When the Communists took over North Vietnam in 1954, a million refugees fled to the South. I personally heard stories of their incredible suffering. But, along with other South Vietnamese, I refused to believe them. A generation later, I could not believe Solzhenitsyn’s book “The Gulag Archipelago,” either. I dismissed it as anti-Communist propaganda.
But by 1979, I had published my own book, “The Vietnamese Gulag.” Can those who have suffered the horror of Communism ever convince those who have not experienced it? From 1945, when I was born in the village of Caivon in Vinh Long province, 100 miles south of Saigon, until I left Vietnam in May 1978, I never enjoyed peace. My family’s house was burned three times in the war against the French. To escape the fighting, my parents moved from one village to another throughout my youth. Like the majority of Vietnamese patriots, they joined the resistance forces fighting the French. As I grew up, I myself saw how the peasants were oppressed by the local officials of the successive Saigon regimes, how they were victimized by the French bombardments. I learned the history of my country’s thousand-year struggle against Chinese occupation and its century-long effort against Western domination. With this background, my compatriots and I grew up with a hatred of foreign intervention.
When the students at Saigon University elected me vice president of the Saigon Student Union in 1969 and 1970, I participated in the different peace efforts, leading student demonstrations against the Thieu regime and against American involvement. I published a magazine called Self-Determination, and traveled in January 1971 to California to give antiwar lectures at Berkeley and Stanford. For my activities, I was arrested and jailed many times by the Thieu Government.
During that period, I believed that I was fulfilling my commitment to peace and the independence of my country. I had faith, too, in the program of the National Liberation Front (N.L.F.), which led the revolutionary resistance in South Vietnam. I hated Saigon’s rulers, men like Gen. Nguyen Van Thieu, Gen. Nguyen Cao Ky, Gen. Dang Van Quang — former soldiers of the French colonial army. These were the men whom the French had recruited in the 1940’s to help destroy the Vietnamese resistance. They had risen over the years to become leaders themselves, but they commanded no respect from the people. Because of their lack of popular support, they were predisposed to rely on foreign forces.
As a student leader, I felt I had to pursue the aspiration of the Vietnamese people for democracy, freedom and peace.
Naively, I believed that the Hanoi regime at least had the virtue of being Vietnamese, while the Americans were foreign invaders like the French before them. Like others in the South Vietnamese opposition movements, I believed that our Communist compatriots in the North would be more amenable to compromise and easier to work with than the Americans. Moreover, I was hypnotized by the personal sacrifices and devotion the Communist leaders had demonstrated. Ton Duc Thang, former President of North Vietnam, for example, had been imprisoned for 17 years in a French jail. I was hypnotized also by the political programs advocated by the N.L.F., which included a domestic policy of national reconciliation, without risk of reprisal, and a foreign policy of nonalignment. Finally, I was influenced by progressive movements throughout the world and by the most prestigious intellectuals in the West. My impression was that during the 1960’s and early 70’s the leaders of the American peace movement shared my convictions.
These convictions endured through the signing of the 1973 Paris peace accords and the subsequent collapse of the South Vietnamese Government two years later. When liberation was imminent, I was the one who told friends and relatives not to flee. “Why do you want to leave?” I asked. “Why are you afraid of the Communists?” I accepted the prospect of enduring hardships to rebuild my country and I decided to stay in Vietnam and continue working as a branch manager at a Saigon bank, where I had been for more than four years, writing secret reports about the economic situation in South Vietnam for the N.L.F. (After leaving the university, I had not been drafted by the South Vietnamese Government because I was the only son in my family. And I had not joined the Vietcong because the N.L.F. felt I could serve a more useful role providing financial reports from the bank.)
Several days after Saigon fell, the Provisional Revolutionary Government, formed by the N.L.F., asked me to join the finance committee, a group of intellectuals whose job it was to advise the Government on matters of economic policy. I complied willingly, taking a pay cut of 90 percent. My first assignment was to help draw up a plan for confiscating all the private property in South Vietnam. Shocked, I proposed that we should expropriate only the property of those who had cooperated with the former regime and those who had used the war to become rich, and that we distribute it in some fashion to the poor and to the victims of the war, Communist and non-Communist alike. My proposals, of course, were rejected. I was naive enough to think that the local cadres were mistaken, that they misunderstood the good intentions of the Communist Party leaders. I had many fights with them, believing as I did Hanoi’s previous statement that “the situation in the South is very special and different from that of North Vietnam.” A few months before the liberation of Saigon, Le Duan, the First Secretary of the Communist Party, had said, “The South needs its own policy.”
In the end, I could not obey the order to help arrange the confiscation of all private property, a plan that was subsequently carried out. Such a scheme had nothing to do with fulfilling the aspirations of the South Vietnamese, and it went against my conscience. I decided to resign. But no one resigns in a Communist regime. The implication of nonconformity is intolerable to Communists. When I submitted my resignation, the chief of the finance committee warned me that my action “would only serve as propaganda to excite the people; here we never do it that way.” Several days later, while I was attending a concert at the great National Theater (formerly the National Assembly Hall, which my fellow students and I had occupied so many times under the Thieu regime), I was arrested. No charges were made, no reasons were given. After the fall of Saigon, many progressive intellectuals and former antiwar-movement leaders believed that the new Vietnamese regime would bring internal democracy and freedom from foreign domination. They believed that the new regime would pursue the best interests of the people, honoring its promise to carry out a policy of national reconciliation without fear of reprisal. Far from adhering to their promises, the Vietnamese rulers have arrested hundreds of thousands of individuals — not only those who had cooperated with the Thieu regime but even those who had not, including religious leaders and former members of the N.L.F.
Vietnam today is a country without any law other than the arbitrary directives of those in power. There is no civil code.
Individuals are imprisoned without charges and without trial. Once in jail, prisoners are taught that their behavior, attitude and “good will” are the key factors in determining when they may be released -whatever crimes they may have committed. As a consequence, prisoners often obey the guards blindly, hoping for an early release. In fact, they never know when they may be released — or when their sentences may be extended. How many political prisoners are there in Vietnam today? And how many of them have died in prisons during the first six years of Communist rule? Nobody can know the exact numbers. The United States Department of State has said there are from 150,000 to 200,000 prisoners; Vietnamese refugees estimate about one million. Hoang Huu Quynh, an intellectual, a graduate of Moscow University, who served as a director of a technical school in Ho Chi Minh City (formerly Saigon), recently defected to France during his Government sponsored tour of European countries. He told the French press: “There are at least 700,000 prisoners in Vietnam today.” Another witness, Nguyen Cong Hoan, a former member of the reunified National Assembly, which was elected in 1976, who escaped by boat in 1978, said that he himself knew “about 300 cases of executions” in his own province of Phu Yen. In 1977, officials in Hanoi insisted that only 50,000 people, who posed the greatest threat to national security, had been arrested. But Prime Minister Pham Van Dong said, in the French magazine Paris Match, on Sept. 22, 1978, “In over three years, I released more than one million prisoners from the camps.” One wonders how it is possible to release more than a million after having arrested only 50,000.
When I was arrested, I was thrown into a three-foot-by-six-foot cell with my left hand chained to my right foot and my right hand chained to my left foot. My food was rice mixed with sand. When I complained about the sand, the guards explained that sand is added to the rice to remind prisoners of their crimes. I discovered that pouring water in the rice bowl would make the sand separate from the rice and sink to the bottom. But the water ration was only one liter a day for drinking and bathing, and I had to husband it carefully.
After two months in solitary confinement, I was transferred to a collective cell, a room 15 feet wide and 25 feet long, where at different times anywhere from 40 to 100 prisoners were crushed together. Here we had to take turns lying down to sleep, and most of the younger, stronger prisoners slept sitting up. In the sweltering heat, we also took turns snatching a few breaths of fresh air in front of the narrow opening that was the cell’s only window. Every day I watched my friends die at my feet.
In March 1976, when a group of Western reporters visited my prison, the Communist officials moved out all the prisoners and substituted North Vietnamese soldiers. In front of the prisons, one sees no barbed wire, no watchtowers, only a few policemen and a large sign above the entrance that proclaims Ho Chi Minh’s best-known slogan: “Nothing Is More Precious Than Liberty and Independence.” Only those detained inside and those who guard them know what kind of place is hidden behind that sign. And every prisoner knows that if he is suspected of planning to escape, his fellow inmates and relatives at home will be punished rather than he himself.
We will never know precisely the number of dead prisoners, but we do know about the deaths of many well-known prisoners who, in the past, never cooperated with President Thieu or the Americans: for example, Thich Thien Minh, the strategist of all the Buddhist peace movements in Saigon, an antiwar activist who was sentenced to 10 years in jail by the Thieu regime, then released after an outpouring of protest from Vietnamese and antiwar protesters around the world. Thien Minh died in Ham Tan prison after six months of detention in 1979. Another silent death was that of the lawyer Tran Van Tuyen, a leader of the opposition bloc in the Saigon Assembly under President Thieu. This well-known activist died in Communist hands in 1976, although as late as April 1977, Prime Minister Pham Van Dong was telling French reporters that Tuyen was alive and well in a re-education camp. One of the greatest losses has been that of the famous Vietnamese philosopher Ho Huu Tuong. Tuong, a classmate of Jean-Paul Sartre’s in Paris in the 1930’s, was perhaps the leading intellectual in South Vietnam. He died in Ham Tan prison on June 26, 1980. These men were arrested, along with many others among the most prominent and respected South Vietnamese, in order to pre-empt any possible opposition to the Communists.
Some American supporters of Hanoi have ignored or rationalized these deaths, as they have the countless other tragedies that have befallen Vietnam since 1975. It is more than likely that they will continue to maintain their silence in order to avoid the profound disillusionment that accepting the truth about Vietnam means for them. Yet if liberty and democracy are worth struggling for in the Philippines, in Chile, in South Korea or in South Africa, they are no less worth defending in Communist countries like Vietnam. Everyone remembers the numerous demonstrations protesting United States involvement in Vietnam and the war crimes of the Thieu regime. But some of those people who were then so passionately committed to democratic principles and human rights have developed a strange indifference now that these same principles are under assault in Communist Vietnam. For example, one antiwar activist, William Kunstler, refused to sign a May 1979 open letter to the Socialist Republic of Vietnam in which many former antiwar activists, including Joan Baez, protested Hanoi’s violations of human rights. Kunstler said, “I don’t believe in criticizing socialist governments publicly, even if there are human-rights violations,” and, “The entire Baez campaign may be a C.I.A. plot.”
This statement reminds me of the argument used by the Thieu regime to suppress opposition: “The peace movements and the opposition activists are all the Communists’ lackeys.”
There are other illusions about the current regime in Vietnam about which people should be disabused. Many people believed that Ho Chi Minh was primarily a nationalist and that the Vietnamese Communists were and are independent of the Soviet Union. I believed the same before they took over South Vietnam. But portraits of Soviet leaders now adorn public buildings, schools and administrative offices throughout “independent Vietnam.” In contrast, one never saw pictures of American leaders even during the so-called puppet regime of President Thieu. The degree of subordination the present Government feels toward its Soviet patron is suggested by a famous poem by the well-known Vietnamese poet To Huu, a member of the Politburo and president of the Communist Party Committee of Culture. Here we have an opportunity to listen to a high-ranking Vietnamese weep on the occasion of Stalin’s death:
Oh, Stalin! Oh, Stalin!The love I bear my father, my mother, my wife, myself It’s nothing beside the love I bear you,Oh, Stalin! Oh, Stalin!What remains of the earth and of the sky!Now that you are dead.(Tố Hữu)
It may seem incredible that such a poem could have been written in Vietnam, which is known for the strength of its family traditions and its feeling for filial piety. Yet this poem occupied a prominent place in a major anthology of contemporary Vietnamese poetry recently published in Hanoi.
Moreover, Le Duan, First Secretary of the Communist Party, said in his political report to the reunified National
Assembly in 1976: “The Vietnamese revolution is to fulfill the internationalist duty and the international obligation,” and to do so, in the words of the 1971 party platform, “under the leadership of the Soviet Union.” The glorification of Soviet life is, in fact, a major goal of Communist Vietnam’s censorship policy.
Immediately after the fall of Saigon, the Government closed all bookshops and theaters. All books published under the former regimes were confiscated or burned. Cultural literature was not exempt, including translations of Jean-Paul Sartre, Albert Camus and Dale Carnegie. Margaret Mitchell’s “Gone With the Wind” was on the list of decadent literature as well. The new regime replaced such books with literature designed to indoctrinate children and adults with the idea that the “Soviet Union is a paradise of the socialist world.”
Another argument made at times by Western apologists has to do with freedom of religion in Vietnam. One article in the new Constitution of Vietnam, adopted this year, declares that “the regime respects the liberty of the believers and also the liberty of the nonbelievers.” In regard to this article, Le Duan has repeatedly proclaimed: “Our present regime is a million times more democratic than any other in the world.” The reality, though, is suggested by an incident involving the desecration of a Buddhist pagoda, in which a nude woman, on orders from the Government, entered the pagoda during a worship service. When Thich Man Giac, a prominent Buddhist leader, protested, the Government used the opportunity to try to discredit the Buddhists as enemies of democracy -specifically, of the freedom to disbelieve. Thich Man Giac, who had served as liaison between the Buddhists and the Communist Government, escaped Vietnam by boat in 1977 and is now living in Los Angeles. All of those who supported the N.L.F. in its struggle should be aware of how they were betrayed and deceived. When Harrison Salisbury of The New York Times visited Hanoi in December 1966, the leaders in Hanoi told him: “The direction of the struggle in the South is by the South and not by the North.”
Pham Van Dong, Prime Minister, said to Salisbury: “No one in the North had this stupid, criminal idea in mind” that the North wanted to annex the South.
Yet in a victory-day celebration speech made on May 19, 1975, Le Duan said, “Our party is the unique and single leader that organized, controlled and governed the entire struggle of the Vietnamese people from the first day of the revolution.” In his political report to the reunified National Assembly in Hanoi on June 26, 1976, Le Duan said: “The strategic task of the revolution in our country in the new stage is to achieve the reunification of our homeland and to take the whole country rapidly, vigorously and steadily to socialism, and Communism.”
In 1976, the Provisional Revolutionary Government formed by the N.L.F. was abolished, and South and North Vietnam were reunified under Commu-nist rule. Today, among 17 members of the Politburo and 134 members of the Central Committee of the Vietnamese Communist Party, not a single one is from the N.L.F. (there are several members who had been North Vietnam Communist Party representatives with the N.L.F.). Even Nguyen Huu Tho, former chairman of the N.L.F., holds only the post of acting President of State, a ceremonial position that involves greeting visitors and participating in festivals. But his position will be abolished under the new Constitution.
Listen to Truong Nhu Tang, 57 years old, a founder of the N.L.F., former Justice Minister of the Provisional Revolutionary Government, more recently one of the boat people. Tang escaped in November 1979 and is now living in Paris. He told reporters of his experience in a news conference in Paris in June 1980. Twelve years earlier, he said, when he had been jailed by the Thieu regime for his Communist activities, his father came to visit. “Why,” he asked Tang, “have you abandoned everything — a good job, a rich family — to join the Communists? Don’t you know that the Communists will betray you and persecute you, and when you finally understand, it will be too late to wake up?” Tang, an intellectual, answered his father: “You would do better to keep quiet and accept the sacrifice of one of your sons for democracy and our country’s independence. …”
After the Tet offensive in 1968, Tang was exchanged for three American colonels who had been prisoners of war held by the Vietcong; then he vanished into the jungle with the N.L.F. He had visited many Communist and third-world countries on behalf of the N.L.F. during the war. Tang said in his news conference: “I was well aware that the N.L.F. was a Communist-dominated national united front and I was naive enough to believe that Ho Chi Minh and his party would place national interests above ideology and would place the interest of the Vietnamese people above the party’s. But the people and I were wrong.”
Truong Nhu Tang told of his own knowledge of the way Communist ruling circles operate: “The Communists are expert in the arts of seduction and will go to any length to woo you over to their side, as long as they don’t control the Government. But once they are in power they suddenly become harsh, ungrateful, cynical and brutal.” Tang summarized current conditions in Vietnam: “The family is divided, society is divided, even the party is divided.”
Looking back now on the Vietnam war, I feel nothing but sorrow for my own naivete in believing that the Communists were revolutionaries worthy of support. In fact, they betrayed the Vietnamese people and deceived progressives throughout the world. The responsibility for the tragedies that have engulfed my compatriots is mine. And now I can only bear witness to this truth so that all former supporters of the Vietcong may share their responsibility with me.
While I was in jail, Mai Chi Tho, a member of the Central Committee of the Communist Party, addressed a selected group of political prisoners. He told us: “Ho Chi Minh may have been an evil man; Nixon may have been a great man. The Americans may have had the just cause; we may not have had the just cause. But we won and the Americans were defeated because we convinced the people that Ho Chi Minh is the great man, that Nixon is a murderer and the Americans are the invaders.” He concluded that “the key factor is how to control people and their opinions. Only Marxism-Leninism can do that. None of you ever see resistance to the Communist regime, so don’t think about it. Forget it. Between you — the bright intellectuals — and me, I tell you the truth.”
And he did tell us the truth. Since 1978, the Vietnamese Communists have occupied Laos, invaded Cambodia and attacked Thailand, while the Soviet Union has invaded Afghanistan. In each of these depredations, the Communists have portrayed themselves, incredibly, as liberators, saviors and bulwarks against foreign aggression. And each time, world opinion has remained relatively quiescent. But in Vietnam, people often remark: “Don’t believe what the Communists say, look instead at what they have done.”
One South Vietnamese Communist, Nguyen Van Tang, who was detained 15 years by the French, eight years by Diem, six years by Thieu, and who is still in jail today, this time in a Communist prison, told me: “In order to understand the Communists, one must first live under a Communist regime.” One rainy evening in Saigon’s Le Van Duyet prison, he told me: “My dream now is not to be released; it is not to see my family. My dream is that I could be back in a French prison 30 years ago.” This is the one wish of a 60-year-old man who has spent his entire adult life in and out of prison fighting for the freedom and the independence of his country. At this moment, he may already have died in his cell or have been executed by the new rulers.
The Vietnamese people wish to achieve the real revolution; they do not want Communism. The measure of popular hatred for the Communists is that thousands of Vietnamese have abandoned their historical attachment to the land.
Under French colonial domination, throughout the long war years, even during the catastrophic famine of 1945 when two million starved to death, Vietnamese simply did not willingly leave their homeland — the land of their ancestors’ graves. The recent outpouring of refugees is a direct result of the terror of the present regime. Listen to another refugee, Nguyen Cong Hoan, former N.L.F. agent and member of the new unified Assembly elected in 1976: “This current regime is the most inhuman and oppressive (Vietnam) has ever known.” Hoan escaped by boat in 1977, after abandoning his position in the Communist Assembly. “The Assembly,” he declared, “is a puppet, the members know only how to say yes, never how to say no.”
Among the boat people who survived, including those who were raped by pirates and those who suffered in the refugee camps, nobody regrets his escape from the present regime. I am confident that the truth about Vietnam will eventually emerge. It is already available to those who wish to know it. As Solzhenitsyn has said, “Truth weighs as heavy as the world.” And Vietnam is a lesson in truth.
Doan Van Toai is currently working on a book about Vietnam called “Neither Peace nor Honor”.
Réf. : Doan Van Toai, “A Lament for Vietnam”, The New York Times, March 29, 1981.
From The New York Times Magazine.
* * *
Thổn thức cho Việt Nam
Đoàn Văn Toại
Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?
Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đã lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.
Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia vào các hoạt động đòi hoà bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.
Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà bình và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang ‒ những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài.
Với tư cách một lãnh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà bình.
Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi.
Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi, “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân hàng).
Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, và đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ, dĩ nhiên.
Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt của các lãnh đạo đảng cộng sản. Tôi đã tranh đấu với họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.
Một ngụ ý bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo uỷ ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi “sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào được đưa ra. Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầmn quyền cộng sản đã bắt giam hàng trăm ngàn người ‒ không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.
Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1 triệu.
Hoàng Hữu Quýnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.
Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!
Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.
Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, một phòng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.
Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay vì chính họ.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà bình của Phật tử tại Sài Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Đại Đức Thiện Minh đã chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu. Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.
Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.
Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản. Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.
Còn có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.Nhưng rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:
‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,Yêu biết mấy, nghe con tập nóiTiếng đầu lòng, con gọi Xít-ta-linÔng Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?Thương cha, thương mẹ, thương chồngThương mình thương một, thương ông thương mười.’(Đời đời nhớ ông – Tố Hữu).
Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.
Hơn thế nữa, Lê Duẩn , Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế”, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuý cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”.
Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.
Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ. Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.
Vậy mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã nói, “Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.
Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.
Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.
Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đình sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.
Sau cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói trong cuộc họp báo. “Tôi đã biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai lầm”.
Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lãnh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt tình hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.
Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới.
Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.
Khi tôi còn trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”. Ông ta đã kết luận, “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”.
Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.
Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn đang nằm tù, đã nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”. Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã nói với tôi, ‘Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành quyết.
Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ. Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học về sự thật.
Felix lược dịch
Nguồn: A Lament for Vietnam, The New York Times, March 29, 1981.
Source : Cao Trao Nhan Ban
- Voir aussi : Bùi Văn Phú, “Ca sĩ Joan Baez nói về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam”, 30/11/1980. (Bui Van Phu Blog)
OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
indomemoires (4 novembre 2012). Đoàn Văn Toại : A Lament for Vietnam – Thổn thức cho Việt Nam [1981]. Mémoires d'Indochine. Consulté le 13 octobre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/q4sk