[ndlr] Fiche biographique du lettré révolutionnaire Nhượng Tống, un des fondateurs du Việt Nam Quốc Dân Đảng (Parti National du Viêt-Nam) assassiné à Hanoi en 1949.
Nhượng Tống (1897 – 1949)
Sáng lập viên Nam Đồng Thư Xã.
Sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tự học Quốc văn và Pháp văn. Học lực rất uyên bác dù không có văn bằng nào cả.
Thân sinh của ông là cụ Hoàng Hồ, gia cảnh rất thanh bạch. Thân phụ là một danh sĩ đời nhà Nguyễn, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã đỗ tú tài và thường đi tuyên truyền, kêu gọi trường kỳ chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của Nhượng Tống sau này. Ông được thụ giáo Hán học đến năm 16 tuổi, và làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Năm 1924, làm trợ bút cho tờ “Thực Nghiệp Dân Báo” ở Hà Nội, lấy bút hiệu Nhượng Tống.
Năm 1929, bị bắt và kết án 10 năm cấm cố, đày ra côn đảo.
Cuối năm 1936, về nguyên quán tiếp tục thụ án.
Trong thời gian này ông viết văn, dịch sách, và làm thầy lang, bán thuốc bắc tại chợ Thành Cách, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Sau khi mãn hạn 5 năm biệt xứ, Nhượng Tống rời chợ Thành Cách về Hà Nội, sinh sống với nghề viết văn và tiếp tục họat động công tác Đảng. Ông là người đầu tiên dịch “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” ra quốc ngữ.
Năm 1948, làm cố vấn chính trị cho Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện. Tiếp tục hành nghề thầy thuốc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1949 nhằm ngày 26 tháng 7 năm Kỷ Sửu, ông bị ám sát, bắn xuyên qua gáy. Kẻ bắn ông tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội, là biệt động nội thành của CS.
Lire la suite : VietQuoc.com
Image “à la une” : l’équipe des éditions Nam Đồng thư xã à Hanoi en 1927.
OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
indomemoires (27 novembre 2015). Kỷ niệm ngày giỗ nhà cách mạng Nhượng Tống (8/11/1949). Mémoires d'Indochine. Consulté le 11 novembre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/q5in