[ndlr] Mise en ligne sur YouTube d’une interview avec Bui Diêm, ancien ambassadeur de la République du Viêt-Nam qui évoque le débarquement des Marines à Danang le 8 mars 1965. Signalé sur VSG par Alex-Thai D. Vo (Cornell University) que nous remercions.
This is part of the Vietnam War Oral History Project–People and History: The United States Intervention in Vietnam Through the Eyes of a Diplomat, 1965-1975 [Con Người và Lịch Sử: Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam Qua Cái Nhìn Của Một Nhà Ngoại Giao, 1965-1975].
Transcription
• Hỏi: Như thế thì có nghĩa là, ông nói đó là năm 1964, thì có nghĩa là những cái sự hiện diện của Mỹ có trước ngày 8 tháng 3, năm 1965 phải không?
• Bùi Diễm: Đúng rồi, nhưng mà có dưới hình thức của những cái người tham gia vào phi vụ Rolling Thunder mà thôi.
• Hỏi: Ông có biết có bao nhiêu người không?
• Bùi Diễm: Không, tôi không biết rõ chắc chắn không phải những đơn vị mà người ta gọi là đơn vị chiến đấu. Chỉ là những đơn vị để mà phục vụ những phi vụ đi ra miền Bắc mà thôi. Thế rồi đến lúc khi mà ông Quát cũng có được biết rằng cũng có nhu cầu phải bảo vệ phi trường Đà Nẵng, thời gian chóng quá, chỉ chưa đầy có ít hôm thôi bởi vì chính phủ Phan Huy Quát mới được thành lập, nếu mà tôi không nhầm vào cái ngày 15 tháng hai năm 1965. Từ 15 tháng hai cho đến mùng 8 tháng 3 chỉ có ba tuần lễ thôi. Thành thử nếu người Mỹ thật sự có nói với ông Quát là có nhu cầu bảo vệ phòng thủ trường bay Đà Nẵng đó thì thời gian giữa chính phủ Phan Huy Quát được thành lập tới cái ngày mùng 8 tháng 3 chỉ có 3 tuần thôi. Mà rồi tới lúc 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến nó đổ bộ vào Đà Nẵng đó thì nếu tôi không lầm tôi theo dõi những tài liệu của chính những người Mỹ của Ngũ Giác Đài và của Bộ Ngoại Giao Mỹ, thì chính ông Đại sứ Maxwell Taylor cũng biết là có thể có sự can thiệp mạnh mẻ hơn về phương diện quân sự vào việc bảo vệ cái phi trường Đà Nẵng nhưng mà cũng hơi ngỡ ngàng ngày mùng 3 tháng năm 1965 khi thấy ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đồn dập đổ bộ vào buổi sáng mùng 8 năm 1965. Vào buổi sáng hôm đó như tôi đã nói trong cuốn sách của tôi, mới sáng sớm ông Quát đã gọi giây nói cho tôi, với tư cách là một người cộng sự viên gần nhất của ổng ấy, tôi là Bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng. Ổng bảo tôi anh phải đến tôi sớm, tôi cần anh sáng sớm hôm nay có việc cần. Tôi vội vàng tôi đến nhà ông Quát thì tại đó tôi thấy sự có mặt của người cố vấn của tòa đại sứ Hoa Kỳ tức là ông Manfull. Thế thì tôi vừa đến tôi đã thấy sự có mặt của ông Manfull ở nhà ông Phan Huy Quát rồi. Ông Quát bảo tôi “Anh ở đây rồi thì anh phải sửa soạn thảo một bản thông cáo để loan báo việc 3 cái tiểu đoàn thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng.” Tôi hết sức ngạc nhiên, tôi bảo “có cái chuyện gì mà nguy hiểm đến thế mà quân đội Mỹ phải đổ bộ đến Việt Nam?” Tôi hỏi ông Quát như thế. Thì ông Quát bảo, “Tôi sẽ nói chuyện với anh về sau nhưng bây giờ anh cứ ra với ông Manfull đi, anh cùng với ông ấy thảo luận việc làm sao có được một bản thông cáo về việc đỗ bộ của 3 cái tiểu đoàn thủy quân lục chiến.” Tôi hỏi ông Manfull, “Sự kiện nó như thế nào cho tôi biết để mà tôi với ông thảo ra một cái bản thông cáo loan báo việc mà đổ bộ của thủy quân lục chiến.”
• Hỏi: Loan báo là loan báo cho quần chúng hay cho tất cả miền Nam Việt Nam?
• Bùi Diễm: Cho quần chúng, vừa cho miền Nam biết rằng hôm nay ngày đó giờ đó có những tiểu đoàn của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam để giúp đở Việt Nam bảo vệ phòng thủ phi trường Đà Nẵng. Tôi ngồi với ông Manfull tôi làm xong cái thông cáo đó rồi thì là ông Manfull ra về thì tôi lại quay lại hỏi ông Quát, “Bây giời ông nói cho tôi rõ đi, tại làm sao mà có việc này.” Ông ấy có nói với tôi rằng mấy hôm trước ông Maxwell Taylor có nói với ổng ấy một cách chung chung, không nói rõ ngày, không nói rõ bao nhiêu nhưng bảo có thể có cái sự có mặt của một số quân đội Mỹ để bảo vệ trường bay Đà Nẵng—thì đấy sự ngạc nhiên của cá nhân tôi cũng như có lẽ một cái ngạc nhiên của ông Phan Huy Quát nữa khi mà có việc 3 cái tiểu đoàn thủy quân lục chiến đó đổ bộ vào Việt Nam. Thì đấy tất cả là những sự kiện, facts, mà để tả rõ bước đầu của sự can thiệp trực tiếp của người Mỹ bằng những đơn vị chiến đấu ở Đà Nẵng, lúc bấy giờ là đầu năm 1965.
Tôi cũng phải nói thêm là thế này, về sau nầy tôi có tra cứu về những tài liệu của người Mỹ mà tài liệu của người Mỹ cũng dần dần được giải mật thì tôi thấy rằng chính ông Maxwell Taylor ông ấy cũng rất không đồng ý về chuyện đổ bộ mà nhiều như thế, bởi vì ông ấy bảo “ừ thì đổ bộ quân một số cũng được nhưng mà tại sao lại mang những dụng cụ nặng, những chiến xa như thế nầy là như thế nào?” Trong một bản gọi điện của ông ấy gửi về cho chính phủ ở Hoa Thịnh Đốn, ông ấy tỏ ý là ông ấy không vui lòng lắm về sự có mặt của đông đủ những thủy quân lục chiến ở miền Nam. Và đến lúc về sau nữa thì trong một cuốn sách của ông Alexis Johnson, cũng là một người đại sứ, là phó đại sứ cho ông Maxwell Taylor, ổng ấy nói rõ lám: “Tôi và ông tướng Taylor là những người chủ trương không muốn có sự có mặt đông đủ của người Mỹ trong trận chiến tranh Việt Nam.” Thì người ta mới thấy rằng ngay ở trong cái chính phủ của nước Mỹ cũng có những nhóm này chủ trương thế này và những nhóm khác chủ trương thế khác và tùy từng lúc khi mà nhóm nào có ảnh hưởng nhiều hơn cả ở bên cạnh ông Tổng Thống thì lúc bấy giờ là gọi là trên mặt thực tế chính sách đó được thực hiện, nghĩa là lúc mà thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng thì có lẽ phe quân nhân họ có ảnh hưởng lớn ở bên cạnh chính phủ ông Tổng Thống Johnson, cho nên áp đảo những ý kiến khác, thí dụ như của Bộ Ngoại Giao chẳng hạn. Thì như Bộ Ngoại Giao về sau tôi được biết, tôi tiếp xúc với rất là thân thiện với ông Bundy chẳng hạn thì tôi hiểu ông ấy cũng như những người khác cũng rất dè đặt về vấn đề tham chiến một cách ồ ạt của người Mỹ vào trong trận chiến Việt Nam. Nhưng mà điểm đó là một điểm quan trọng để cho chúng ta thấy rõ là trong suốt trận chiến tranh Việt Nam tuy rằng người Mỹ có một chính sách lớn, là chính sách ngăn chận be bờ đó, nhưng mà trong cái phạm vi của chính sách ngăn chận be bờ đó có rất nhiều khuynh hướng. Có khuynh hướng ôn hòa, có những khuynh hướng diều hâu, thì chúng ta mới nhìn thấy rằng thì là tất cả cái cuộc chiến tranh Việt Nam, nó được diễn ra nhưng mà qua những thời kỳ hết gọi là khuynh hướng này có ảnh hưởng nhiều rồi qua cái khuynh khác, cũng như đến lúc về sau những vấn đề gọi là giải pháp hòa bình dưới thời của ông Nixon và ông Kissinger chẳng hạn. Cũng vẫn là những chuyện mâu thuẩn ở trong nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ, có nhóm này đề nghị thế này nhóm khác đề nghị thế khác, nhưng mà cuối cùng ông Tổng Thống Mỹ có một quyết định nào đó thì sẽ tùy thuộc vào ảnh hưởng nào đó mạnh hơn để mà có thể nói rằng thuyết phục được ông Tổng Thống đi theo con đường nào.
OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
indomemoires (6 mars 2018). Vietnam War Oral History Project: U.S. Marines landing in Đà Nẵng, March 8, 1965. Mémoires d'Indochine. Consulté le 9 décembre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/q5v0