Đồng chí lão thành Trần Gia Đĩnh từ trần

DangKy-VNQDDAvis de décès d’un cadre du Parti National du Viêt-Nam (VNQDD) qui a traversé les turbulences révolutionnaires du XXe siècle. Son destin est typique de ceux qui choisirent à la fois l’anticommunisme, l’anticolonialisme puis l’anti-autoritarisme de Ngô Dinh Diêm à l’instar de Tran Van Tuyen, Nguyen Tien Hy ou de Le Ngoc Chan, autres cadres importants du VNQDD et tous trois signataires du Manifeste du Groupe Caravelle en 1960.

Résumé : Issu d’une famille riche du Nord, spécialisée dans l’exploitation du pétrole, il préparait ses études de médecine lorsqu’il décida de rejoindre les rangs de l’armée du front Quoc Dan Dang (Quoc Dan Quan) pour lutter contre le retour des Français et pour s’opposer aux purges des militants du VNQDD et d’autres partis nationalistes organisées par le Viêt-Minh en 1946. Arrêté cette année là, il dut sa survie à une évasion et parvint à revenir à Hanoi. En 1949, il fut victime d’une tentative d’assassinat à la grenade par un commando Viêt-Minh infiltré mais put en réchapper à moindre frais en perdant néanmoins sa main gauche.

Après avoir été par la suite de nombreuses fois arrêté et maltraité par les Français, il rejoignit Nam Dinh où il poursuivit ses activités politiques au sein du VNQDD et des syndicats ouvriers des usines de tissage jusqu’en 1954 date à laquelle il partit pour le Sud. Il travailla alors avec toutes les factions du VNQDD divisé d’alors, en particulier avec Le Hung chef de la faction Chu Luc mais également avec d’autres dirigeants nationalistes. Cet activisme lui valut d’être arrêté à plusieurs reprises sous le régime de Ngô Dinh Diêm. Réputé pour être proche des populations pauvres du secteur de Cho Quan à Saïgon, quartier où il vivait chichement. Après 1975, il ne fut pas arrêté mais fut souvent interrogé, entraînant des difficultés dans la vie quotidienne, et fut soumis à une surveillance stricte de la Sécurité politique. Décédé à l’âge de 90 ans le 14 février dernier, son enterrement s’est déroulé le 18 février 2014 à Saïgon en présence de centaines d’amis et de fidèles. [d’après Nguyen Cong Luan, ci-dessous]

FG

21-2-2014.-  Tin từ Sài Gòn vừa cho biết lão đồng chí Trần Gia Đĩnh, cán bộ lão thành của VNQDĐ, vừa từ trần vì bạo bệnh ngày 14 tháng 2 năm 2014, hưởng thượng thọ 90 tuổi.

Đồng chí Trần Gia Đĩnh là con trai út của một gia đình triệu phú, kinh doanh ngành dầu hỏa tại Miền Nam Bắc Việt trước năm 1945.  Lúc đó đồng chí đang học dự bị y khoa tại Đại Học Hà Nội. Đồng chí đã thôi học để chiến đấu trong Đoàn Quân Thiết Huyết, chiến đấu chống Thực Dân Pháp vừa trở lại Việt Nam, vừa chống lại cuộc thanh trừng đẫm máu tàn sát VNQDĐ và các đảng phái quốc gia khác của chính quyền Việt Cộng. Đồng chí là một cấp chỉ huy can đảm và xuất sắc của Thiết Huyết Quân (còn gọi là Quốc Dân Quân, tức lực lượng võ trang của VNQDĐ).

Năm 1946, đồng chí bị Việt Cộng bắt giam, sau đó trốn thoát được và về Hà Nội sinh sống và hoạt động. Năm 1949, đồng chí bị đội Ám Sát nội thành của Việt Cộng tấn công trong khi tham dự hội họp với Hội Đồng An Dân của ông Trương Đình Chi của chính quyền lâm thời Bảo Đại ở Hà Nội. Đồng chí đã chụp được quả lựu đạn của Việt Cộng và ném trả lại, cứu thoát 3 người khác trên cùng xe. Nhưng một miểng lựu đạn đã cắt cụt bàn tay trái của đồng chí.

Sau nhiều lần bị Pháp bắt giam và hành hạ, đồng chí trở về Nam Định tiếp tục hoạt động cho đảng và là một thủ lãnh của phong trào lãnh đạo các công đoàn Nhà Máy Sợi và Nhà Máy Tơ cho đến năm 1954 thì di cư vào Nam. Tại Sài Gòn đồng chí sinh hoạt tích cực với các hệ phái Việt Quốc. Đồng chí cùng hoạt động với cố đồng chí Lê Hưng trong hệ phái Chủ Lực nhưng rất thân thiện với các hệ phái vá các lãnh tụ quốc gia khác, được nhiều người trong và ngoài đảng mến phục. Đồng chí sinh sống giản dị được sự ủng hộ của những người lao động nghèo trong khu vực đường Trần Bình Trọng, khu vực Chợ Quán, Sài Gòn. Vì tích cực hoạt động cho đảng, đồng chí bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam nhiều lần. Đồng chí là một nhà tranh đấu cách mạng kiên cường, cương trực được những người Việt Nam yêu nước đánh giá cao và rất tín nhiệm. Đồng chí còn nổi tiếng trong giới dân nghèo. Với một tay phải còn lại, cuốc, xẻng, trục quay, một mình đồng chí đã đào một giếng nước xâu 15 mét trong 20 ngày để cho cả khu xóm có nước sạch phục vụ sinh hoạt miễn phí.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, nhờ sự bảo vệ tích cực của quần chúng, đồng chí không bị bắt giam nhưng bị hạch hỏi, thẩm vấn nhiều lần, gây khó khăn trong sinh hoạt và theo dõi gắt gao về an ninh chính trị.

Lễ an tang đồng chí Trần Gia Đĩnh đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 2014 tại Sài Gòn với hàng trăm thân nhân bạn bè, đông đủ con cháu và hàng xóm tham dự.

Nguyễn Công Luận

Source : Viet Quoc