm, thì chính sự sai lầm ấy cũng là một dữ kiện làm rõ thêm lịch sử.
Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về Việt Nam. Chúng ta nên cám ơn tác giả.
Trần Hữu Dũng, 11/2012.
Source : Viet Studies
* * *
“Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.