[ndlr] La RSVN célèbre actuellement les 40 ans du “Dien Bien Phu aérien” de 1972. La rhétorique communiste officielle présente cet événement historique comme une initiative de la RDVN et une grande victoire aérienne (donc sous son jour le plus favorable) reproduisant à l’inverse le discours américain sur les motivations et les conséquences politiques et militaires de ce qui est communément appelé les “Bombardements de Noël”.
(VOVworld) – Pour parvenir à la grande victoire du printemps 1975 et à la réunification du pays, le peuple vietnamien est passé par d’innombrables difficultés, par des pertes et des sacrifices, tout en réalisant de glorieux exploits, dont la victoire du Dien Bien Phu aérien de 1972, qui a eu pour effet d’obliger les impérialistes américains à retourner à la table des négociations et à signer l’accord de Paris le 27 janvier 1973.
En octobre 1972, le Vietnam et les Etats Unis auraient déjà du signer une convention mettant fin à la guerre et rétablissant la paix au Vietnam. Mais la partie américaine a forfait à ses engagements, envoyant des avions stratégiques B52 bombarder Hanoi et Hai Phong. Le président américain Nixon avait envisagé de recourir à ces as de l’aviation américaine pour renvoyer le Nord Vietnam “à l’âge de la pierre” et pour l’obliger à accepter ses conditions. Mais ces frappes massives des bombardiers B52 américains ont été un échec total. Bilan : 81 avions américains abattus dont 34 B52, 5 F.111, plusieurs pilotes américains anéantis ou capturés vivants.
Par la force de la guerre du peuple et grâce à ses forces aériennes à trois composantes, le Vietnam a donc réussi à tenir en échec l’armée américaine. Les milices de Hanoï, de Hai Phong et de certaines localités ont fermement riposté à ces frappes aériennes sans précédent dans l’histoire. Après 12 jours et nuits de lutte vaillante entre le 18 et le 29 décembre 1972, l’armée et le peuple de Hanoï et de Hai Phong ont remporté la glorieuse victoire de Diên Biên Phu aérien, obligeant la partie américaine à constater son échec dans les cieux de Hanoï.
La victoire de la campagne de Dien Bien Phu en 1954 a infligé un échec total aux colonialistes français, en mettant à mal leur intention de poursuivre la guerre, et en les obligeant à mener des négociations avec le Vietnam lors de la conférence de Genève et à signer l’accord de Genève avec le Vietnam en juillet 1954. Indique Nguyễn Mạnh Hà, directeur de l’institut d’histoire du Parti communiste vietnamien. La victoire du Vietnam pendant les 12 jours et nuits de décembre 1972 a eu des effets tout à fait similaires. La seule vraie différence, c’est que les combats étaient aériens. Mais ces deux victoires ont les mêmes significations. Ainsi, on a appelé la victoire de 1972 celle de Dien Bien Phu aérien car elle montre la volonté du peuple vietnamien de lutter jusqu’au bout pour remporter la victoire, de ne pas plier devant n’importe quel force militaire, y compris des bombardiers stratégiques B52.
La victoire de l’armée et du peuple vietnamien dans la campagne de Dien Bien Phu aérien a marqué une maturité remarquable sur tous les plans, l’aboutissement de huit ans de résistance à la guerre d’invasion des impérialistes américains. Elle témoigne de la direction lucide et éclairée du Parti communiste vietnamien, du comité du Parti pour l’armée et du ministère vietnamien de la défense dans la tactique de défense aérienne, et de la combativité de l’armée populaire vietnamienne.
Source : VOV5 – La Radio du Vietnam, Service d’Outre-Mer
Sur le site de l’ambasse de France à Hanoi : “Commémoration du bombardement du 11 octobre 1972” : Le 11 octobre 2012, le personnel de l’Ambassade de France à Hanoi a rendu hommage aux victimes du bombardement de la Délégation générale du gouvernement français, il y a quarante ans, le 11 octobre 1972.
Ce livre est le premier témoignage sur les camps de concentration pour la rééducation au Nord Viêt-Nam écrit par un intellectuel nationaliste vietnamien qui y a passé 51 mois. Bien qu’il soit toujours difficile de parler d’impartialité quand on est soi-même acteur d’un tel drame, ce qui fait la valeur unique du témoignage du Dr P.V. Trân c’est sa grande objectivité. Il la doit certainement à sa double formation de scientifique et de médecin qui lui permet de porter sur le système carcéral communiste, un regard dépourvu de haine.
P.V. Trân né en 1920, entra dans la Résistance vietnamienne avec le Viêt-Minh dès la fin de ses études médicales et y resta, malgré sa foi catholique, de 1946 à 1949, avant de quitter son pays pour venir en France quand les communistes eurent annexé toute la Résistance.
Chercheur au CNRS il obtint successivement à Paris son Doctorat ès Sciences naturelles et l’Agrégation de Médecine. Il rentra alors à Saigon pour y enseigner la physiologie. Il devint secrétaire d’Etat à la Santé de 1956 à 1961, puis Directeur de la Recherche Scientifique du Viêt-Nam [Sud] de 1961 à 1965. Envoyé en camp de rééducation en 1975, il y resta jusqu’en 1979. Il ne fut autorisé à rejoindre sa famille à Paris qu’en 1989. (présentation de la quatrième de couverture)
Réf. : Tran, P.V. , Prisonnier politique au Viêt-Nam, 1975-1979, Paris : L’Harmattan, Mémoires asiatiques, 1990, 202 p.
[ndlr] A l’occasion de la disparition du Lieutenant-Colonel Nguyen Van To (1930-2012) le 22 octobre dernier en Californie, son camarade de prison Ho Dac Huan livre ici une page émouvante de souvenirs. Il revient sur l’itinéraire de Nguyen Van To, sa carrière militaire et la rude période passée dans les camps de rééducation après la chute de Saigon. Un témoignage d’amitié pour cet ancien chef de la province de Phu Yen, officier de l’ARVN et membre du comité central du DVQDD qu’il considérait “comme un frère, comme un maître”.
L’article fut publié initialement dans le quotidien Vien Dong le 24-10-2012.
Trung Tá Nguyễn Văn Tố đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng ngày Thứ Hai 22-10-2012 tại Moncliar, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ông ra đi để lại sự thương yêu quí mến của một đại gia đình gồm các con, dâu, rể, cháu, chắt, cùng bao nhiêu người thân, chiến hữu và bằng hữu.
Tôi và Trung Tá Nguyễn Văn Tố có thời gian ở chung trong trại tập trung khổ sai Cộng Sản qua các trại tù Kỳ Sơn và Tiên Lãnh thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.
Cơ duyên đặc biệt: Trung Tá Tố, Trung Tá Nguyễn Văn Chước và tôi ở chung một nhà khoảng 8 tháng nên chúng tôi quen biết từ đây. Ba chúng tôi nằm kề nhau, tôi ở giữa, ông Tố bên phải, ông Chước bên trái. Cả ba cùng ăn cơm chung, cùng khổ nhọc trong lao động.
Những lúc chờ chợp mắt trong giấc ngủ chúng tôi thường kể cho nhau nghe về cuộc đời mình từ lúc nhỏ đến khi vào tù, kể cả mọi chuyện trên đời mỗi người biết đến để khuây khỏa hầu lấp khoảnh trống thời gian vì mệt mỏi trong lao động ban ngày. Chúng tôi thân và mến nhau từ dạo ấy của 37 năm về trước. Có lúc trong tù tôi nghĩ vợ con xa không bằng bạn tù gần là vậy.
Từ ngày định cư tại Hoa Kỳ, ông Tố và tôi thường liên lạc với nhau qua điện thoại thường nhật vào mỗi sáng ngoại trừ những lúc ông viếng thăm con cháu ở nơi xa. Nội dung hàn huyên thì nhiều chuyện lắm, nhất là tin tức thời sự trong ngày, sinh hoạt cộng đồng mọi nơi… những năm tháng gần đây theo dõi sát về mục tin tức bạn bè, chiến hữu ai còn, ai mất!
Thường mỗi tháng có dịp đi Bolsa ông thích thú gặp tôi, để được tay bắt mặt mừng rồi dùng cơm trưa, hàn huyên tâm sự. Người già chúng tôi thường hay nhắc bạn bè trong quá khứ.
Đối với ông Tố, ngoài tình bạn đồng tù tôi quý mến kính trọng, ông như một người anh, người thầy.
Cảm mến một người anh thân thương tôi xin viết lại đôi nét về ông, đặc biệt những giờ phút cuối qua hai lần thăm viếng vào các ngày 28-8 và 8-9-2012 khi tôi được ngồi cạnh ông. Rồi mới đây, tôi tiếp xúc ông qua điện thoại một ngày trước khi ông giã từ cõi đời. Nghe ông nói và dặn dò như những lời trăn trối làm tôi xúc động tột cùng. Thương tiếc và tưởng nhớ ông, xin ghi đôi dòng về ông để bạn đọc cùng các chiến hữu quen biết ông cảm thương ông hơn nữa.
Chiều dài binh nghiệp và cực hình trong lao tù cộng sản
Ông Nguyễn Văn Tố sinh năm 1930 tại Hương Thủy, Thừa Thiên, Huế, trong một gia đình Nho giáo theo đạo Phật. Hết nửa cuộc đời của ông đã gắn bó với Quảng Nam, Đà Nẵng. Tháng 8-1950, vừa tròn 20 tuổi ông nhập ngũ vào Trung Đoàn Võ Tánh Bộ Chỉ Huy, lúc bấy giờ đóng tại khuôn viên villa Vạn Hòa ở Hội An. Ông được đơn vị gởi theo học Khóa 2 Sĩ Quan Võ Bị Địa Phương Huế. Qua thời gian binh nghiệp ông theo học các Khóa Đại Đội Trưởng Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp, Cao Cấp, du học ngoại quốc, phục vụ tại các Tiểu Đoàn 254, 44, Quận Thường Đức, Đại Lộc, Tiểu Khu Quảng Nam, Thừa Thiên, Phú Yên, Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 3 rồi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I cho đến ngày 29-3-1975, khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Đà Nẵng.
Từ đây ông rơi vào vòng lao lý tủi hận tại các trại tù Kỳ Sơn, Tiên Lãnh, sau đó chuyển đến các trại biệt giam: Đồng Mộ, Nhà Trắng, Thôn 5 (biệt giam từ 1978-1983). Tháng 2-1988 ông ra tù trở về Đà Nẵng sum họp gia đình, nhưng Công An Phường Hải Châu ghi vào giấy ra trại: không giải quyết chỗ ở tại Đà Nẵng. Ông đành rời Quảng Nam, Đà Nẵng, để vào Sài Gòn!
Đêm kinh hoàng đến với Trung Tá Nguyễn Văn Tố tại trại Kỳ Sơn
Thời gian tôi ở tại trại tù Kỳ Sơn, Tiên Lãnh, có nhiều chiến hữu đã bị Cộng Sản sát hại rất dã man như Trung Tá Võ Vàng và Ngô Hoàng. Đến Hoa Kỳ tôi có viết lại với tựa bài “Dưới Tầng Địa Ngục” đã được nhiều báo đăng tải. Trong các nhân vật được kể có Trung Tá Nguyễn Văn Tố thoát chết trong đêm tối. Nhân viết bài tưởng nhớ Trung Tá Tố tôi xin trích đăng lại phần nói về Trung Tá Tố nơi bài viết trên.
* * *
Trung Tá Nguyễn Văn Tố và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt thoát chết trong đêm tối
Trung Tá Nguyễn Văn Tố sinh tháng 5-1930 tại Thừa Thiên. Số quân 50/201.605, Khóa 2 VBĐP Huế.
– Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên.
– Phó Thị Trưởng thành phố Huế.
– Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên.
– Trung Tâm Phó Trung Tâm Điều Hợp Bình Định Phát Triển Quân Khu I.
Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt sinh tháng 6-1940 tại Sài Gòn. Số quân 60/701.173, Khóa 13 Đệ Nhị Dương Cựu trường HQNT.
– Phân Cuộc Trưởng Hải Cảng Sâu Tiên Sa Đà Nẵng (con rể ông Nguyễn Văn Kiểu, nguyên Đại Sứ VNCH tại Đài Loan, bào huynh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu).
Khai cung trong tù: Trong đời binh nghiệp Trung Tá Nguyễn Văn Tố đã đảm nhận qua nhiều chức vụ khác nhau, tuy nhiên khi bị giam giữ tại trại Kỳ Sơn, cán bộ thẩm cung nghi ngờ anh là Sĩ Quan Tình Báo Cao Cấp, nhân viên CIA hạng nặng và am tường kế hoạch hậu chiến của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên đã đặc biệt khai thác anh rất nhiều lần về 4 điểm mà họ cần biết rõ:
1. Anh Tố đã tham dự ba khóa học về tình báo:
– Khóa tình báo tại trường Cây Mai.
– Khóa tình báo tại Singapore.
– Khóa hướng dẫn tình báo cao cấp tại Okinawa.
2. Việc thám sát Xuyên Sơn:
Vào năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho Trung Tướng Trần Văn Đôn (Tư Lệnh Quân Đoàn I) và Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ (đặc trách về du kích và phản du kích thuộc Bộ Quốc Phòng) có nhiệm vụ thành lập đoàn Thám Sát. Tiểu Khu Quảng Nam chỉ định Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích (Tiểu Khu Trưởng) làm Trưởng Đoàn Thám Sát Xuyên Sơn và Trung Úy Nguyễn Văn Tố (Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu) làm Phó Đoàn. Nhiệm vụ của đoàn là thám sát về thời tiết, địa thế giao thông bằng đường bộ, đường mòn, sông, suối, đời sống của dân Thượng Du, kinh tế, xã hội.
Sau hai năm thám sát, Tổng Thống Diệm xét duyệt lại để căn cứ vào đó thành lập 4 quận miền núi là Hiếu Đức, Thượng Đức, Hiệp Đức và Hậu Đức. Bốn quận này có trọng trách kiểm soát mọi hoạt động của quân du kích và ngăn chận sự xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt qua vùng rừng núi Trường Sơn.
3. Với chức vụ Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên, Trung Tá Tố đã lập kế hoạch cố thủ và phản công tại Huế trong trận tổng tấn công Mậu Thân. Với chiến công đạt được, sau khi giải tỏa Huế, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã gắn cấp bậc Trung Tá tại mặt trận cùng tưởng thưởng Đệ Tứ Đăng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu cho ông.
4. Khai rõ kế hoạch điều hành về lãnh vực chính trị, quân sự, kinh tế thời hậu chiến khi Trung Tá Tố làm Tỉnh Trưởng Phú Yên vào năm 1970.
Đêm kinh hoàng: Vào lúc 12 giờ 30 một đêm đầu tháng 7-1976 tại Trại 1 Kỳ Sơn, một vệ binh mang súng AK vào nhà 9 gọi anh Nguyễn Văn Tố và sang nhà 6 gọi anh Nguyễn Công Anh Kiệt đi nhanh ra ngoài rồi dẫn đến phía ngoài vọng gác cổng chính của trại. Nơi đây có sẵn vệ binh Trương tức Bốn tay cầm AK chờ sẵn. Anh Tố và Kiệt đoán chúng sắp đem mình đi bắn rồi vì trước đây vệ binh Bốn đã được chọn bắn Trung Tá Võ Vàng vào ngày 13-4-1976 tại khu Cò Bay, Bông Miêu. Sau khi Bốn nhận hai anh Tố và Kiệt xong chỉ tới ngồi nơi tảng đá gần đó. Tại đây anh Tố nói nhỏ với anh Kiệt: “Chắc chúng đưa mình ra bờ rào bắn rồi hô hoán là trốn trại. Sự tù tội chắc còn lâu dài lắm. Thôi chết sớm khỏe xác mình, vợ con bớt khổ trong việc lặn lội lên rừng sâu, núi thẳm thăm nuôi”. Qua lời anh Tố, anh Kiệt thở dài!
Thời gian lo lắng lần đến 2 giờ 30 sáng, thấy đèn pin lập lòe sáng rồi lần hồi một cán bộ từ Bộ Chỉ Huy xuống nói nhỏ gì với tên Bốn xong về lại. Lúc này hai anh Tố và Kiệt rất hồi hộp, chắc chúng sắp đem mình đi bắn rồi. Hai anh thầm cầu nguyện theo tôn giáo của mỗi người. Năm phút sau, tên Bốn gọi anh Tố và Kiệt đến rồi bảo hai anh về lại nhà ngủ để mai tiếp tục lao động.
Suốt đêm này hai anh không sao ngủ được và cứ lo lắng mãi. Kể từ sáng hôm sau hai anh Tố và Kiệt luôn được Quản Giáo theo dõi sát cho đến khi chuyển qua Trại 4 rồi đến Trại Tiên Lãnh.
Đến ngày 28-9-1978, toàn bộ tù nhân Kỳ Sơn được chuyển đến Trại Tiên Lãnh. Ba ngày sau khi đến Tiên Lãnh, hai anh Tố và Kiệt liền vào nhà cùm cùng với một số sĩ quan khác chúng cho là nguy hiểm.
Hai tháng sau khi đến Tiên Lãnh, một buổi chiều qua âm thanh rùng rợn của hai tiếng kẻng, tất cả mọi tù nhân vào phòng đóng cửa sắt. Công an trang bị vũ khí rải ra, canh giữ từng phòng một. Các cửa nhà cùm được mở ra, khoảng 100 tù nhân từ các phòng biệt giam được đưa ra ngoài trói lại bằng dây dù cột vào nhau với 5 người một do một công an canh giữ rồi chuyển đến Trại Đồng Mộ, Nhà Trắng để giam tiếp, trong số tù trên có hai anh Tố và Kiệt bị giam cho đến năm 1983.
Đến năm 1988, cả hai anh Tố và Kiệt mới nhận giấy ra trại sum họp cùng gia đình. Ngày 24-6-1992, anh Tố cùng vợ và bốn người con được các con cháu cùng đông thân hữu vui mừng chào đón tại phi trường Los Angeles theo chương trình H.O. 10. Anh Kiệt đã sang Hoa Kỳ và định cư tại Houston, Texas.
Chồng bị tù, vợ lo gia đình
Trong lúc ông Tố nằm trong lao tù, bà vợ bên ngoài lo chạy mọi thứ việc, phần lo cuộc sống gia đình, phần thăm nuôi ông mỗi hai tháng. Việc khó nhất là phải thu xếp để cho các con được vượt thoát khỏi Việt Nam. Bà suy tính, cuối cùng đã quyết định cho vượt biển bốn lần được 9 người con đều thành công, tuy có lần bà cũng bị Công An gọi đi làm việc nhưng qua sáng kiến xoay xở, sự rối rắm cũng qua đi.
Định mệnh gặp nhau tại Sài Gòn
1998 [1988] tôi từ Nha Trang vào Sài Gòn để nhận chút quà do con gái từ Canada gởi về. Sáng sớm, tôi và người bạn là Thiếu Tá Lê Quang Trang vừa xuống xe, đang đi bộ trên đường Pasteur thì thấy một người đang chạy bộ sát gần rồi gọi “Huân”. Tôi quay nhìn thì té ra là ông Tố. Trông ông ốm teo. Tôi liền hỏi:
– Anh về khi nào? Sao ốm quá vậy?
– Vừa mới ra tù, ở nhà cùm lâu quá.
Anh tiếp:
– Thôi về nhà mình gần đây nói chuyện.
Đến căn nhà số 50 Pasteur, bấm chuông, cửa mở. Chúng tôi tâm sự cùng anh qua chung trà ấm, toàn là những chuyện đau buồn trong lao tù. Kế đó anh mời chúng tôi ăn điểm tâm sáng. Sau đó có việc, tôi xin phép chia tay anh.
Xa nhau từ nửa vòng trái đất
Ngày 16-12-1991, còn một ngày nữa tôi cùng gia đình rời Sài Gòn qua Hoa Kỳ (H.O. 9). Ghé thăm anh lần này thấy da thịt anh có phần đầy đặn, tinh thần vui vẻ vì anh đang lo thủ tục xuất cảnh. Trong bữa cơm gia đình, anh mời tôi dùng rượu Martel. Nhìn qua chai rượu tôi liền hồi tưởng lại khi trong tù qua chuyến thăm nuôi vào dịp Tết, chị Mai vợ anh cũng tìm cách mang vào cho anh nửa chai rượu Martel nhưng ghi nơi vỏ chai là rượu thuốc xoa bóp để qua mặt tụi quản giáo. Khó khăn lắm trong tù mới uống được rượu Martel.
Trước khi chia tay, tôi nắm tay anh thật chặt. Anh nói:
– Chúc Huân và gia đình lên đường bình an.
Tôi cám ơn, đáp lời cũng chúc anh chị và các cháu ở lại mạnh giỏi, mong sớm gặp nhau tại Hoa Kỳ.
Tôi rời nhà anh trên chiếc xe Honda do con tôi chở. Chiếc xe mỗi lúc mỗi xa. Nhìn anh Tố lần nhớ lại cánh tay nhìn chào tạm biệt tôi mỗi lúc mỗi thêm nhạt dần. Trên đường xe gắn máy chạy ào ào bóp còi inh ỏi. Ngày mai chúng tôi rời Sài Gòn, tâm trí tôi nghĩ: “Sông có khúc, người có lúc”, “ngày mai trời lại sáng”.
Khi viết bài này tôi chợt nhớ: mới đây gia đình tôi đến Mỹ đã tròn 21 năm (22-10-1991 — 22-10-2012). Thời gian qua mau thật!
17 năm sau đoàn tụ gia đình
Sau 13 năm tù trong, thêm 4 năm tù ngoài, ông bà Tố cùng 3 người con (2 gái, 1 trai) và cháu đích tôn đã đáp chuyến bay từ Bangkok sang Hoa Kỳ vào ngày 24-6-1992 trong chương trình H.O.10. Đúng 2 giờ chiều phi cơ đáp xuống phi trường Los Angeles.
Tại phòng khách có hàng trăm người đi đón, phần đông các con cháu, dâu, rể, sui gia, thêm chiến hữu, bằng hữu và bạn tù. Bạn tù gồm có các ông Phùng Ngọc Bang, Nguyễn Văn Chước, Tôn Thất Thuyên và người viết.
Xong thủ tục nhập cảnh, giờ đoàn tụ đã đến. Mọi người đứng lên, kẻ ôm chầm, người siết chặt tay, những lời chúc mừng vang lên, những đóa hoa tươi được trao cho người đến. Tiếng cười nghe thật rộn rã. Cùng chuyến bay có nhạc sĩ Huỳnh Nhâm cùng vợ và bốn con. Anh Nhâm là bạn tù chúng tôi tại trại Kỳ Sơn, Tiên Lãnh. Dịp này sự vui mừng của chúng tôi càng tăng thêm.
Sau đó, một đoàn xe nối đuôi về nhà con ông Tố. Buổi cơm đoàn tụ bắt đầu. Thực đơn không còn cóc nhái, củ mì (sắn) độn cơm, canh “Thái Bình Dương” như những món ăn trong tù Cộng Sản. Ngày hôm ấy mới thật là vui niềm vui đoàn tụ sum vầy của một đại gia đình xa nhau qua những năm dài thống trị của Cộng Sản!
Vui buồn nơi xứ người
Tạm ổn định cuộc sống nơi xứ người, ông bà Tố lần lượt đi thăm viếng sui gia, con cái và bạn bè. Tìm hiểu cuộc sống nơi xứ người để hòa nhập được nhanh chóng.
Cuộc sống của ông bà thật êm đềm, vui thú cùng con cháu. Nhưng buồn thay, con người sống chết có mạng. Mới sang Mỹ được ba năm thì bà Tố ngã bệnh rồi mãn phần vào ngày 31-1-1995, hưởng thọ 64 tuổi. Từ đó ông Tố quá buồn, cuộc sống hàng ngày gắn liền với kinh kệ nhà Phật. Cứ mỗi Thứ Năm hàng tuần ông đều đến viếng mộ bà với một bó hoa.
Cái phước của ông là có được 13 người con gồm 7 trai và 6 gái. Cho đến nay 13 người con hiện đều định cư ở Hoa Kỳ, cộng thêm các nàng dâu và các chàng rể cùng 23 cháu nội, ngoại và 4 chắt.
Tin buồn chợt đến
Sáng ngày 27-8-2012, anh Kiểm điện thoại sớm hỏi tôi có biết tin tức gì về ông Tố không. Nghe qua tôi đâm lo vì cách đây bốn ngày tôi không còn nghe anh Tố điện thoại mỗi ngày như trước đây. Anh Kiểm cho biết anh Tố từ bệnh viện mới về, sụt ký nhiều lắm. Anh định mai đi thăm rồi hỏi tôi nếu tôi muốn đi thì anh sẽ ghé đón luôn. Tôi nói vậy mai anh cứ ghé đón tôi đi luôn.
Ba người chúng tôi gồm anh Kiểm nguyên Tiểu Khu Phó Phú Yên, anh Võ Văn Tùng nguyên Quận Trưởng Tuy Hòa và tôi đến thăm anh Tố. Anh ra tận nơi văn phòng đón chúng tôi, trên tay chống gậy, người rất tiều tụy. Vào nhà, nghe qua bệnh tình, sức khỏe, hàn huyên hơn một giờ thì chúng tôi cáo từ ra về. Trước khi về có chụp cùng nhau một tấm hình kỷ niệm. Khi đứng lên anh Tố có trao cho tôi một bì thư xem ra là anh ghi lại chương trình đón tiếp Tổng Thống Thiệu khánh thành cầu Đà Rằng năm 1971 khi anh làm Tỉnh Trưởng để giúp tôi có tài liệu viết bài “Cầu Đà Rằng”.
Đậm tình chiến hữu
Nghe tin sức khỏe ông Tố có phần mỗi ngày yếu dần, chúng tôi tám người từng phục vụ dưới quyền ông hoặc quen biết liền ghé thăm.
10 giờ sáng ngày 8-9-2012, chúng tôi đến tận tư gia thăm ông. Ông rất vui mừng tiếp đón chúng tôi. Trong chúng tôi có người bốn thập niên sau mới gặp lại ông. Câu chuyện hàn huyên với hồi tưởng xưa. Rất tiếc lần thăm này cổ họng ông đau không nói được nên ông cám ơn chúng tôi bằng chữ viết thay lời nói, tôi xin ghi lại dưới đây: “Các anh đến thăm, tôi rất cảm động và cám ơn rất nhiều”.
Tiếp đến ông nhìn tôi rồi viết tiếp ba chữ “Cầu Đà Rằng”, ý ông nhắc tôi viết bài “Cầu Đà Rằng” để gởi cho Đặc San Phú Yên. Tôi nói với ông tôi sẽ gởi trước Tết này.
Trước khi ra về tôi mời anh em chụp chung với ông một tấm hình. Ông bịn rịn bắt tay từng người thật chặt. Cái bắt tay đậm tình chiến hữu không ngờ cái bắt tay hôm ấy là lần bắt tay cuối cùng của ông cùng đám anh em chúng tôi.
Ông Tố mất rồi
Tôi đang ngủ ngon vì đêm rồi thức khuya thì 7 giờ 15 sáng ngày 22-10-2012 điện thoại reo, nghe qua máy là tiếng nói của anh Đoàn Ngọc Đa. Anh nói:
– Anh Huân. Ông Tố mất rồi!
Tôi không tin, cố hỏi lần nữa. Anh Đa tiếp:
– Ông Tố mới mất hồi 7 giờ sáng nay. Có tin gì tôi gọi tiếp cho anh.
Tôi liền gọi chú Trung con ông Tố thì Trung xác nhận:
– Ba con đã ra đi hồi 7 giờ sáng. Trước đó có đầy đủ chị em hiện ở Cali có mặt và những người ở xa đều biết qua màn ảnh.
Nghe qua tôi thật sự đau buồn rồi nói:
– Thôi chú gởi lời chia buồn cùng các chị em Trung. Xin cầu nguyện cho ông sớm về cõi Phật.
Tôi viết bài tưởng nhớ về ông Tố tuy có phần dài song nội dung chính trong tâm tôi muốn ghi lại những gì tôi đã biết về ông, mục đích:
– Tưởng nhớ lại qua những vui buồn giữa ông và tôi.
– Để con cháu ông biết thêm những sự hy sinh suốt cuộc đời người cha, người ông mình.
– Để các chiến hữu, bằng hữu thân quen ông Tố biết tin ông đã xa rời gia đình, thân quyến và bạn bè.
– Để đồng bào Việt, nhất là các thế hệ sau biết qua ông Tố một sĩ quan QLVNCH đã hy sinh cả cuộc đời cho Tổ Quốc.
Sau cùng, xin có lời chia buồn cùng các cô, chú, con ông Tố và tang quyến.
Nguyện cầu xin Đức Phật A Di Đà sớm tiếp dẫn Hương Linh ông Nguyễn Văn Tố, pháp danh Quảng Chơn, về cõi Tây Phương Cực Lạc.