[ndlr] Entretien sur RFI avec le professeur Vũ Quốc Thúc, né en 1920, témoin et acteur de l’histoire de son pays. Plaidoyer pour l’indépendance et la neutralité du Viêt-Nam.
Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” (gồm 2 cuốn “Nhìn lại 100 năm lịch sử” xuất bản năm 2009 và “Đời tôi trải qua các thời biến” xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.
Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển…
Đặc biệt, GS còn là đồng tác giả hai bản phúc trình Stanley-Vũ Quốc Thúc (1961) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968) về tái thiết thời hậu chiến. Ấy là chưa kể rất nhiều sách và bài khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
Sinh năm 1920, tức là năm nay đã 94 tuổi, có thể nói GS Vũ Quốc Thúc là một trong số hiếm hoi các nhân chứng trực tiếp của thời cuộc Việt Nam suốt gần 100 năm qua, từ thời chế độ Pháp thuộc năm 1900 cho đến thời chế độ Cộng sản, cụ thể là đến năm 2000. Toàn bộ 100 năm lịch sử đó đã được Giáo sư tóm gọn trong cuốn đầu của tập hồi ký, qua cái nhìn của người trong cuộc.
Khác với cuốn đầu, gần như thuần túy mang tính biên khảo, cuốn thứ hai mới thật sự là hồi ký Vũ Quốc Thúc, vì trong đó ông trình bày rất nhiều chi tiết về cá nhân, về gia đình, dòng tộc và sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng Giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng không quên đưa vào hồi ký những suy tư, nhưng trăn trở của ông về thời cuộc Việt Nam trước đây và hiện nay.
Ngày 08/12/2014 vừa qua, chúng tôi đã được Giáo sư Nguyễn Thái Sơn dẫn đến nhà riêng của Giáo sư Vũ Quốc Thúc ở Nanterre, nằm không xa khu La Défense, ngoại ô Paris, để phỏng vấn ông nhân dịp cuốn hồi ký được xuất bản bằng tiếng Anh tại Hoa Kỳ. Tuy năm nay đã 94 tuổi, nhưng bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân, lòng yêu nước thương nòi, nỗi lo cho tiền đồ dân tộc hầu như vẫn nguyên vẹn trong con người Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Càng nói giọng của ông càng hùng hồn, lập luận càng khúc chiết, rành mạch, tưởng như Giáo sư vẫn còn đứng trên bục giảng đường đại học năm xưa.
Lire la suite : RFI, 12/12/2014.
OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
indomemoires (18 juin 2015). GS Vũ Quốc Thúc: “Phải chọn con đường vì dân tộc” [RFI]. Mémoires d'Indochine. Consulté le 9 septembre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/q5fw
Il est fait mention du plan Staley-Thuc [Cf. volume 2 des mémoires]. En fait, il s’agit du Pr Eugene Staley, un économiste privé, président du Stanford Research Institute. Le plan Staley-Thuc ne se préoccupait pas comme le plan Lilienthal-Thuc de la reconstruction post-guerre du Viêt Nam. En vérité, il avait des visées beaucoup moins bénéfiques pour la population vietnamienne. Il n’était que l’aspect financier d’un plan beaucoup plus vaste le plan Staley – Maxwell Taylor qui allait mettre en oeuvre ce qu’on va appeler la stratégie des “hameaux stratégiques”, le déplacement et la protection (ou pour les mauvais esprits la déportation et la concentration) de millions de paysans, pour “assécher l’eau de la guérilla”.
En complément de votre commentaire : sur ce sujet précisément, voir le document en ligne intitulé “93. Letter From the Vietnam and United States Special Financial Groups to Presidents Diem and Kennedy” (Saigon, 14 juillet 1961) sur le site du Département d’Etat, rubrique documents historiques (extrait du FRUS, Foreign Relations of the United States) : https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v01/d93