Archives de catégorie : Textes sources

Correspondance internationale : Nguyên Ai Quôc est vivant ! [1933]

Pour clore la discussion du séminaire sur le parcours de Hô Chi Minh, notamment sur sa période à Hong-Kong, nous reproduisons ci-dessous un des rares articles corrigeant l’annonce de sa mort.

Nguyen Ai Quoc est vivant !

On avait lu l’année dernière l’annonce de la mort du courageux militant Nguyen Ai Quoc, fondateur du Parti communiste indochinois.

Or la nouvelle était fausse car nous apprenons que Nguyen Ai Quoc, condamné à deux ans de détention par le Tribunal militaire de Hong-Kong, vient d’être relâché.

Cette annonce de la soi-disant mort de Nguyen Ai Quoc était une odieuse canaillerie des requins de l’Indochine qui ont agi ainsi pour empêcher que la campagne pour la libération de Nguyen Ai Quoc prenne de l’extension.

L’émoi causé par son arrestation avait été considérable parmi tout le peuple opprimé de l’Indochine et l’annonce de sa mort est une manœuvre immonde à l’actif de l’impérialisme français.

Mais maintenant la vie de notre camarade miné par la maladie est à nouveau en danger car on peut lire dans la Volonté indochinoise du 26 mars : “Les autorités anglaises ont fait relâché le dangereux révolutionnaire et obligeront ainsi tous les services d’ordre de l’Indochine à exercer une surveillance excessivement serré en prévision d’un retour possible de Nguyen Ai Quoc en Indochine.”

Le gouvernement français regrette sans doute de n’avoir pas pu s’entendre avec l’impérialisme anglais comme il l’avait fait pour Joseph Ducroux, que la police anglaise remit dans les mains de la police anglaise dans des conditions d’une scandaleuse illégalité.

L’impérialisme français veut donc mettre la main sur notre camarade pour pouvoir le faire mourir en prison ou au bagne.

Il ne faut pas permettre le nouveau crime qui se prépare. Travailleurs qui avez arraché le retour de Ducroux en France, arrachez à l’impérialisme français le droit pour Nguyen Ai Quoc de se rendre en toute liberté là où il veut.

Protestez auprès du ministre Sarraut et du gouverneur Pasquier. Exigez qu’ils laissent Nguyen Ai Quoc libre !

Extrait de Correspondance internationale, n° 45-46, p. 574, 1933. Reproduit dans Nguyen Khoa Diem et al., The Legal Case of Nguyen Ai Quoc (Ho Chi Minh) in Hong-Kong, 1931-1933 (documents and photographs), Hanoi, The National Political Publishers – The Ho Chi Minh Museum, 2006, pp. 226-227.


L’article paru dans Correspondance internationale, n° 45-46, 1933.

Selon Pierre Brocheux, auteur d’une biographie sur Hô Chi Minh qui fait autorité, la négociation serrée en les autorités françaises et britanniques concernant l’extradition de Nguyen Ai Quoc trouve son épilogue grâce à une astuce de maître Loseby, l’avocat de Quoc :

C’est alors que pour dénouer la situation, l’avocat utilisa un leurre : à la fin de l’année 1932, il diffusa la nouvelle de Nguyen Ai Quoc. L’événement en soi était plausible étant donné que l’on disait Quoc tuberculeux. Aussi, peu de gens, si ce n’est personne ne mit en doute l’information. Le Daily Worker et L’Humanité l’annoncèrent ; à Moscou, les Vietnamiens de l’UTO organisèrent une veillée funèbre ; à Paris, Léo Poldès rappela avec émotion le souvenir de Nguyen le Patriote dans son journal Le Faubourg.

Dans le camp opposé, on prit na nouvelle au sérieux. Dans la Revue des Deux Mondes, J. Dorsenne l’avait prédit : “[…] le leader annamite, plus encore que par la justice humaine, est condamné par la justice divine. la tuberculose ne pardonne pas et si la décision des juges de Londres n’intervient pas bientôt, Nguyen Ai Quoc, le doux illuminé aux mains teintées de sang, aura probablement vécu…”.

Loseby, avec l’aide, on n’ose dire la complicité, du vice-gouverneur, mit en scène la fuite de Quoc.

Cf. Pierre Brocheux, Hô Chi Minh, du révolutionnaire à l’icône, Paris, Editions Payot & Rivages, Biographie Payot, 2003, p. 94.

Ouvrage publié en 2006 au Viêt-Nam par le Musée Ho Chi Minh rassemblant la documentation sur “le cas juridique Nguyen Ai Quoc” à Hong-Kong. Cote IAO : 603AV.06/236.

Déambuler dans la littérature vietnamienne francophone…

[ndlr] Un nouveau carnet de recherche intitulé Littérature Vietnamienne Francophone vient de voir le jour sur Hypotheses.org. Il s’agit du carnet de Nguyen Giang Huong, chargée de collections en Langue et Littérature d’Asie du Sud-Est au département Littérature et art de la BNF et notamment responsable du fonds vietnamien. Elle livre ci-après les principaux objectifs de sa démarche :

  • effectuer un état des lieux des écritures littéraires des auteurs francophones d’origine vietnamienne
  • favoriser la préservation des textes,
  • relayer les études scientifiques
  • établir une veille sur les différentes recherches menées sur ces corpus
  • attirer l’attention des chercheurs, des auteurs écrivains francophones ainsi que le public sur le plan international.

A visiter régulièrement.

FG

Profil de Nguyễn Giáng Hương : actuellement chargée de collections en Langues et Littératures d’Asie du Sud-Est à la Bibliothèque nationale de France et chercheuse associée au Centre des Sciences des Littératures de Langue Française (E.A. 1586), elle a soutenu en 2015 une thèse intitulée La poétique du sujet multiculturel dans le roman vietnamien francophone de l’époque coloniale, dans la première moitié du XXe siècle à l’Université de Paris-Ouest Nanterre La Défense. Elle a publié plusieurs articles sur l’écrivain Phạm Văn Ký.

Déclaration à l’occasion de la Journée Internationale des Droits de l’Homme 2016

[ndlr] Déclaration d’organisations vietnamiennes à l’occasion de la journée internationale des Droits de l’Homme. Initialement publiée en vietnamien et traduite en français sur le site du Viêt Tân. Alors que l’étau se resserre contre la dissidence, des voix s’élèvent pour dénoncer une situation de plus en plus préoccupante.

Déclaration à l’occasion de la Journée Internationale des Droits de l’Homme 2016

9 décembre 2016

Le 10 décembre 2016 marque le 68ème anniversaire de l’adoption de la Déclaration Universelle des Droits de l’Homme. Ce document est devenu le standard des droits de tous les peuples que chaque nation doivent respecter. Bien que membre du Conseil des Droits de l’Homme des Nations Unies, le gouvernement vietnamien ne respecte pas les droits de l’homme tels que décrits dans la Déclaration Universelle des Droits de l’Homme. Pire encore, il a aussi accru sa répression sur le peuple vietnamien.

- Augmentation du nombre d’arrestations et de détentions arbitraires. Citons les cas suivants : l’avocat des droits de l’homme Nguyen Van Dai et Le Thi Thu Ha, [la femme] défenseur des droits fonciers Can Thi Theu, [la] blogueu[se] Nguyen Ngoc Nhu Quynh, le Dr Ho Hai, Luu Van Vinh, Nguyen Van Duc Do et Hoang Van Giang.

- Dégradation des conditions de détentions des prisonniers d’opinion, devenant encore plus brutal et inhumain, notamment pour Ho Duc Hoa, Tran Thi Thuy, Dang Xuan Dieu, Tran Huynh Duy Thuc, Dinh Nguyen Kha, Nguyen Hoang Quoc Hung.

- Utilisation arbitraire de l’assignation à résidence pour limiter la liberté de circulation et empêcher les anciens prisonniers de conscience de revenir à un mode de vie normal. Cela cause des difficultés déraisonnables aux militants.

- Intensification de la violation de la liberté religieuse. Parmi les incidents récents, mentionnons la destruction de la pagode Lien Tri et le monastère de Thien An, le démantèlement du temple Tuy An Cao Dai dans la province de Phu Yen, la restriction des activités religieuses et la barrière de mouvement pour beaucoup de moines et de fidèles Cao Dai, Hoa Hao, religions protestantes, catholiques et bouddhistes.

- Intimidation et harcèlement des défenseurs des droits de l’homme par des actions comme la destruction de leurs biens et l’entrave à leur capacité d’organiser des activités. Pour les militants qui sont encore étudiants, le gouvernement vietnamien crée des pressions qui les empêchent d’étudier et de passer des examens. Dans les victimes de cette forme d’oppression figurent le Pasteur Nguyen Trung Ton, le Révérend Phan Van Loi, Tran Duc Thach, Nguyen Van Trang et Truong Minh Tam.

- Mesures disciplinaires à l’encontre des journalistes qui ont dénoncé la vérité ou exprimé leur opinion, comme dans le cas des journalistes Phung Hieu, Mai Phan Loi et Quang The.

À l’occasion de ce 68ème anniversaire de la Déclaration universelle des droits de l’homme, nous appelons la communauté internationale à dénoncer fermement la répression continue des droits de l’homme par le gouvernement vietnamien.

Nous demandons instamment au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies, à toutes les organisations internationales de défense des droits de l’homme et aux gouvernements démocratiques d’intervenir et de faire pression sur les autorités vietnamiennes pour :

  • La libération inconditionnellement tous les prisonniers de conscience
  • La suppression des condamnations qui contraignent les anciens prisonniers d’opinion à rester en résidence surveillée après leur sortie de prison.
  • La restitution les biens et la liberté de pratiquer sa religion pour tous les groupes confessionnels.
  • L’arrêt immédiat de tous les actes d’intimidation et de harcèlement envers les défenseurs des droits humains.
  • Le respecter et la protection de tous les droits fondamentaux, dont la liberté de la presse, la liberté d’expression et la cessation immédiate des attaques physiques, les arrestations arbitraires et les menaces contre les journalistes et les citoyens qui utilisent leur droit d’exprimer leur opinion protégée par la loi.

Le peuple vietnamien doit avoir le droit de vivre dans son propre pays avec tous les droits de l’homme protégés tels qu’énoncés dans la Déclaration Iniverselle des Droits de l’Homme.

10 décembre 2016

Conjointement signé

1. Forum de la société civile – représenté par Nguyen Quang A.

2. Viet Tan – représenté par Duy Hoang.

3. Église de l’Alliance luthérienne Vietnam-États-Unis – représentée par le pasteur Nguyen Hoang Hoa

4. Hoa Hao Église bouddhiste puriste – représentée par Le Quang Hien et Le Van Soc.

5. Association vietnamienne d’amitié des prisonniers politiques et religieux – représentée par Nguyen Bac Truyen.

6. Fraternité pour la démocratie – représentée par Nguyen Trung Ton.

7. Association pour la protection de la liberté de religion – représentée par Ha Thi Van.

8. Association de Bau Bi Tuong Than- représentée par Nguyen Le Hung.

9. Association des anciens prisonniers de conscience catholiques – représentée par Nguyen Van Oai.

10. Anciens prisonniers d’opinion vietnamiens – représentés par M. Nguyen Dan Que et M. Nguyen Van Loi.

11. Association de Compassion Mutuelle – représentée par le Rév. Pham Ngoc Thach.

12. Association de soutien aux victimes de la torture – représentée par M. Dinh Duc Long.

13. Église Cao Dai, Secteur des moyens de subsistance humains – représentée par M. Hua Phi, M. Nguyen Kim Lan, Mme Nguyen Bach Phung

14. Bloc 8406 – représenté par Do Nam Hai et Nguyen Xuan Nghia.

15. Réseau des blogueurs vietnamiens – représenté par Pham Thanh Nghien.

16. Nguyen Kim Dien Groupe de prêtres – représenté par le révérend Nguyen Huu Giai et le révérend Nguyen Van Ly.

17. Travail vietnamien – représenté par Do Thi Minh Hanh.

18. Mouvement de solidarité des requérants opprimés – représenté par Tran Ngoc Anh.

19. Le journal de Saigon – représenté par le révérend Le Ngoc Thanh.

20. La Jeunesse de la Compassion – représentée par Thai Van Dung.

21. Pour l’avenir du Vietnam – représenté par Tran Minh Nhat.

Signataires individuels :

1. Bui Hien – poète, Canada

2. Bui Tuan Duong – Quang Khe- Dak Glong-Dak Nong.

3. Chu Anh Tuan – Vung Tau.

4. Duong Sanh – ancien professeur , Van Ninh, Khanh Hoa.

5. Hoang Dung – Professeur associé PhD., Saigon.

6. Huynh Quoc Huy – journaliste indépendant (aka Nam Viet), Saigon.

7. Kha Luong Ngai – journaliste et membre des Amis du Hieu Dang Assoc., Saigon.

8. Lai Thi Anh Hong-artiste, Saigon.

9. Le Minh-Xuan Loc, Dong Nai.

10. Lu Van Bay – ancien prisonnier d’opinion.

11. Ngo Kim Hoa (Suong Quynh) – journaliste indépendante, Saigon.

12. Ngo Thi Kim Cuc- et journaliste, Saigon.

13. Nguyen Manh Hung – Pasteur protestant, Saigon.

14. Nguyen Nu Phuong Dung – activiste, Saigon.

15. Nguyen Thuy Hanh, activiste des droits de l’homme, Hanoi.

16. Nguyen Trang Nhung, militant des droits de l’homme à Hanoi.

17. Nguyen Tuong Thuy – journaliste indépendant, Hanoi.

18. Hoang Hung-poète et ancien prisonnier d’opinion, Saigon.

19. Phan Dac Lu-Thu Duc, Saigon.

20. Phan Hai Yen- Saigon.

21. Tong Van Cong – journaliste.

22. Tran Duc Thachoppet et ancien prisonnier d’opinion, Nghe An.

23. Tran Minh Quoc – professeur à la retraite.

24. Truong Long Dien – fonctionnaire retraité, Long Xuyen, An Giang.

25. Uong Dinh Duc-Saigon.

26. Vo Van Tao-journaliste, Nha Trang.

27. Vu Le Khoï-enseignant.

Source : Viet Tan

 

Ngo Dinh Diem : Nationalisme et démocratie [Appel au peuple, 9 mai 1955]

[ndlr] Six mois avant la fondation de la République du Viêt-Nam (Sud) le 26 octobre 1955, discours de Ngo Dinh Diem sur sa conception du nationalisme.

“Le nationalisme qui se livrerait à la réaction est condamné à la mort, comme le nationalisme qui s’allie avec le Communisme est voué à la trahison”.

ngodinhdiem_quoctruongvietnamtudo_1956

Chers Compatriotes,

J’ai adressé le 8 mai un message à nos amis du Monde Libre. Il m’a paru en effet nécessaire que par ma voix, vos aspirations soient une fois de plus exprimées, votre détermination comprise, et votre cause entendue.

Pendant longtemps, on a vidé un mot qui vous était cher de tout son sens, c’est celui d’indépendance.

A présent, on abuse d’un autre mot : c’est celui de nationalisme.

Il ne suffit pas d’avoir peur du communisme, de vivre au dessous du 17e parallèle, de posséder des intérêts importants, pour se dire nationaliste.

Le Viêt-Nam ne sera jamais une Nation, il n’y aura jamais au Viêt-Nam de véritable nationalisme si certains de ses fils tentent de consolider à leur seul profit, les vestiges d’un régime périmé, et si d’autres servent une idéologie absolument étrangère à nos traditions spirituelles.

Le nationalisme que vous honorez de servir, le nationalisme irréductible de nos pères est un nationalisme essentiellement fondé sur la volonté de rejeter toute domination, et de préserver notre union dans ce que nous avons de commun et de plus sacré : notre terre, nos héros, notre sang.

Le nationalisme qui se livrerait à la réaction est condamné à la mort, comme le nationalisme qui s’allie avec le communisme est voué à la trahison.

Le nationalisme n’aurait aucun sens s’il n’apportait pas à nos compatriotes une libération définitive, s’il ne consacrait pas une fois pour toutes, leur liberté, s’il ne leur conférait pas une vie au-dessus de toute indignité.

C’est pourquoi, je pense que le nationalisme ne serait qu’un mensonge s’il ne conduit pas à la démocratie.

En vérité, ceux qui redoutent la démocratie sont ceux-là seuls qui ont mauvaise conscience. Ceux-là qui ont retardé notre accès à l’indépendance, ceux-là qui nous empêchent de réaliser des progrès sociaux, ceux-là qui intriguent mais n’osent pas présenter publiquement un programme, ici, à Saigon, devant le peuple.

Car en fait, il n’y a pas plusieurs programmes. Il n’y en a qu’un : celui qui préserve notre indépendance, qui fit de notre nationalisme un nationalisme vivant, conforme à nos traditions spirituelles, et par lequel nous accèderons tous, ensemble, à la démocratie.

—  —  —

Extrait de : “Nationalisme et démocratie (Appel au peuple, 9 Mai 1955)”, in La voie de la juste cause (Traduction des principaux discours et déclarations du Président Ngo-Dinh-Diem), Saigon, Service de Presse, Présidence de la République du Viêt-Nam, 1956, pp. 86-87.

Présentation d’un manuscrit ancien Histoire de Luc Vân Tiên en trois langues

[ndlr] Présentation officielle de l’édition illustrée, commentée et trilingue du Luc Vân Tiên du grand poète Nguyên Dinh Chiêu (1822-1888). Félicitations à Pascal Bourdeaux, Nguyên Nha et Olivier Tessier pour cette redécouverte (en 2011) et cet admirable travail d’édition et d’érudition de l’EFEO .

luc-van-tien-co-truyen

Ho Chi Minh-Ville (VNA) – L’École française d’Extrême-Orient a organisé, le 30 mai à la résidence du consul général de France à Hô Chi Minh-Ville, une cérémonie de présentation de l’ouvrage Histoire de Luc Vân Tiên. Une version unique et rare, méticuleusement présentée et éditée.

Il s’agit d’un fac-similé, complété des commentaires adjoints au manuscrit original, qui a été réalisé au XIXe siècle, et conservé aujourd’hui à la bibliothèque de l’Académie des Inscriptions et des Belles Lettres.

L’œuvre originale est l’unique version illustrée de 139 planches polychromes d’un poème vietnamien intégral, et la seule connue à ce jour. La beauté et la valeur littéraires comme historiques de ce document unique ont justifié sa publication.

Lire la suite : Vietnam +, 02/06/2016.

Voir aussi :

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam

[ndlr] Discours officiel de Barack Obama au Viêt-Nam (24 mai 2016). Retranscription suivie des vidéos des deux discours à Hanoi le 24 mai et à Saigon le 25 mai 2016.

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam

Nhà trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí

Dành cho đăng tải ngay
Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Hà Nội, Việt Nam

12:11 P.M. ICT

TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.

Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.

Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tin thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.

Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.

Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).

Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.

Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới. Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.

Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.

Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.

Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền. Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang làm việc trong chính phủ – thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực. Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự – thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta. Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích cực.

Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra. Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành, bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình … tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).

END12:43 P.M. ICT

Source : Ambassade US au Viêt-Nam

Lire le discours en anglais : Remarks by President Obama in Address to the People of Vietnam (24/05/2016, National Convention Center Hanoi, Vietnam).